Ke chuyen Tap Can Binh 2018-07-18
|
Những việc yêu cầu người khác làm được thì mình trước tiên phải làm được, yêu cầu người khác không làm thì mình kiên quyết không làm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chính là người dốc sức thực hiện quan điểm này ngay từ thời thanh niên. Khi đảm nhiệm lãnh đạo của tỉnh Chiết Giang, Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đã kể hai câu chuyện chính diện và phản diện, trình bày vai trò gương mẫu "Thượng Hành Hạ Hiệu" của người cầm quyền.
Trong bài "Sở thích cuộc sống không phải chuyện nhỏ" trích từ cuốn "Chi Giang Tân Ngữ" do Nhà xuất bản Nhân dân Chiết Giang xuất bản năm 2007 viết:
"Phong Thành Vu Thượng, Tục Hình Vu Hạ (Sở thích và kiêng kỵ của giai cấp thống trị là sức mạnh thúc đẩy phong trào xã hội, sở thích và kiêng kỵ của người dân ở cơ sở là nền tảng hình thành các phong tục dân gian). Tác phong và sở thích trong cuộc sống của các cán bộ lãnh đạo, không những liên quan đến phẩm chất, đạo đức, hành vi và hình ảnh của họ, mà còn liên quan đến uy tín và hình ảnh của Đảng trong quần chúng, phát huy chức năng gương mẫu "Thượng Hành Hạ Hiệu" (Người ở trên làm như thế nào thì người ở dưới làm như thế ấy) trong hình thành nếp sống xã hội và vun đắp sở thích cuộc sống của đông đảo người dân. Có nhiều chuyện chính sử bỏ sót, trong đó có hai câu chuyện nhỏ đến nay vẫn mang ý nghĩa cảnh tỉnh mạnh mẽ. Một câu chuyện được ghi chép trong cuốn "Tống Nhân Dật Sự Hối Biên" (Tổng hợp các câu chuyện lịch sử ít ai biết đến của người Nhà Tống): Tiền Xúc Tiến Bảo Tê Đới, Thái Tổ viết: "Trẫm Hữu Tam Điều Đới, Dữ Thử Bất Đồng". Xúc thỉnh tuyên thị, thượng tiếu viết: "Biện Hà Nhất Điếu, Huệ Dân Hà Nhật Điếu, Ngũ Trượng Hà Nhất Điếu". Xúc Đại Tàm Phục (Tiền Xúc hiến dâng một đai lưng quý báu cho Tống Thái Tổ, xem xong, Tống Thái Tổ nói rằng ông có ba đai lưng, nhưng lại khác với đai lưng này. Tiền Xúc hết sức hiếu kỳ, bèn hỏi tiếp, Thái Tổ giải thích, ba đai lưng này lần lượt là sông Biện, sông Huệ Dân và sông Ngũ Trượng. Nghe xong, Tiền Xúc hết sức hối hận, không còn làm như vậy nữa). Câu chuyện khác được ghi trong cuốn "Nam Thôn Chuyết Canh Lục•Triều Túc": Lý Hậu Chủ Tần Phi Dao Nương Tiêm Lệ Thiện Vũ, Hậu Chủ Lệnh Dao Nương Dĩ Bạch Nhiễu Cước, Tố Miệt Vũ Vân Trung, Hồi Triền Hữu Lăng Vân Chi Thái. "Do Thị Nhân Giai Hiệu Chi, Dĩ Tiềm Cung Vi Diệu, Dĩ Bất Vi Giả Vi Xỉ Giã" (Vương phi được cưng chiều của Vua Lý Hậu Chủ thời Nam Đường Dao Nương rất giỏi về múa, Hậu chủ ra lệnh cô bó chân bằng vải tơ lụa, uyển chuyển, duyên dáng với từng điệu múa của mình và những gót chân quấn lụa lướt trên sàn như chốn bồng lai tiên cảnh, thế là người dân đều bắt chước, lấy bó chân làm đẹp, không bó làm xấu hổ). Hai câu chuyện này, một chính diện và một phản diện, nói lên thái độ mà lãnh đạo thể hiện trong các chi tiết cuộc sống đều không phải chuyện nhỏ".
Thượng hành chi hạ hiệu chi là biện pháp quan trọng uốn nắn tác phong và quản lý đất nước từ xưa đến nay. Cổ nhân nói: "Bất Cung Bất Thân, Thứ Dân Bất Tín" (Không đích thân làm thì không thể lấy được lòng người dân). Trong "Luận Ngữ" có câu: "Chính giả, Chính Giả. Tử Soái Dĩ Chính, Thục Cảm Bất Chính?" (Cái gọi là chính trị có nghĩa là chính trực. Người làm quan noi gương hành động chính trực, ai dám không chính trực?) Cuốn "Mạnh Tử" cũng viết: "Thượng Hữu Hảo Giả, Hạ Tất Hữu Thậm Yên Giả Hĩ. 'Quân Tử Chi Đức, Phong Giã; Tiêu Nhân Chi Đức, Thảo Giã. Thảo Thượng Chi Phong, Tất Yển' " (Cấp trên có sở thích gì thì cấp dưới có sở thích ấy, thậm chí còn hơn cấp trên. Sự biểu hiện đạo đức của Vua như gió, đông đảo người dân như cỏ, gió thổi hướng nào thì cỏ nghiêng về hướng ấy). Trong tục ngữ dân gian cũng có cách nói như "Thượng Lương Bất Chính Hạ Lương Oai" (Thượng bất chính hạ tắc loạn. Dột từ trên nóc dột xuống. Kèo trên không thẳng, kèo dưới cong). Hai câu chuyện của Tống Thái Tổ và Lý Hậu Chủ là những minh chứng mạnh mẽ về mặt chính diện và phản diện.
Tiền Xúc là cháu của Tiền Lưu, là Ngô Việt Vương cuối cùng trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Tống Thái Tổ trấn tĩnh lại Giang Nam, Tiền Xúc đã bác bỏ sự cầu viện của Vua cuối đời Nhà Nam Đường Lý Dục, ra quân hỗ trợ Nhà Tống tiêu diệt Nam Đường, sau đó ra đầu hàng với Nhà Tống. Theo sử sách ghi chép, sau khi đầu hàng, Tiền Xúc hiến dâng đồ vật và trang phục quý báu cho Tống Thái Tổ, Tống Thái Tổ lại nói: "Thử Ngô Thảng Trung Vật Nhi, Hà Dụng Hiến Vi" (Những đồ này sớm muộn là của ta, đâu cần người tặng)!Cuốn "Tống Nhân Dật Sự Hối Biên" đã ghi lại câu chuyện về Tiền Xúc hiến dâng đai lưng quý báu cho Tổng Thái Tổ, nhưng lại bị châm chích, khắc họa hình ảnh liêm minh và chính trực coi trọng an sinh quốc gia của Tống Thái Tổ. Mặc dù là Vua của nước bị diệt vong, nhưng Tiền Xúc tuân thủ di huấn của Tiền Lưu, lo lắng về sự an nguy của người dân trong thiên hạ, ra đầu hàng với Nhà Tống để tránh gây chiến sự, người dân Ngô Việt hết sức cảm ơn ông, đến nay, bên bờ Tây Hồ vẫn giữ lại các di tích cổ tưởng niệm ông như Tiền Vương Từ, Tháp Bảo Xúc.
Tật xấu bó chân bắt nguồn từ lúc nào luôn có nhiều cách nói, theo ghi chép của cuốn "Nam Thôn Chuyết Canh Lục•Triều Túc", có người đề xuất phong tục bó chân bắt đầu từ thời Ngũ Đại. Nhà Vua cuối đời Nam Đường Lý Dục rất đam mê "giày gót sen", từ đó nghĩ ra một cách mới là bó loại giày này bằng vải lụa dài, đi tất màu nhã uyển chuyển, duyên dáng với từng điệu múa, trông đẹp hơn. Thế là mọi người bắt đầu bắt chước, lấy chân nhỏ làm đẹp, đủ để cho thấy sức mạnh của "Thượng Hành Hạ Hiệu" lớn chừng nào.
Khi đảm nhiệm lãnh đạo của tỉnh Chiết Giang, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kể hai câu chuyện chính diện và phản diện, trình bày vai trò gương mẫu "Thượng Hành Hạ Hiệu" của người cầm quyền. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần yêu cầu các cán bộ cần noi gương trong công tác xây dựng tác phong. Phát biểu tại Hội nghị Toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XVIII, Tổng Bí thư trích dẫn câu "Dục Ảnh Chính Giả Đoan Kỳ Biểu, Dục Hạ Liêm Giả Tiên Chi Thân" (Muốn uốn nắn bóng hình thì cần làm ngay ngắn điệu dáng, yêu cầu cấp dưới liêm khiết thì cần tự mình liêm khiết trước), nhấn mạnh các cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ cấp cao có tác phong ra sao sẽ gây ảnh hưởng quan trọng đối với tác phong trong Đảng, tác phong chính trị nói riêng và nếp sống xã hội nói chung. Phát biểu tại Hội nghị Toàn thể lần thứ hai Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XVIII, Tổng Bí thư một lần nữa cho biết, "Thiện Cấm Giả, Tiên Cấm Kỳ Thân Nhi Hậu Nhân" (Người giỏi quản trị xã hội bằng lệnh cấm, dĩ nhiên cần trước tiên yêu cầu bản thân làm theo lệnh cấm).
Những việc yêu cầu người khác làm được thì mình trước tiên phải làm được, yêu cầu người khác không làm thì mình kiên quyết không làm, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chính là người dốc sức thực hiện quan điểm này ngay từ thời thanh niên. Từ Đại hội Đảng lần thứ 18 đến nay, sở dĩ hình thành cục diện tốt đẹp Đảng cùng tần suất và cùng hưởng với ý dân, một nguyên nhân quan trọng là do các đồng chí Lãnh đạo Trung Quốc đích thân thực hiện, từ trên xuống dưới. Từ dẫn đầu tuân thủ "Tám quy định" đến tấn công mạnh mẽ "4 tệ nạn", từ thẳng thắn tiến hành phê bình và tự phê bình, đến đích thân thực hiện "ba nghiêm ba thực", Ban Chấp hành Trung ương kiên trì bắt tay từ bản thân, lấy mình làm gương, tạo dựng niềm tin trong công chúng, gây hiệu ứng gương mẫu mạnh mẽ trong toàn Đảng và toàn quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |