Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam với trụ sở nằm ở đường Nguyễn Du, một trong những phố đẹp nhất Hà Nội, là một trong hơn 30 hãng phim đang sản xuất những "tác phẩm tinh thần" cho hơn 80 triệu dân Việt Nam. Những người dân tấp nập đi qua số 65, đường Nguyễn Du chắc không ngờ những bộ phim nổi tiếng như "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công", "Hà Nội, Hà Nội" v.v. lại được sản xuất trong tòa lầu trông có vẻ cũ kỹ và đang sửa sang này. Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam là hãng phim Việt Nam có sự hợp tác toàn diện và sâu sắc với Trung Quốc, chính hai bộ phim được đề cập vừa rồi là kết quả của sự hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mẫn Linh phóng viên đài chúng tôi gần đây đã phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hưng, Tổng Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam.
Giới thiệu với phóng viên về sự hợp tác giữa hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam với Trung Quốc, Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Hưng cho biết: "Lịch sử về sự hợp tác giữa hai bên thì rất dài, bởi vì giám đốc trước đây của chúng tôi là Hà Phạm Phú, ông học tập tại Trung Quốc và nói tiếng Trung Quốc rất giỏi. Năm 1998 hay 1999 ông lần đầu tiên làm bộ phim "Bác Hồ tại Vân Nam". Trong quá trình làm phim, ông có rất nhiều bạn bè tại Trung Quốc và cùng ông bàn bạc vấn đề hợp tác. Cũng rất may là nhà nước Việt Nam cũng khuyến khích hợp tác, nên ông Phú đã cùng với đối tác Trung Quốc làm bộ phim đầu tiên nói về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Vì sự hợp tác thành công đó, nên ông Phú làm tiếp bộ phim thứ hai là "Hà Nội, Hà Nội". Tuy nay ông đã về hưu, nhưng vẫn tiếp tục làm tác giả kịch bản của bộ phim chúng tôi vừa làm tiền kỳ xong. Khi hợp tác làm hai phim này thì hai bên cùng bỏ vốn, mỗi bên đều có một đạo diễn và 1 người quay phim và 1 thiết kế mỹ thuật. Còn diễn viên thì nếu nhân vật người Trung Quốc thì diễn viên Trung Quốc đóng, còn nếu là Việt Nam thì diễn viên Việt Nam đóng, tôi thấy cách hợp tác như thế là rất tốt, như vậy hai bên có thể bổ xung cho nhau, như phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công" thì hầu hết quay ở Trung Quốc, còn phim "Hà Nội, Hà Nội" thì hầu hết quay ở Việt Nam.
Về kỹ thuật thì phía Trung Quốc có kỹ thuật cao, có thể bổ xung cho nhau, đối với Việt Nam thì đây là lần đầu tiên tiếp xúc với một nền điện ảnh có trình độ cao hơn, nên phía Việt Nam có thể học tập của Trung Quốc rất nhiều. Còn riêng bộ phim chúng tôi đang làm là phim "Vượt qua bến Thượng Hải", thì chỉ có đạo diễn là đồng đạo diễn, còn một số khâu làm phim chính thì Trung Quốc làm dịch vụ, chúng tôi thuê toàn bộ, còn diễn viên thì chúng tôi vẫn theo phương thức như hai phim trước. Tôi cho rằng cách làm phim này đối với chúng tôi là hợp lý nhất, cho nên thời gian tới chúng tôi sẽ chọn một phương án tối ưu, tức là rút kinh nghiệm từ những phim này để làm những phim tốt hơn.
Trả lời phóng viên về những bộ phim hợp tác với Trung Quốc đã được đáng giá như thế nào trong ngành điện ảnh của Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Hưng cho biết:
"Phim Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Công được đánh giá rất cao, trong liên hoan phim của Cục Điện ảnh đã được giải "Bông Sen" đặc biệt, hiện nay cũng được đánh giá là bộ phim về Bác Hồ được nhà nước tài trợ thành công nhất, được chiếu nhiều lần và hiện nay mỗi lần Quốc khánh lại mang ra chiếu. Còn phim "Hà Nội, Hà Nội" cũng là phim được hai giải cao nhất của liên hoan phim Việt Nam."
Về chính sách của nhà nước Trung Quốc đối với hãng phim nước ngoài đến Trung Quốc làm phim, ông Nguyễn Xuân Hưng cho biết: "Chúng tôi đến Trung Quốc làm phim thì thấy cũng bình đẳng như những người làm phim của Trung Quốc, không có yếu tố gì khác, và anh em hợp tác rất vui vẻ."
Trả lời phóng viên về sự phát triển của ngành điện ảnh Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Hưng cho biết: "Tôi thấy rằng ngành điện ảnh Trung Quốc hiện nay phát triển rất đúng hướng, tỉnh nào cũng có trường quay và cách làm phim của Trung Quốc rất chuyên nghiệp, đây cũng là một hình mẫu mà Việt Nam phải học tập, những bước Trung Quốc đã đi thì Việt Nam có lẽ cũng sẽ đi. Như mấy chục năm trước Trung Quốc muốn quay phim cổ trang thì phải sang Hồng Công, nhưng hiện nay khi làm phim ở Hoành Điếm thì tôi thấy có rất nhiều đoàn phim của Hồng Công đang làm ở Hoành Điếm, cũng có một số đoàn phim của Việt Nam thuê một số bối cảnh ở Hoành Điếm.
Tôi thấy ở Trung Quốc hầu như nhà nước không rót tiền cho một bộ phim nào cả, tôi nghĩ đây là cách làm tốt theo cơ chế thị trường.
Cuối cùng ông Nguyễn Xuân Hưng đã giới thiệu tỉ mỷ về bộ phim "Vượt qua bến Thượng Hải", mà hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam đã làm xong tiền kỳ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |