"Em tên là Quan Đào."
"Chào các bạn, tên em là Giang Tuyết Lệ."
"Em tên là Hoàng Miêu Miêu."
"Chào các bạn, mình là Dương Vinh Mệnh."
Vâng, bốn bạn là nhân vật đồng hành của tiết mục hôm nay. Mẫn Linh muốn chia sẻ với các bạn những cảm nhận du học tại Việt Nam của bốn bạn này. Các bạn có biết không? Hàng năm đều có khoảng 15 sinh viên Trung Quốc sang Việt Nam du học theo hiệp định của Chính phủ hai nước với thời gian một năm học. Trong năm học 2008-2009 vừa rồi, Mệnh, Đào, Lệ và Miêu cùng 10 bạn khác đã hoàn thành khóa học tại Trường Đại học Hà Nội theo hiệp định của chính phủ hai nước. Khi trả lời phỏng vấn của Mẫn Linh trước ngày lên đường về nước về cảm nhận du học tại Việt Nam, cụm từ mà Mẫn Linh nghe thấy nhiều nhất là "cảm động", "cảm ơn".
Bạn Miêu nói, "Một năm học ở Trường Đại học Hà Nội, em được rất nhiều thầy cô giáo giúp đỡ."
Đào nói, "Em sống ở đây, cảm thấy Việt Nam rất năng động. Ở đây, em làm quen với nhiều người bạn Việt Nam, các bạn luôn luôn giúp em, em rất cảm ơn các bạn Việt Nam."
Lệ nói, "Trong thời gian 8 tháng học ở Việt Nam, em được rất nhiều người bạn và thầy cô Việt Nam giúp đỡ. Dưới sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn, tiếng Việt của em được nâng cao rất nhiều, tầm nhìn của em được mở rộng, nhân dịp này em rất muốn cảm ơn các thầy cô và các bạn."
Mệnh: "Trong thời gian 8 tháng vừa qua, mình được các thầy cô và các bạn giúp đỡ rất nhiều, làm cho mình cảm thấy rất cảm động."
Như Mẫn Linh vừa nói, Mệnh, Đào, Lệ và Miêu là 4 bạn trong 14 bạn sinh viên hiệp định năm học vừa rồi, trong đó Đào, Lệ và Miêu là bạn học cùng lớp, đều là sinh viên năm thứ ba của Học viện Dân tộc Vân Nam Trung Quốc, còn Mệnh là sinh viên cao học năm thứ hai cùng trường, cho nên tiếng Việt của Mệnh thông thạo hơn so với Đào, Lệ và Miêu.
"Trong 8 tháng vừa qua, mình đã tận dụng thời gian để học tập văn hóa, văn học và tìm hiểu phong tục Việt Nam."
Trong những ngày học tại Hà Nội, ngoài việc học trong trường ra, Mệnh còn tham gia nhiều hoạt động khác để làm phong phú thêm cuộc sống du học của mình, như tham gia chương trình của đài truyền hình địa phương, đoạt giải nhất trong cuộc thi "Nói giỏi tiếng Việt" của Đại học Hà Nội, biểu diễn hát trong chương trình dành cho lưu học sinh các nước đang học tại Hà Nội v.v, có thể nói là một "minh tinh" trong những sinh viên hiệp định của Đại học Hà Nội. So với những từng trải trước đó, kỷ niệm sâu sắc nhất, theo Mệnh là được để lại dấu chân trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam.
"Trong những ngày nghỉ tết, mình đã dành 15 ngày để đi vào miền Nam và miền Trung của Việt Nam, du lịch xuyên Việt, tìm hiểu được nhiều về đất nước và con người Việt Nam."
Mặc dù tiếng Việt của Đào, Lệ và Miêu chưa thông thạo bằng "chị Mệnh" của họ, nhưng so với ngày đầu tiên đến Việt Nam, tiếng Việt của các bạn đã có sự tiến bộ rất rõ rệt.
"Khi mới đến Việt Nam, mỗi lần em đi ra ngoài, nghe người ta nói em chẳng hiểu gì cả, em nói thì người ta cảm thấy rất buồn cười. Em cảm thấy rất xấu hổ vì mình đã học tiếng Việt được hai năm trong nước Trung Quốc, nhưng chẳng hiểu tại sao sang Việt Nam lại không nói được và không hiểu được. Sau đó, em mới nghĩ ra ở Trung Quốc, mình ít có cơ hội nói chuyện với người Việt Nam và không có cơ hội luyện tập khẩu ngữ của mình. Sau khi đến Việt Nam, em làm bạn với người Việt Nam, tập khẩu ngữ và giao tiếp với các bạn Việt Nam. Một năm sau, em có rất nhiều tiến bộ, khả năng về nghe, nói và viết tiếng Việt đều có rất nhiều tiến bộ."
Còn đối với Lệ, sau những ngày du học tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam đã hóa thân trong tâm hồn bạn.
"Trước khi sang Việt Nam, tiếng Việt đối với em chỉ là chuyên ngành thôi, thế nhưng sau khi em học 8 tháng ở Việt Nam, em cảm thấy Việt Nam dần dần trở thành một nơi gắn bó với em. Có một câu rất hay, đó chính là 'khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn', trước giờ phút lên đường về nước em mới hiểu được câu này."
Trước khi về nước, khác với sự bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, Đào nhận được rất nhiều quà từ các bạn Việt Nam. Ngoài ra, bạn còn "thu hoạch" những lời căn dặn chân thành của thầy cô và kỷ niệm về sự tận tình giúp đỡ của các bạn Việt Nam.
"Hai hôm trước chúng em có đi thăm nhà thầy. Thầy nói với em, sau khi em về nước, em không được bỏ tiếng Việt. Nghe thầy nói như vậy em rất cảm động. Sau khi về nước, em sẽ cố gắng và chăm chỉ học tiếng Việt. Ngoài ra, em còn quen được một bạn. Bạn ấy học xong còn phải đi dạy thêm, nhưng em thường xuyên rủ bạn ấy nói chuyện, mặc dù bạn ấy rất mệt, nhưng bạn ấy vẫn sẵn sàng nói chuyện với em, em rất cảm ơn bạn ấy."
Hiện nay, Mệnh, Đào, Lệ và Miêu cùng với 10 bạn sinh viên hiệp định khác đã trở về mái trường Trung Quốc, tiếp tục phấn đấu cho tương lai của mình, "phố Trung Quốc" nằm trong Đại học Hà Nội vẫn tấp nập như mọi ngày, tháng 10 này, các nhà hàng bán cơm phần Trung Quốc trên con "phố" này sẽ chào đón những sinh viên hiệp định đợt mới, như vậy, thông qua các đợt lưu học sinh Trung Quốc và Việt Nam, người dân hai nước sẽ càng ngày càng hiểu nhau hơn. Như bốn bạn này đã từng nói với Mẫn Linh, các bạn yêu đất nước của mình, cũng yêu đất nước và con người Việt Nam, một đất nước từng để lại rất nhiều kỷ niệm tốt đẹp trong tâm hồn các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |