• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn học ký sự truyền thanh "Lương Gia Hà"-2

    2018-07-02 19:12:35     CRIonline

    Chuyện kể về cuộc sống Thanh niên tri thức tại thôn Lương Gia Hà của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, tìm kiếm tâm niệm ban đầu của vị Lãnh tụ nhân dân, ghi lại những đổi thay long trời lở đất mấy chục năm qua của thôn Lương Gia Hà, kích hoạt niềm tin khắc phục khó khăn tiến lên phía trước.

    Văn học ký sự truyền thanh "Lương Gia Hà"-Phần 2

    Trong thâm tâm, Bác Tập Cận Bình vẫn luôn luôn coi mình là người Diên An.

    Ngày 14 tháng 8 năm 2004, Bác Cận Bình đang giữ chức Bí thư tỉnh Chiết Giang lúc bấy giờ đã tiếp phóng viên Đài truyền hình Diên An phỏng vấn riêng. Khi trả lời phóng viên về câu "đồng chí có coi mình mà người Diên An chính cống hay không" , Bác Cận Bình liền buột miệng ra ngay: "Tôi quả thật coi mình là người Diên an, bởi vì nơi đây chính là khởi điểm đầu tiên trong cuộc đời tôi ... rất nhiều các quan niệm cơ bản, cũng như những đặc điểm cơ bản trong tôi cũng đều được hình thành tại Diên an, cho nên tôi coi mình là người Diên An cũng là lẽ đương nhiên rồi."

    Ngày 22 tháng 12 năm 1968, Chủ tịch Mao Trạch Đông ra kêu gọi: "Thanh niên trí thức xuống nông thôn, tiếp thu sự giáo dục lại của Bần nông và Trung nông lớp dưới, là việc hết sức cần thiết." 17 triệu thanh niên học sinh trong cả nước đã hưởng ứng lời kêu gọi này, họ đã xa rời thành phố xuống các vùng nông thôn, bắt đầu cuộc hành trình trên quãng đường đời khắc cốt ghi xương.

    Bác Tập Cận Bình trẻ tuổi lúc bấy giờ cũng trở thành một trong các thành viên của khối lực lượng to lớn di chuyển đó, Thủ đô Bắc Kinh là cái mốc khởi điểm, Đất Thánh Cách Mạng Diên An là điểm tới đích.

    Ngày 13 tháng 1 năm 1969, trên sân nhà ga Bắc Kinh người đông nghìn nghịt. "Đoàn tàu hỏa chuyên biệt" chạy về phía nam đến tỉnh Hà Nam, rồi lại chạy sang phía tây dọc tuyến Long Hải, sau khi đến Tây An rẽ sang phía Bắc đến Đồng Xuyên. Sau khi đến Đồng Xuyên ăn sáng xong, các thanh niên trí thức lại chuyển lên xe tải ra đón họ, xe chạy tiếp về phía Diên An. Ngày 16 tháng 1, anh Cận Bình lúc đó cùng các bạn trẻ đến công xã Văn An Dịch huyện Diên Xuyên. Sau đó, mọi người lại như các vì sao rơi rải rác xuống khắp các đội sản xuất Văn An Dịch.

    Anh Cận Bình và các bạn thanh niên tri thức khác tổng cộng 15 người đã được bố trí đến thôn Lương Gia Hà. Trong số các bạn trẻ, anh là người ít tuổi nhất. Ông Lương Ngọc Minh, Bí thư chi bộ Đảng đại đội thôn Lương Gia Hà lúc bấy giờ còn nhớ lại rằng, anh Cận Bình mang theo chiếc va ly màu nâu, trong va ly đựng đầy những sách. Ông Minh nói, hôm đó ra xách hộ va ly cho các thanh niên tri thức, có một cậu thanh niên trẻ trong thôn đã chọn chiếc va ly trông tương đối nhỏ, kết quả là cậu ấy vừa đi vừa tụt hậu. Lúc nghỉ giải lao, cậu ấy liền nhấc thử chiếc va ly to của người khác lên, mới phát hiện nhẹ hơn rất nhiều so với chiếc va ly nhỏ mà mình xách. Sau khi đến thôn Lương Gia Hà, mọi người mới biết rằng, anh Tập Cận Bình mang theo hai chiếc va ly, ngoài chiếc va ly màu nâu ra, còn một chiếc va ly bằng da nữa, bên trong đựng đầy sách.

    Nước da trăng trắng, dáng người dong dỏng cao, đây là ấn tượng ban đầu của mọi người đối với bác Tập Cận Bình lúc bấy giờ.

    Thôn Lương Gia Hà có hơn 60 hộ gia đình, hơn 200 dân, dòng sông nhỏ chảy xuyên qua giữa thôn, dân làng đều sống trong những căn nhà hang động đào trên vách núi dọc hai bời sông. Bên ngoài nhà hang động đều là núi hoàng thổ dựng đứng trước mặt. Trời trở nên tối dần, đứng bên sông nhìn ra khắp thôn, những đốm sáng của đèn dầu từ trong các căn nhà hang động hắt qua khung cửa sổ, mặt đất rộng nhất có thể thấy được cũng chưa đầy trăm mét vuông.

    Lúc bấy giờ bác Cận Bỉnh nói: "Đây chẳng phải là cuộc sống của người Sơn Đỉnh Động đó sao!"

    15 cậu thanh niên chia ra làm hai nhóm. Các đồng chí Tập Cận Bình, Lôi Bình Sinh, Vương Yên Sinh, Dương Kinh Sinh được bố trí đến đội 2. Họ tạm trú trong một căn nhà hang động của ông Trương Thanh Viễn, Bí thư chi bộ đại đội.

    Vậy là cuộc sống xuống nông thôn của họ đã bắt đầu ...

    Bà con dân làng đưa mắt nhìn đám thanh niên trí thức này đến từ Bắc Kinh, các thanh niên trí thức cũng đưa mắt quan sát bà con trong thôn.

    Hai bên quan sát nhau như vậy, chính là cái nhìn lẫn nhau giữa thành thị và nông thôn, cũng chính là sự nhìn nhau giữa thanh niên trí thức mang theo sứ mệnh trong lòng đưa mắt vào bà con nông dân hạ tầng của xã hội.

    Cái Tết Nguyên Đán năm 1969 sắp đến rồi, các thanh niên trí thức được ăn bữa cơm tiêu chuẩn của người dân Diên An mời các vị khách quý, các món thịt kho, thịt gà chao, thịt viên, sườn đựng đầy trong bốn chiếc bát con bày lên chiếc bàn nhỏ đặt trên giường lò, lại có cả rượu lúa nữa. Trong những năm tháng vật chất khan hiếm, thức ăn bầy đầy trên bàn như vậy được coi là "bữa tiệc thịnh soạn" lắm rồi. Bữa tiệc như vậy khiến các thanh niên trí thức này không khỏi cảm khái rằng: "Ở Thiểm Bắc mà lại có được nhiều món ăn ngon như vậy!"

    Sau khoảng thời gian vui vẻ ngắn ngủi đó, bộ mặt thật của thôn Lương Gia Hà đã hiện ra trước mắt.

    Vừa xong rằm tháng Giêng, có người trong thôn đã khóa trái cửa, ra đi.

    Cứ mỗi độ thời gian này hằng năm, bà con thôn làng cứ như đã hẹn sẵn vậy, lũ lượt bỏ nhà ra đi, hoà nhập vào dòng người ra bên ngoài ăn xin. Tại huyện Diên Xuyên, vào quãng thời gian này, hầu như một nửa thôn làng đều có người đi ra ngoài ăn xin, thậm chí kể cả đội trưởng của một số đội sản xuất nữa.

    Năm 2004, khi tiếp đài truyền hình Diên an phỏng vấn riêng, bác Tập Cận Bình nhớ lại rằng, lúc bấy giờ mọi người dư luận nhiều nhất là Bác cho con cún ăn bánh mỳ--- đó là khi xếp lại cái túi xách, phát hiện trong túi có nửa chiếc bánh mỳ mang từ Bắc Kinh đến, đã bị mốc meo biến chất rồi, liền tiện tay vứt cho con cún nó ăn. Dân làng chưa từng thấy qua bánh mỳ, lại càng chưa từng được ăn, nghe bác Cận Bình lúc đó nói đấy là bánh mỳ, thì họ khó mà tưởng tượng nổi cớ sao lại lấy bánh mỳ thức ngon như vậy cho con cún ăn, thế là họ liền nói tranh niên trí thức lãng phí lương thực, cứ như vậy, người này truyền người khác, một truyền mười, mười truyền trăm, đến nỗi cả huyện Diên Xuyên ai cũng đều biết việc này.

    Trong bài viết "Tôi là người con của đất Hoàng Thổ", đồng chí Tập Cận Bình đã có sự suy nghĩ lại đối với cuộc sống của mình tại thôn Lương Gia Hà như sau: " Vào cái thời kỳ lên núi xuống làng, tôi còn ít tuổi, không có quan niệm về lâu về dài, và cũng không để ý đến vấn đề đoàn kết. Người khác ngày nào cũng lên núi làm các công việc, còn tôi thì rất tùy ý, cho nên tôi để lại ấn tượng không mấy là tốt cho các bà con."

    Bác Cận Bình nói đến "Đoàn kết" chính là từ sự dạy bảo của cha là Tập Trọng Huân. Bác nói: "Cha tôi thường nói đến đạo lý của vấn đề đoàn kết, yêu cầu chúng tôi ngay từ nhỏ phải làm người có tinh thần đoàn kết và giỏi đoàn kết, sinh sống trong tập thể đông người, việc gì cũng coi mình là chính, như vậy là không thể được."

    Mang theo "quan niệm đoàn kết" như vậy, bác Cận Bình bắt đầu hòa mình vào trong quần chúng, hòa mình vào trong thôn quê. Chính "đoàn kết quan" như vậy, khiến bác dần dần hình thành quan niện bén rễ trong nhân dân, đoàn kết với quần chúng. "Có thể đoàn kết mọi người" đã trở thành một trong những phong cách lãnh đạo rõ rệt của bác Tập Cận Bình.

    Con người như đã thay đổi hẳn, bác Cận Bình cố gắng bù đắp lại sự khác biệt giữa những người trẻ tuổi Bắc Kinh với những người trẻ tuổi thôn quê.

    Đối với bác Cận Bình mà nói, điều khó nhẫn nhịn nhất, khiến mình cảm thấy nhức nhối nhất đó là con bọ chét. Nước da bác hay bị dị ứng, sau khi bị bọ chét đốt hễ gãi một cái liền tấy đỏ sưng lên ngay, càng gãi càng ngứa, khó chịu không thể tả nổi. Ông Thạch Dương Xuân từng cùng lao động với anh Cận Bình năm xưa, ông nhìn thấy dưới chân ống quần xắn lên, hoặc trên mình bác Cận Bình đầy các vết đốt của bọ chét, chấy rận—trên bắp chân đầy những vết mụn tấy sưng lên màu đỏ, có vết mụn vừa khô thành sẹo, có những vết mụn bị gãi sưng tấy lên, thành máu mủ chảy ra ngoài...

    Bác Cận Bình và các bạn trẻ tìm đủ mọi cách để đối phó với bọ chét. Sau hai năm thì cũng quen, mặc cho những con bọ chét đốt thế nào đi nữa, họ vẫn cứ là ngủ ngon lành.

    Trong con mắt của bà con thôn xóm thì, anh Cận Bình là người có kiến thức rộng rãi, tính tình chan hòa, nói chuyện không quá khích mà cũng không bảo thủ, hếc sức thực tế.

    Anh Tập Cận Bình không hề có cái mùi của "dân thành thị", không bao lâu liền quen biết ngay các bạn trẻ trong thôn. Bác tặng luôn đôi giầy của mình cho một anh bạn gia đình nghèo khó, đôi khi còn làm luôn cả thợ cúp tóc nữa, thường xuyên cúp tóc cho các bạn trẻ ở thôn, có một dạo còn làm huấn luyện viên, dạy đám trẻ bơi ếch. Ông Vương Hiến Bình thanh niên trí thức trở về thôn Lương Gia Hà, các xã viên như Thạch Xuân Dương, Vũ Huy, Trương Vệ Bàng đều trở thành những người bạn, người anh em của Bác Cận Bình.

    Tự đáy lòng mình, các bà con thôn Lương Gia Hà đã chứa đựng người con Bắc Kinh này rồi, bác Cận Bình còn trở thành hành lang, trở thành đôi mắt của các bà con cô bác tìm hiểu ra thế giới bên ngoài.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>