• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn học ký sự truyền thanh "Lương Gia Hà"-4

    2018-07-04 15:57:34     CRIonline

     

    Chuyện kể về cuộc sống Thanh niên tri thức tại thôn Lương Gia Hà của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, tìm kiếm tâm niệm ban đầu của vị Lãnh tụ nhân dân, ghi lại những đổi thay long trời lở đất mấy chục năm qua của thôn Lương Gia Hà, kích hoạt niềm tin khắc phục khó khăn tiến lên phía trước.

    Văn học ký sự truyền thanh "Lương Gia Hà"-Phần 4

    Tháng 1 năm 1974, cao nguyên Hoàng Thổ đã bước vào cuối đông lạnh giá, vậy là đã sắp đến Tết Nguyên Đán rồi, bà con thôn Lương Gia Hà bắt đầu bận rộn cho việc chuẩn bị hàng Tết.

    Lúc bấy giờ, bác Tâp Cận Bình vừa được bầu làm Bí thư Chi bộ Đảng của Đại đội, bác luôn luôn suy nghĩ cần phải làm những việc gì đây để có thể làm thay đổi bộ mặt của thôn Lương Gia Hà.

    Một hôm, bác Cận Bình giở tờ báo ra đọc, "Nhân Dân Nhật Báo" số ra ngày 8 tháng 1 đăng hai bài viết giới thiệu về tỉnh Tứ Xuyên cách xa hàng ngàn dặm đang ra sức phát triển xây bể khí mê tan đã thu hút sự chú ý của bác—Nếu như người dân ở đây cũng có thể nấu ăn, thắp sáng bằng khí mê tan thì hay biết nhường nào!Lương Gia Hà nằm ở vùng sâu vùng xa, việc đốt than đều phải ra ngoài xa những hàng trăm dặm mới có thể kiếm được than mà chở về thôn. Bao năm qua, bà con ở đây thường phải chặt đốn hàng loạt gốc cây để làm chất đốt nấu ăn, gây nên nạn xói mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nếu phát triển bể khí mê tan, không những có thể giải quyết chất đốt ở nông thôn, có thể giải phóng sức sản xuất, lại có thể xử lý phân thải của nhà xí, nâng cao trình độ giữ vệ sinh công cộng ở nông thôn, lại càng có thể giải quyết vấn đề phân bón cho nông nghiệp, nâng cao sản lượng lương thực. Khí mê tan, chính là chiếc chìa khóa để giải quyết vấn đề sản xuất và đời sống cho nông thôn!

    Mặc dù viễn cảnh tốt đẹp về khí mê tan đã động viên bác Tập Cận Bình, thế nhưng bác cũng phải hết sức bình tĩnh mà suy nghĩ rằng: Khí hậu của Tứ Xuyên và Thiểm Bắc có sự khác biệt nhau rất lớn, chiếc chìa khóa này vốn là của Tứ Xuyên liệu có thể mở được "ổ khóa" của Thiểm Bắc hay không?

    Bác Tập Cận Bình luôn luôn là người thuộc phái hành động!Bác liền quyết định đích thân đi tỉnh Tứ Xuyên một chuyến để tìm kiếm đáp án.

    Bác Cận Bình đi bộ hơn 40 dặm mới tới huyện lỵ, sau khi báo cáo với Uỷ ban Huyện kiến nghị của mình về phát triển khí mê tan và điều mong muốn của mình đi tỉnh Tứ Xuyên một chuyến để học tập, liền được Huyện uỷ phê chuẩn ngay. Sau Tết Nguyên Đán, bác Cận Bình liền đi vay tiền để làm lộ phí, rồi rủ anh Bách Căn Trụ cán bộ chi viện Diên An và một anh bạn khác, cả ba người cùng lên đường bắt đầu cuộc hành trình đi Tứ Xuyên "thỉnh Kinh".

    Ông Dương Siêu, Phó ban Tiểu ban lãnh đạo phụ trách việc mở rộng diện đốt khí mê tan tỉnh Tứ Xuyên lúc bấy giờ, đã có sự từng trải 8 năm công tác tại Diên An trong thời kỳ trước ngày Nước Trung Hoa mới ra đời. Với tình nghĩa Cách mạng đặc biệt của mình, ông đã đón tiếp nhiệt tình bác Cận Bình và hai người bạn cùng đi, ông giới thiệu cụ thể tình hình phát triển khí mê tan của tỉnh Tứ Xuyên, đồng thời còn bố trí cho họ đi khảo sát và học tập tại một số huyện ở ngoại ô thành phố Thành Đô và cơ quan nghiên cứu khí mê tan.

    Chuyến khảo sát này đã biến thành quá trình vững chắc niềm tin của bác Cận Bình, sau khi từ Tứ Xuyên trở về, bác quyết định xây bể khí mê tan. Nhưng những vấn đề nan giải hết cái này đến cái khác, khó hơn rất nhiều so với sự tưởng tưởng của bác.

    Trước hết là việc, nên xây bể khí mê tan thí nghiệm ở vị trí nào đây. Sân nhà của bà con trong thôn đều đắp bằng đất đào từ hang động ra, chất đất rất xốp, không phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu cho việc đào bể khí mê tan. Con đường thôn trong thôn ngoài là do mọi người đi qua đi lại nhiều rồi mới hình thành, đường quanh co chật hẹp, xe trở gạch đá xi măng không để chạy trên mặt đường được, vậy thì chở nguyên vật liệu bằng cách nào đây? Bà con thôn Lương Gia Hà sinh sống phân tán, nếu như sau khi bể khí mê tan xây xong rồi, thì dẫn khí bằng cách nào? Điều gay cấn nhất là, độ dày và tính năng của nắp đậy bể khí mê tan có sự đòi hỏi rất cao, thôn Lương Gia Hà hầu như không có loại vật liệu đá để làm nắp đậy bể khí...

    Các vấn đề khó khăn cứ là hết cái khó này đến cái khó khác, chỉ có thể bắt tay vào mà làm một cách thiết thực thì mới có thể giải quyết được vấn đề.

    Không có đá ư? Bác Cận Bình liền dẫn dắt bà con đi đào đất ở ngoài bãi, phải đào sâu xuống những hơn một mét, đá dưới lòng đất mới lộ lên; Không có cát ư? Bác Cận Bình liền dẫn dắt mấy anh thanh niên đi Mã Câu cách xa hằng 15 dặm để đào cát, rồi xúc cát vào từng bao tải mà vác về, mỗi ngày đi hai chuyến, lưng bị bao tải cọ sát đến sướt cả da, vậy mà không một ai kêu mệt; không có vôi ư? Bác Cận Bình lại tìm đến học hỏi các thợ có kinh nghiệm, đi tìm kiếm đá vôi ở khắp nơi, rồi lại bắt tay vào việc xây lò nung vôi nhỏ...

    Với tâm niệm nhất định phải làm cho bằng được việc xây bể khí mê tan, bác Cận Bình bận tíu tít, như con quay quay tít thò lò vậy.

    Ấy vậy mà vẫn xuất hiện lời ra tiếng vào. Có người nói với bác Cận Bình lúc đó đang bận đào bể khí mê tan rằng: "Thôi, đừng trổ tài nữa, Tứ Xuyên là nơi ấm, còn Diên Xuyên là nơi đất lạnh, không xây được bể khí mê tan tại đây đâu!Khí mê tan không thể vượt qua núi Tần Lĩnh đâu."

    Nghe vậy, ý chí quyết tâm của bác lại càng như được đà lên cao hơn, bác tin tưởng rằng, nhà hùng biện giỏi nhất chính là sự thật, sau khi xây xong bể khí rồi thì nó "tự khắc biết nói".

    Dưới tâm niệm kiên quyết và qua sự cố gắng gian khổ của bác Tập Cận Bình, trung tuần tháng 7 năm 1974, bể khí mê tan có dung lượng 8 mét khối đã được xây xong. Thế nhưng bác Cận Bình vẫn không thể vui lên được. Đường ống khí mê tan đã lắp đặt xong, nhưng lại chẳng hiểu vì cao mà không có chất khí truyền ra.

    Vậy nguyên nhân vấn đề là tại đâu? Phải chăng đường ống dẫn khí bị tắc? Cuối cùng phát hiện nguyên nhân của vấn đề chính là đường ống dẫn khí. Bác Cận Bình tìm một thanh sắt dài thọc xuống, không có phản ứng gì, lại ra sức thọc tiếp, thế rồi nước phân liền bắn phọt lên, tung tóe lên đầy cả mặt bác. Liền theo đó, luồng khí phọt lên thứ tiếng phùn phụt.

    Bác đưa tay lên quyệt mặt, không màng đến rửa mặt nữa, bác lại lắp đặt tiếp đường ống, bật bếp ga lên, rồi quẹt nhẹ que diêm, một tiếng "phụt", cái cảnh mong chờ bấy lâu nay đã hiện ra trước mắt:

    Ngọt lửa cao khoảng nửa mét bốc lên, như điệu múa mơn man nhẹ nhàng vậy.

    Thành công rồi!Tin vui truyền rất nhanh ra khắp cả thôn, truyền đến công xã, truyền lên cả trên huyện, mọi người từ khắp nơi đổ về, chen nhau để chứng kiến ngọn lửa thần kỳ, ngọn lửa thuần khiết này...

    Luận điệu "Khí mê tan không thể vượt qua dãy núi Tần Lĩnh" không cần phải bác lại nó cũng tự gậy ông lại đập lưng ông. Bà con đã chứng kiến hiệu quả thắp sáng và nấu ăn bằng khí mê tan rất tốt, thế là tinh thần nhiệt tình đào xây bể khí mê tan của họ liền dâng cao.

    Việc thử nghiệm xây bể khí mê tan thành công đã được Uỷ ban khu vực Diên An và Huyện ủy Diên Xuyên coi trọng, Huyện ủy Diên Xuyên liền đưa ra mục tiêu sẽ thực hiện khí mê tan hóa trong cả huyện vào năm 1977, chính thức cử nhóm khảo sát đến tỉnh Tứ Xuyên để "thỉnh Kinh".

    "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", phong tục tập quán ở tỉnh Tứ Xuyên cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bác Cận Bình. Suốt dọc đường, bác tranh thủ mọi cơ hội để tìm hiểu nhân tình thế thái ở đây, ngay cả khi gặp các câu đối trên đường đi, bác cũng ghi chép một cách cẩn thận, hễ có rỗi lại đem ra nghiền ngẫm; hễ thấy những việc gì mới mẻ trên đường là bác lại hỏi tỷ mỷ, để tìm hiểu về mọi mặt.

    Hắc Âm Quý, anh thanh niên trí thức cùng chuyến đi này với bác đã không khỏi cảm khái rằng: Anh Cận Bình là người ham học, thích suy nghĩ, nhấn mạnh học phải đi đôi với hành!

    Sau khi trở về Diên Xuyên, lãnh đạo Huyện ủy nghe báo cáo của nhóm khảo sát, liền quyết định thúc đẩy việc đào xây bể khí mê tan. Tổ chức các lớp đào tạo, bác Cận Bình đảm nhiệm làm người giảng giải chủ yếu, phụ trách hướng dẫn về kỹ thuật cho các học viên.

    Vậy rồi đã xuất hiện kỹ thuật mới trong việc xây dựng bể khi mê tan. Thôn Lương Gia Hà thiếu vật liệu đá, mọi người liền dùng đất để làm thay cho đá, đưa ra sáng kiến xây bể khí mê tan kết hợp giữa đất với đá; lèn chặt đất để thay thế cho vôi vữa xi măng, giá thành xây mỗi bể chứa khí mê tan tại thôn Lương Gia Hà từ hơn 40 nhân dân tệ giảm xuống còn khoảng hơn 30 nhân dân tệ. Đến tháng 8 năm 1975, thôn Lương Gia Hà áp dụng các biện pháp này và đã hoàn thành việc xây thành công 34 bể chứa khí mê tan, giải quyết vấn đề thắp sáng và chất đốt nấu ăn cho 43 hộ gia đình các xã viên, đã thực hiện trên cơ bản khí mê tan hóa của thôn.

    Đại sự thiên hạ cần phải làm tỷ mỷ. Những trải nghiệm trong quá trình xây dựng bể chứa khí mê tan đã có sự ảnh hưởng quan trọng và sâu xa cho bác Tập Cận Bình.

    15 năm về sau, khi đã trở thành Bí thư Đảng Uỷ khu vực Ninh Đức tỉnh Phúc Kiến bác Tập Cận Bình nhớ lại rằng: "Trong thời gian lên núi xuống làng tại thôn Lương Gia Hà huyện Diên Xuyên Thiểm Bắc, chẳng qua chỉ áp dụng khoa học cho khí mê tan hóa toàn thôn, nhưng đã nếm được vị ngọt bùi của việc mở rộng khoa học kỹ thuật. Các hộ gia đình khi nấu ăn đều không cần phải đốt củi nữa, thắp sáng không phải bằng dầu hỏa nữa, những nụ cười hớn hở của các bà con đến nay vẫn hiện lên trước mắt tôi. Thực tiễn chứng minh, thúc đẩy khoa học kỹ thuật rồi, vấn đề sản xuất và sinh hoạt đều được giải quyết rồi, thì sẽ nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân."

    Hơn ba chục năm sau đó, khi đi khảo sát huyện Thuần An, bác Tập Cận Bình giữ chứ Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang đã đặc biệt đi thăm quan bể khí mê tan của thôn Hạ Khương ở phía Tây Nam, bác cười và nói, bản thân bác chính là "hộ chuyên môn" của việc xây bể khí mê tan, bác yêu cầu cần phải thực hiện cho tốt việc xây bể khí mê tan, để mang lại lợi ích thật sự cho các bà con.

    Ngày nay, thôn Lương Gia Hà đã có dòng điện từ lâu, nhưng là một sự tượng trưng, là một quãng lịch sử, người dân ở đây vẫn giữ gìn bể khí mê tan đầu tiên do bác Cận Bình dẫn dắt mọi người ra công xây dựng, bên cạnh bể khí có dựng tấm bia đá, trên khắc dòng chữ "Bể khí mê tan đầu tiên của tỉnh Thiểm Tây". Tuyến đường được mở rộng để xây bể khí mê tan năm xưa, đến nay vẫn mang lại phúc lợi cho bà con thôn Lương Gia Hà.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>