• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn học ký sự truyền thanh "Lương Gia Hà"-3

    2018-07-03 14:58:48     CRIonline

     

    Chuyện kể về cuộc sống Thanh niên tri thức tại thôn Lương Gia Hà của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, tìm kiếm tâm niệm ban đầu của vị Lãnh tụ nhân dân, ghi lại những đổi thay long trời lở đất mấy chục năm qua của thôn Lương Gia Hà, kích hoạt niềm tin khắc phục khó khăn tiến lên phía trước.

    Văn học ký sự truyền thanh "Lương Gia Hà"- Phần 3

    Khi mới đến Lương Gia Hà, từng một dạo, bác Cận Bình và những bạn trẻ cùng ăn cơm ở gia đình dân làng, các thức ăn có bánh bột ngô, bánh bột đậu Hà Lan, đây là những thứ mà bà con nông dân ngày thường không nỡ ăn. Lúc ăn cơm, con cái trong gia đình họ thường đứng bên cạnh nhìn với ánh mắt thèm thuồng.

    Cuộc sống ở dưới nông thôn có khoảng cách rất lớn so với cuộc sống của thanh niên trí thức khi còn ở Bắc Kinh, nhưng điều kiện sinh hoạt của các bạn trẻ vẫn khá hơn nhiều so với người dân địa phương. Ở Lương Gia Hà, khẩu phần lương thực trung bình của người dân địa phương mỗi tháng chỉ có 20 cân Trung Quốc, tức 10 kg, còn chưa bằng một nửa khẩu phần của thanh niên trí thức. Bà con dân làng đã phải ăn bánh làm bằng bột trấu, rau diếp dại, lá kiều mạch, v.v cho đỡ đói.

    Sau này, các thanh niên trí thức bắt đầu tự nấu cơm nấy. Đến khi phải bắt tay vào việc tự nấu ăn rồi, các thanh niên trí thức mới ngỡ ra, đây không phải là công việc dễ dàng mới có được miếng ăn vào miệng. Điều không dễ dàng trước tiên là việc kiếm củi để nấu cơm. Trên đồi hoang trọc, chẳng có cây cối gì cả, thậm chí cả cây bụi cũng không, đi đâu để kiếm củi về đun đây!

    Bà con dân làng ngày thường nhặt nhẹm những cọng rơm, que củi. Phân trâu nhặt về đắp lên tường cho nó khô rồi làm củi đun. Đến khi nước lũ tràn về, mọi người liền liều mình ra ngoài sông để vớt các cành cây, khúc củi tràn về theo dòng nước lũ. Bà con dân làng còn leo lên vách núi, chặt một loại cây bụi gọi là "gai răng nanh chó sói", tức khổ sâm. Loại cây bụi này đun được lâu, nhưng nhiều người cũng mất mạng hoặc bị tàn tật vì sẩy chân ngã xuống núi.

    Các thanh niên trí thức không biết leo núi, cũng không biết cách đối phó với loại cây bụi có gai nhọn này, đành phải lên núi lấy cỏ văng về đun. Trông đống cỏ văng thì nhiều đấy, nhưng khi vừa nhét vào lò, nhóm lửa lên đun, chỉ vài phút là cháy sạch. Sáu thanh niên trí thức lấy cỏ văng về mà không đủ để nấu một bữa cơm. Sau này, trong đội cho phép họ dùng thân cây ngô tích trữ để làm chất đốt, mới giải quyết được vấn đề củi đun của họ.

    Phải nhịn đói là chuyện bình thường. Trong đội sản xuất đôi khi xay lúa mì làm bột cung cấp cho thanh niên trí thức, cải thiện sinh hoạt cho họ. Ông Củng Chính Phúc còn nhớ, một bận đang làm việc ngoài đồng, bác Cận Bình mang bánh hấp bột trắng lên núi, đến giờ ăn trưa, thấy bà con dân làng ăn bánh làm bằng bột trấu, bác xấu hổ không dám đem ra ăn, liền đem bánh hấp bột trắng ra chia cho chị em phụ nữ, còn mình thì nhịn đói một bữa.

    Bác Cận Bình còn được ăn một bữa cơm gạo trắng ở Lương Gia Hà, đó chỉ là một lần trong quãng đời thanh niên trí thức 7 năm của bác. Lúc đó ở Thiểm Bắc, gạo trắng rất hiếm, đến ngày lễ ngày tết cũng không có mà ăn. Bát cơm đó là do ông Lý Ấn Đường đem biếu bác Cận Bình.

    Ông Lý Ấn Đường làm công nhân ở Đồng Xuyên, rất thân với bác Cận Bình. Có một bận, khi về nhà ông mang theo một ít gạo, bảo mẹ hấp gạo lên cho bác Cận Bình ăn thử. Mẹ ông Ấn Đường đã vo gạo cẩn thận, bắc nồi lên hấp luôn một bát cơm trắng, rồi bảo ông Ấn Đường mang bát cơm nóng sang cho bác Cận Bình .

    Bác Cận Bình đã cảm nhận được sự ấm áp đến từ Lương Gia Hà. Bác nói: "Tôi đói, bà con nông dân nấu cơm cho tôi ăn; quần áo bẩn, bà con nông dân giặt hộ; chiếc quần bị rách, bà con nông dân vá hộ..."

    Xã hội nông thôn rất chất phác, tiêu chuẩn đánh giá đạo đức nông thôn đơn giản rõ ràng, chịu được khổ, người nào chân thật thì được mọi người tôn trọng.

    Ở Lương Gia Hà, công việc bác Cận Bình làm nhiều nhất là đắp đập.

    Lúc đó nông thôn không có máy móc cỡ lớn, đắp đập đều phải dựa vào sức người, đắp từng lớp đất lên, sau đó dùng đá nặng để nén đất mềm cho chặt. Đây là lao động thể lực có cường độ rất lớn.

    Lúc đó không nói gì đến biện pháp bảo hộ lao động, không có găng tay, bác Cận Bình trực tiếp nắm lấy cây vồ bỏ hết sức ra nện xuống đất bằng tay luôn, sau một ngày làm việc, trên tay rộp lên toàn mọng nước. Hôm sau lại làm việc, mọng nước vỡ ra, bắt đầu rỉ máu. Nhưng mặc cho mệt mỏi và khổ cực như thế nào đi nữa, "anh Cận Bình luôn làm việc rất hăng hái," bà con dân làng đã đánh giá bác Cận Bình như vậy.

    Đắp đập thường diễn ra vào mùa Đông lúc công việc đồng áng nhàn rỗi, lúc này đắp đập cũng là công việc gian khổ nhất. Xã viên Lương Hữu Xương còn nhớ, tháng 2, tháng 3 âm lịch, băng tuyết ở Thiểm Bắc vừa tan chảy, bác Cận Bình xắn ống quần lên, đi chân đất, đứng trên nước băng giá lạnh mà làm việc...

    Mọi người giơ ngón tay cái ra khen bác Cận Bình làm việc không tiếc sức mình rằng: "Anh ấy là một thanh niên tốt!"

    Bác Cận Bình một mặt tiến hành thực tiễn nông dân hóa của mình, một mặt hấp thu dinh dưỡng về tinh thần, tư tưởng từ trong các cuốn sách.

    Trong ấn tượng của người dân Lương Gia Hà, bác Cận Bình thường xem các cuốn sách dầy như viên gạch, lúc ăn cơm cũng xem, lúc đi chăn cừu cũng mang theo sách để đọc.

    Lúc đó vì chưa có điện, trời tối không bao lâu, cả cái thôn Lương Gia Hà đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Chỉ có trong căn nhà hang động của bác Cận Bình còn có ánh sáng le lói. Không ai biết ánh đèn le lói này đã mang lại ánh sáng như thế nào cho bác Cận Bình.

    Bác Cận Bình đọc qua nhiều tác phẩm văn học Nga. Về sau Bác nhớ lại rằng: "Thế hệ của chúng tôi được ảnh hưởng sâu sắc bởi kinh điển Nga. Tác phẩm "Chúng ta phải làm gì?" của nhà văn Nikolai Chernyshevsky tôi đã đọc trong nhà hang động ở Lương Gia Hà. Để tôi luyện ý chí, nhân vật chính trong cuốn truyện là Lakhmetov thậm chí phải nằm ngủ trên tấm phản gỗ đóng đinh, trên mình rớm đầy máu vì bị đinh đâm. Mỗi khi trời mưa hay xuống tuyết, chúng tôi đều ra ngoài rèn luyện, lúc trời mưa thì dầm mưa, lúc trời xuống tuyết thì đi vốc tuyết, tắm nước lạnh ngay bên bờ giếng nước, tất thảy đều do ảnh hưởng của cuốn sách này."

    Lúc xuống đội sản xuất, bác Cận Bình luôn đi tìm kiếm sách để đọc. Một tờ báo văn học mang tên "Sơn Hoa" do địa phương Diên Xuyên xuất bản phát hành cũng đã lọt vào phạm vi sách báo tìm kiếm của bác. Thông qua từ báo "Sơn Hoa", bác Cận Bình đã quen biết Lộ Dao, sau này trở thành nhà văn nổi tiếng, hai người từng trò truyện thâu đêm. Về sau, Nhà văn Lộ Dao nói một cách thán phục rằng: Cận Bình ít hơn tôi 4 tuổi, nhưng kiến thức của anh ấy rộng hơn tôi rất nhiều, chí khí cao hơn rất nhiều.

    Sau hai, ba năm đến Lương Gia Hà, bác Cận Bình đã có thể nói trôi chảy tiếng địa phương Diên Xuyên.

    Đào đất, gánh phân, gieo trồng, cuốc đất, thu hoạch, gánh lương thực, mọi người làm việc gì, bác Cận Bình đều học làm theo nấy. Gặp phải vấn đề gì không hiểu, bác đều đi hỏi dân làng, dần dần tất cả mọi công việc đồng áng đều đã quen tay, trở thành người giỏi về công việc đồng áng.

    Bác Cận Bình đã rất thành thạo các công việc ở nông thôn. Bác đã biết xe sợi, vá quần áo, khâu chăn, hộp kim chỉ mang theo rất có công dụng, mặc dù đường kim mũi chỉ không được thẳng cho lắm, nhưng cũng rất ngay ngắn tươm tất.

    Thôn Lương Gia Hà đã dạy cho bác Cận Bình các học vấn "quê mùa", bác Cận Bình cũng dạy cho bà con Thôn Lương Gia Hà các học vấn "Phương Tây".

    Thôn Lương Gia Hà có một xã viên vô công rồi nghề, có tính hay ăn cắp vặt. Một lần, anh ta lấy trộm hành của đội sản xuất bị bắt quả tang ngay tại chỗ, theo lối xử thông thường lúc đó, phải triệu tập một cuộc họp của xã viên, để các xã viên mắng chửi anh ta. Nhưng bác Cận Bình lại không mắng anh ta, mà trình bày lý lẽ với, rồi yêu cầu anh ta phải sửa chữa sai lầm, anh ta vừa nghe vừa gật đầu lia lịa.

    Phương pháp xử lý công việc hợp tình hợp lý của bác Cận Bình đã khiến bà con thôn Lương Gia Hà khâm phục từ đáy lòng: "Vẫn là thanh niên Bắc Kinh giỏi!" Quả nhiên, cái anh vô công rồi nghê kia trong mắt mọi người đã bắt đầu có sự chuyển biến, tích cực tham gia lao động, trở thành một xã viên tốt trong thôn. Sau này, khi ông Lương Ngọc Minh nói chuyện với bác Cận Bình về việc này, bác Cận Bình nói: "Anh ta chỉ phạm một số sai lầm nhỏ, hoàn toàn có thể sửa lại, anh ta là con người vẫn có thể đoàn kết, cần lấy giáo dục làm chính."

    Tôn trọng mọi người, giúp đỡ mọi người, tiến tới đoàn kết mọi người, ông Lương Ngọc Minh cảm thấy người thanh niên trí thức ngày thường ít nói này không đơn giản. Sau đó, gặp phải chuyện gì ông cũng đều đến tìm bác Cận Bình để thương lượng.

    Dần dà nhà ở của bác Cận Bình trở thành trung tâm của thôn Lương Gia Hà. Mọi người thích đến đây ngồi chơi, trò chuyện, nghe bác Cận Bình kể chuyện lịch sử, kể chuyện mới mẻ ở bên ngoài, bác thực sự đã trở thành một phần tử của thôn Lương Gia Hà.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>