Ông Đức Sinh nói: "Tôi sinh ra ở Trung Quốc, nhưng từ nhỏ đã cùng cha mẹ sang sinh sống tại Hà Nội, hiện định cư ở Pháp.
Tôi học mẫu giáo, rồi tiểu học, trung học ở Hà Nội, cho đến nay những hình ảnh của thời niên thiếu vẫn in sâu trong ký ức tôi, mà nhất là các thầy cô giáo, các bạn học, hàng xóm láng giềng, trong có cả người Hoa và người Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
Cũng như mọi người, sau khi tốt nghiệp Trung học, tôi thi lên đại học, rồi đi tìm việc làm.
Lúc đó do Việt Nam đang có chiến tranh và sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam tương đối nhiều, nên tôi được Bộ Văn hóa Việt Nam cử đi làm phiên dịch cho các đoàn về văn học và đoàn phóng viên thời sự về chiến tranh của Việt Nam, ghi lại những sự tích anh hùng của quân đội và nhân dân Việt Nam cũng như sự giúp đỡ của phía Trung Quốc đối với Việt Nam.
Lúc đó tôi chủ yếu là phiên dịch cho ông Chu Cảnh Hoà, phóng viên nhiếp ảnh nổi tiếng của Trung Quốc, được cử sang quay những phim thời sự của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Thông qua ống kính giới thiệu kịp thời với nhân dân Trung Quốc và thế giới những sự tích anh hùng của quân và dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ.
Trong thời gian đó đoàn phóng viên Trung Quốc đã bất chấp bom đạn và gian khổ đi khắp các khu quân sự và phi quân sự ở miền bắc, miền trung, đến tận Vĩnh Linh.
Một khi đoàn có kế hoạch đi, thì Bộ Văn hóa Việt Nam điều một chiếc xe Gíp, có lái xe, có phiên dịch và một người sắp xếp sinh hoạt và bố trí công tác. Vì là đoàn phóng viên quay phim thời sự, nên phải đến những nơi chiến tranh ác liệt nhất, đoàn chúng tôi tương đối may mắn chỉ bị máy bay Mỹ rà theo và thả pháo sáng, còn theo tôi biết thì có nhiều đoàn phóng viên nước ngoài đi đến đâu cũng bị bắn đuổi theo. Lúc đó tôi còn rất trẻ và lần đầu tiên ra chiến trường nghe tiếng máy bay sát bên tai và tiếng rốc két, nên không khỏi sợ hãi, còn đồng chí Chu Cảnh Hoà xuất thân là quân nhân và đã từng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên nên đồng chí tỏ ra rất bình tĩnh.
Ngoài làm phiên dịch chuyên trách cho đoàn phóng viên Trung Quốc, những lúc đoàn nghỉ lại Hà Nội, Bộ Văn hóa Việt Nam lại cử tôi đi làm phiên dịch cho các đoàn văn hóa, nghệ thuật khác của Trung Quốc, và tôi đã vinh dự được làm phiên dịch cho ông Ba Kim và bà Hàm Tử nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc sang Việt nam ghi lại những sự tích anh hùng của quân đội và nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Tôi thấy rằng, bất kể là quay phim thời sự, hay những tác phẩm văn học đều phản ánh tinh thần quật cường chống đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân Việt Nam, để không những chỉ cho nhân dân Trung Quốc, mà để cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới hiểu rõ được tinh thần chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam và những tang tóc mà đế Quốc Mỹ gây nên cho nhân dân Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |