ke chuyen Tap Can Binh
|
Sự ủng hộ và phản đối của đông đảo người dân là vấn đề mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình luôn day dứt. Tổng Bí thư lấy thành quả nghiên cứu của ông Fairbank làm dẫn chứng, trình bày gợi ý lịch sử về thắng lợi của cách mạng Trung Quốc được quyết định bởi sự ủng hộ và phản đối của nhân dân. Ông Fairbank là ai? Mời các bạn cùng theo dõi chương trình hôm nay.
Trong bài "Nguyên tắc cơ bản của cán bộ – liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân" trích từ cuốn "Thoát nghèo" do Nhà xuất bản Nhân dân Phúc Kiến xuất bản năm 1992 viết:
"Giáo sư Đại học Ha-vớt, Mỹ Phí Chính Thanh (tên tiếng Anh là John King Fairbank) trong cuốn "Cách mạng Trung Quốc vĩ đại" của ông từng đề ra câu hỏi như sau: "Niềm hy vọng của Trung Quốc năm 1928 hầu như gửi gắm ở Quốc Dân đảng, tại sao 20 năm sau, tình hình lại đảo ngược"? Trả lời của ông là: "Lãnh đạo của Quốc Dân đảng lỗi thời rồi", "vì vậy, đánh mất lòng dân"; trong khi Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc "đều hết sức hăng hái và trung thành với sự nghiệp, đồng thời xung phong làm người đi trước đón đầu, 'cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí', phấn đấu vì một dân tộc vĩ đại". Là học giả giai cấp tư sản, thật hiếm thấy ông đã ghi nhận vấn đề mong muốn của lòng dân, đây quả thật đã nói rõ nguyên nhân căn bản cho thắng lợi của cuộc cách mạng Trung Quốc – Đảng Cộng sản Trung Quốc và đông đảo quần chúng nhân dân tồn tại mối liên hệ máu thịt".
Ông Fairbank, Giáo sư chung thân của Đại học Ha-vớt, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ, được mọi người tôn vinh là "người am hiểu Trung Quốc nhất". Trong cuốn tự truyện, ông thẳng thắn viết rằng, ông "luôn dốc sức tìm hiểu Trung Quốc trong 50 năm qua". Thập niên 30 của thế kỷ 20, ông Fairbank từng đến Trung Quốc dạy học tại Đại học Thanh Hoa, làm quen với vợ chồng Lương Tư Thành và Lâm Huy Nhân. Tên tiếng Trung Phí Chính Thanh chính là do ông Lương Tư Thành đặt cho. Cuốn "Cách mạng Trung Quốc vĩ đại" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông Fairbank, giới thiệu tình thế chính trị và biến đổi xã hội của Trung Quốc trong suốt 185 năm, từ năm 1800 đến năm 1985.
Quốc Dân đảng vì sao thất bại ở Trung Quốc đại lục, Đảng Cộng sản vì sao giành được thắng lợi, đây là một vấn đề gây tranh cãi trong giới sử học trong và ngoài nước, cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ trong sự phát triển của Trung Quốc hiện đại. Ngay từ năm 1946, phóng viên tuần san "Thời đại" thường trú tại Trung Quốc Theodore Harold White và Annalee Jacoby đã xuất bản cuốn "Sấm từ Trung Quốc" (Thunder Out of China), giới thiệu một cách khách quan và toàn diện với công chúng Mỹ tệ nạn tham nhũng trong Chính quyền Quốc Dân đảng Trung Quốc. Trong bài bình luận sách, ông Fairbank viết, cuốn "Sấm từ Trung Quốc" "thực sự đã mở nắp ra", ông mạnh dạn dự báo về cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản, cho rằng đường lối quần chúng khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể đi sâu vào nông thôn, huy động quần chúng, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Khác với các quan chức chính phủ cấp cao Mỹ có thói quen nhìn nhận vấn đề Trung Quốc xuất phát từ ý thức hệ, dựa trên sự quan sát sâu sắc và rõ ràng, ông Fairbank am hiểu lịch sử Trung Quốc chỉ rõ, chỉ có lòng dân mới là mấu chốt quyết định sự sống còn của chính quyền. Ông đã ghi những quan sát và phán đoán này vào cuốn "Cách mạng Trung Quốc vĩ đại". Không phải ngẫu nhiên mà học giả Mỹ Lioyd E.Eastman trong cuốn "Hạt giống hủy diệt: Trung Quốc Quốc Dân đảng trong chiến tranh và cách mạng (1937-1949)" (The Nationalist Era in China, 1937-1949) cũng nêu rõ, sự thất bại của Quốc Dân đảng không phải vì thiếu "sự viện trợ từ Mỹ", mà là do tệ nạn và chia rẽ trong nội bộ, chẳng hạn như tham nhũng, vô tài và vô kỷ luật, vì vậy đánh mất lòng dân, để mất chính quyền.
Cuốn "Thoát nghèo" đã tổng hợp một số bài phát biểu và bài viết của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong thời gian làm việc tại Ninh Đức từ năm 1988 đến năm 1990, mặc dù chỉ có 120 nghìn từ, nhưng lại có thể cho thấy những suy nghĩ của Tổng Bí thư trong rất nhiều vấn đề quan trọng như xây dựng liêm chính, đường lối quần chúng, cùng làm giàu, v.v., cho thấy sự nắm bắt sắc bén của Tổng Bí thư đối với sức mạnh của quần chúng nhân dân. "Trên con đường tiến lên của nước ta có rất nhiều khó khăn và vấn đề, rốt cuộc cần giải quyết vấn đề từ đâu, khắc phục khó khăn bằng cái gì? Có thể đưa ra ý tưởng và phương pháp khác nhau từ góc độ khác nhau. Nhưng một điều căn bản là cần huy động quần chúng, dựa vào quần chúng". Phán đoán quan trọng này của Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến nay vẫn rất có giá trị.
Sự ủng hộ và phản đối của đông đảo người dân là vấn đề mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn day dứt. "Nhất thiết phải nhớ cụm từ 'nhân dân' đằng sau cụm từ 'chính quyền'". "Luôn đồng lòng với nhân dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân, đoàn kết phấn đấu với nhân dân". "Yêu quý bà con như yêu quý cha mẹ của mình". Trong thời kỳ và trường hợp khác nhau, Tổng Bí thư đã bày tỏ tình cảm sâu đậm với nhân dân và sự hiểu biết sâu sắc đối với quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân bằng lời nói chất phác. Tổng Bí thư lấy thành quả nghiên cứu của ông Fairbank làm dẫn chứng phụ, trình bày sự gợi ý lịch sử về thắng lợi của cách mạng Trung Quốc được quyết định bởi sự ủng hộ và phản đối của nhân dân, lấy đó để cảnh giới các cán bộ đảng viên không quên ước nguyện ban đầu là vì nhân dân, luôn duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |