La Thành: Và còn một số nguyên nhân khác. Ví dụ như, trong hoàn cảnh học phí đại học ngày càng đắt đỏ, không ít gia đình cho rằng, so với việc cho con học đại học làm liên lụy cả gia đình "phá sản" thì thà để con trẻ sớm bước vào cuộc sống. Ngoài ra, ngày càng nhiều người lựa chọn không tham gia thi đại học trong nước, mà ra nước ngoài du học.
Bích Ngọc: Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trung Quốc tại Âu-Mỹ Vương Huy Diệu cho biết, sinh viên đại học tăng mạnh chưa chắc đã là nguyên nhân gây ra tình trạng sinh viên khó tìm việc làm. Anh phân tích cho thấy:
"Tỷ lệ sinh viên đại học trong số dân tìm việc làm tại Trung Quốc không phải là cao nhất thế giới, sinh viên Trung Quốc chỉ chiếm 8 hoặc 9% dân số, trong khi đó, tại các nước phát triển, tỷ lệ này cao nhất lên tới 50%. Sinh viên Trung Quốc không phải là đông nhất, nhưng tại sao chúng ta xuất hiện tình trạng sinh viên khó tìm việc làm, mất cân bằng trong tìm việc? Tôi cho rằng có vấn đề trong kết cấu. Ví như ngành sản xuất thứ 3, ngành dịch vụ, ngành sáng tạo chưa phát triển."
La Thành: Hiện nay, đại chúng hóa giáo dục đại học đã trở thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc. Đến năm 2020, tỷ lệ vào đại học của Trung Quốc, tức là số sinh viên trong độ tuổi đại học có mặt tại trường, sẽ lên tới 40%. Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục Trung ương Trình Phương Bình nói:
"Thúc đẩy đại chúng hóa cần có sự phối hợp về mặt thị trường, nhân sự, kinh tế. Như vậy, mọi người mới càng chủ động lựa chọn trong việc vào đại học hay tìm việc làm, chứ không phải là chỉ mơ một giấc mơ đại học hay giấc mơ việc làm mù quáng."
Bích Ngọc: Các bạn thính giả thân mến, mặc dù bây giờ lựa chọn vào đại học đã phong phú hơn nhiều, không như ngày trước, chỉ có một con đường duy nhất, nhưng đối với tuyệt đại đa số mọi người, kỳ thi đại học vẫn là một vầng trăng sáng khiến ai cũng ao ước.
La Thành: Đúng vậy đó. Sau đây, La Thành sẽ kể cho các bạn một câu chuyện hết sức thú vị. Trong số 9 triệu 570 nghìn thí sinh dự thi đại học năm nay, có một thí sinh 43 tuổi, anh là Lương Thực, một triệu phú từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là lần thứ 14 anh tham gia thi đại học.
Bích Ngọc: Lương Thực nói, kể từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1983, anh đã phấn đấu vì ước mơ vào đại học trong suốt 27 năm. Mục tiêu năm nay của anh là khoa Toán trường Đại học Tứ Xuyên. "Nếu năm nay vẫn không thi đỗ, năm tới anh sẽ tiếp tục dự thi cùng con trai."
La Thành: Lương Thực còn nói, kết quả học tập thời phổ thông trung học không phải là tốt, nhưng nguyện vọng được vào đại học vô cùng mãnh liệt. "Cả 5 anh chị em nhà tôi đều không ai vào đại học, là con thứ 4, tôi sẽ dốc hết sức, nhất định phải thi đỗ đại học, nhất định phải thực hiện được ước mơ này."
Bích Ngọc: Lương Thực quả là người bền chí, không nản lòng trước khó khăn, thảo nào anh có thành tích trong sự nghiệp như vậy.
La Thành: Đúng đó Bích Ngọc. Chúng ta cũng chúc anh thành công trong kỳ thi đại học năm nay.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |