ke chuyen Tap Can Minh 2018-08-01
|
Đường lối quần chúng là đường lối công tác căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng dẫn câu chuyện "Tam Bất Khi", tức ba không lừa dối để nêu bật tầm quan trọng của việc làm tốt công tác quần chúng. Chương trình hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu câu chuyện "Tam Bất Khi".
Trong bài phát biểu tại buổi tọa đàm với các cán bộ cơ sở thành phố Thụy An ngày 26/12/2004, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:
"Câu chuyện Tây Môn Báo quản lý huyện Nghiệp được ghi trong cuốn "Sử Ký" là câu chuyện được mọi người biết đến. Câu chuyện này kể rằng, "Tử Sản Trị Nghiệp, Dân Bất Năng Khi; Tử Tiện Trị Đơn Phụ, Dân Bất Nhẫn Khi; Tôn Môn Báo Trị Nghiệp, Dân Bất Cảm Khi". Tử Sản là người thời Xuân Thu, người quản lý nước Trịnh, rất tinh mắt, người dân không có khả năng lừa dối ông. Tử Tiện là học trò của Khổng Tử, người làm quan coi trọng giáo hóa, thân bất hạ đường, minh cầm nhi trị, người dân được cảm hóa, không nỡ lòng lừa dối người. Tây Môn Báo là người nước Ngụy thời Chiến Quốc, là người tài nhưng trông có vẻ ngơ ngếch, không đứng ở bên đối lập với người dân, loại bỏ thói xấu "cưới vợ cho Hà Bá" một cách thuận lợi, dẫn dắt người dân xây dựng thủy lợi, quản trị thời loạn bằng pháp luật nghiêm ngặt, người dân không dám lừa dối. Những lý lẽ này rất có lợi cho chúng ta tăng cường sự hiểu biết về quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, cần thấu hiểu tốt".
Dân "không lừa dối" tức "dân phục", do thời đại và nhận thức có hạn, các quan lại thời xưa lấy việc làm nhân dân tuân theo là mục tiêu điều hành quốc gia. Cuốn "Sử Ký" ghi chép rằng: "Tử Sản Trị Trịnh, Dân Bất Năng Khi; Tử Tiện Trị Đơn Phụ, Dân Bất Nhẫn Khi; Tây Môn Báo Trị Nghiệp, Dân Bất Cảm Khi". Ba thí dụ và ba chính sách quản lý, một thí dụ về đích thân làm, một thí dụ về tìm kiếm người tài đức để hỗ trợ mình, một thí dụ về uy nghiêm loại bỏ tật xấu, mặc dù phong cách và quan điểm quản lý công việc nhà nước khác nhau rất lớn, nhưng đều giành được hiệu quả "dân phục".
Tử Sản là nhà chính trị nổi tiếng của nước Trịnh thời Xuân Thu, ông cho phép người dân bàn luận việc nước, đồng thời sẵn sàng tiếp nhận ý kiến bổ ích. Nhưng lại cưỡng chế thúc đẩy cuộc cải cách mà ông tự cho là có lợi cho đất nước bất chấp sự phản đối của dư luận. Ông khắc luật hình sự trên đỉnh, công bố thành văn bản, tích cực thúc đẩy các biện pháp cải cách kinh tế, quản lý mọi việc, bất kể là việc lớn hay việc nhỏ, quản lý nước Trịnh thành nước mà "người dân không cần đóng cửa ban đêm, không nhặt đồ mà người khác bỏ nơi", người dân không được lừa dối.
Tử Tiện là người nước Lỗ cuối thời Xuân Thu, là một trong "Thất thập nhị Hiền" (72 đệ tử tài giỏi của Khổng Tử). Khi quản lý huyện Thiền Phụ, hàng ngày, ông lấy chơi đàn làm niềm vui thú, ung dung tự tại, rất ít ra công đường, nhưng lại quản lý rất tốt Thiền Phụ. Chính sách quản lý của ông là "Cung Đôn Hậu, Minh Thân Thân, Thượng Đốc Kính, Thi Chí Nhân, Gia Khẩn Thành, Trí Trung Tín", coi trọng tuyển dụng người hiền đức và tài giỏi ở địa phương, thi hành chính sách nhân từ với tâm lý cảm thông, khiến người dân "không nhẫn tâm lừa dối", thực hiện "Minh Cầm Nhi Trị" (giáo hóa nhân dân bằng nghi lễ và âm nhạc).
Tây Môn Báo là người nước Ngụy thời Chiến quốc. Khi làm quan huyện huyện Nghiệp, qua điều tra, ông phát hiện quan lại ở cơ sở câu kết với bà đồng, ông đồng, lừa tiền người dân với cớ "cưới vợ cho Hà Bá". Khi Hà Bá cưới vợ, Tây Môn Báo mượn cớ phải báo cáo với Hà Bá, đẩy bà đồng và ông đồng cũng như quan lại địa phương xuống sông, phá vỡ thói xấu này. Về sau, dẫn dắt người dân xây dựng công trình thủy lợi, đào 12 kênh mương, dẫn nước sông Chương tưới ruộng; ngoài ra, còn ban hành luật lệnh, cấm phép phù thủy, quản lý tình trạng loạn lạc bằng luật pháp nghiêm ngặt, người dân không dám lừa dối ông.
Trong con mắt của các thế hệ sau, Tử Sản là gương mẫu về đích thân làm mọi việc, Tử Tiện là gương mẫu về bổ nhiệm và phân công, Trong khi Tây Môn Báo tiêu biểu cho phong cách quản lý nghiêm ngặt.
Làm tốt công tác quần chúng, thái độ và tình cảm là nền tảng, mấu chốt là phương thức và phương pháp. Phương pháp không đúng thì việc tốt có thể thành việc xấu. Tổng Bí thư Tập Cận Bình dẫn câu chuyện "Tam Bất Khi" chính là để nói rõ tầm quan trọng của phương thức và phương pháp trong việc thực hiện tốt công tác quần chúng. Gợi ý từ "không thể lừa dối" là việc gì cũng phải tự tay làm, tinh mắt, nêu bật tối đa sự công khai, minh bạch, công bằng và chính nghĩa. Gợi ý từ "không nhẫn tâm lừa dối" là ở trọng dụng người tài và hiền đức, giáo hóa rộng rãi, khích lệ bằng hiệu quả thực tế, làm cảm động người dân bằng lòng chân thành, cổ vũ người dân bằng giá trị cao cả. Câu chuyện "không dám lừa dối" cho chúng ta biết rằng, hình thức pháp trị và tác phong quyết liệt là đơn thuốc tốt uốn nắn tật xấu ngoan cố trong xã hội, quản lý thời loạn bằng luật pháp nghiêm ngặt, hành pháp mạnh mẽ mới có thể loại bỏ tệ nạn tham nhũng, gian lận, thiên hạ bình yên.
Hồi còn trẻ, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã rất giỏi làm công tác quần chúng. Khi đảm nhiệm Bí thư địa khu Ninh Đức, Tổng Bí thư Tập Cận Bình để lại dấu chân tại tất cả các thôn làng, đáp ô tô và đi bộ mấy tiếng đồng hồ đến vùng núi xa xôi nhất thị sát, không chỉ hỏi han, mà còn sờ chăn bông, mở nắp nồi, tìm hiểu cuộc sống chân thực của người dân, như vậy là "không thể lừa dối". Khi làm việc tại nông thôn miền Bắc tỉnh Thiểm Tây, làm ruộng, gánh than, xây đập, gánh phân..., làm mọi công việc, trải qua mọi nỗi khổ, xây đập phù sa, thành lập hợp tác xã ngành thép, xây bể khí Bi-ô-ga, thân thiện với người dân, Tổng Bí thư cổ gắng làm tốt nhất những việc mang lại lợi ích cho người dân, trong con mắt của bà con dân làng, Tổng Bí thư là một "bạn trẻ xuất sắc cần cù chịu khó", "Bí thư tốt của người dân nghèo khó", như vậy là "không nhẫn tâm lừa dối". Trong thời gian làm việc tại huyện Chính Định, rà soát nghiêm ngặt tài vụ của nông thôn, tấn công nghiêm khắc các tội phạm kinh tế; tại thành phố Phúc Châu, dẫn dắt lãnh đạo thành phố và các quận tiếp đón 700 quần chúng khiếu nại trong hai ngày, giải quyết tại chỗ và xác định thời gian giải quyết gần 200 thắc mắc của người dân; khi đảm nhiệm lãnh đạo tỉnh Chiết Giang, nêu bật trọng điểm công tác phòng chống ô nhiễm, bảo đảm an toàn môi trường, như vậy là "không dám lừa dối".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |