• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Việt Nam trong con mắt các phóng viên Trung Quốc

    2010-12-01 14:24:47     cri

    "Trước khi sang thăm Việt Nam, tôi xem một bài trên báo "Cuối tuần Miền Nam", đại khái nói về Việt Nam đang cố gắng phát triển kinh tế. Lúc đó tôi không tin là như vậy, nhưng sau khi đến Việt Nam, đã chứng minh nội dung của bài báo này. Tôi còn cảm thấy Việt Nam rất có tiềm năng về mặt du lịch và thương mại. Nhưng trong những ngày ở thăm Việt Nam, tôi cũng thấy được về mặt thiết bị cơ sở, mà nhất là giao thông, quy hoạch đô thị còn tương đối lạc hậu, còn phải cải tiến rất nhiều. Nếu như hai nước Trung – Việt có thể khắc phục được những trở ngại về đầu tư và thương mại, thì tôi cho rằng tiềm năng về mặt đầu tư và thương mại giữa hai nước nhất định sẽ rất lớn, chỉ trong vòng 1-2 năm, kim ngạch thương mại và đầu tư nhất định sẽ có sự thay đổi khiến người ta phải kinh ngạc."

    Các phóng viên nói, đến Việt Nam có một cảm giác rất quen, mà cũng cũng rất lạ, rất quen thuộc ở chỗ: Rất nhiều những di tích của Việt Nam có chữ Hán, và nhân dân hai nước đều có những ngày lễ tết truyền thống, như Trung thu v.v ; Điều xa lạ là văn tự Việt Nam và một số phong tục tập quán của Việt Nam có chút khác với Trung Quốc. Chẳng hạn như, ở Trung Quốc tết Trung thu là ngày đoàn tụ của mọi gia đình; Nhưng ở Việt Nam, tết Trung thu lại là ngày tết của thiếu nhi, bố mẹ phải chuẩn bị quà cho các em. Lại chẳng hạn như, trong ngày tết, Trung Quốc và Việt Nam đều có truyền thống múa sư tử, nhưng ở Trung Quốc múa sư tử chủ yếu là người lớn, còn ở Việt Nam thì chủ yếu là các em thiếu nhi. Về mặt này anh Trần Húc phóng viên nhiếp ảnh của tạp chí "Thám hiểm Khoa học Trung Quốc" có một ấn tượng rất sâu sắc, anh nói:

    "Chúng tôi thấy múa sư tử của Việt Nam không giống của Trung Quốc. Chẳng hạn như, hình dáng sư tử của Việt Nam trông ngộ nghĩnh hơn, sống động hơn, màu sắc của sư tử cũng sặc sỡ hơn; Hơn nữa sư tử chỉ là để cho trẻ chơi.

    Anh Trần Húc nói, sự khác biệt về phong tục tập quán và chữ viết là sự sáng tạo của người Việt Nam, là sự văn minh mà người Việt Nam tự sáng tạo. Còn những điểm giống nhau giữa hai nước Trung – Việt có thể khiến người Trung Quốc tìm thấy một cảm giác rất thân thuộc.

    "Tôi cảm thấy Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm giống nhau, có thể khiến nhiều người Trung Quốc khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, như tìm thấy một người bạn tri kỷ. Vì vậy, đến thăm Việt Nam để thỏa lòng mong muốn.

    Cũng như anh Trần Húc, anh Lưu Huân Biên tập viên kỳ cựu của Tạp chí "Thám hiểm Khoa học Trung Quốc" cũng rất quan tâm sự giao lưu văn hóa lâu đời và mật thiết giữa hai nước.

    "Ở Hà Nội có 4 câu chuyện tôi cảm thấy rất có ý nghĩa, có lẽ tôi sẽ đưa hết vào bài viết của tôi. Thứ nhất là câu chuyện Hoàng Thành, thứ hai là câu chuyện về Văn Miếu và Quốc Tử Giám, thứ ba là câu chuyện về làng gốm, sứ Bát Tràng, thứ tư là câu chuyện về lò luyện võ Vịnh Xuân Quyền, Hà Nội. Bốn câu chuyện này thực ra đều có liên quan đến Trung Quốc, chẳng hạn như Hoàng cung, về mặt kiến trúc, tìm địa điểm đều có liên quan đến Trung Quốc; Thứ hai là Khổng miếu lại càng có quan hệ gần gũi với Trung Quốc; Thứ ba là làng sản xuất đồ gốm, sứ, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Trung Quốc bác thợ cho biết: Thời kỳ đầu làng đã cử người sang Trung Quốc học nghề , rồi về làm, việc này cũng có quan hệ với Trung Quốc, cuối cùng là võ Vịnh Xuân Quyền cũng liên quan đến Trung Quốc. Tôi đang nghĩ văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, và cho đến nay vẫn được nối tiếp. Khi tôi viết bài, có thể sẽ viết từ góc độ này.

    Anh Lưu Huân nói, chuyến thăm Việt Nam lần này thu hoạch rất lớn, không những chụp được nhiều ảnh đẹp và có giá trị, đồng thời phỏng vấn được những nội dung cũng tương đối toàn diện, anh tin chắc rằng anh và đồng nghiệp của anh sẽ biên soạn được một chuyên đề tương đối hay. Anh Huân mong thông qua những cảm xúc và những nội dung mà anh phỏng vấn cùng với những tấm ảnh mà anh Trần Húc chụp, giới thiệu với các độc giả Trung Quốc về các mặt của Việt Nam, để cho các độc giả Trung Quốc thông qua Tạp chí "Thám hiểm Khoa học Trung Quốc" đi sâu tìm hiểu toàn diện về Việt Nam.


    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>