• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Câu chuyện về liêm chính: "Quan không liêm chính và công minh thì chính trị sẽ suy thoái": Vong Quốc Chi Âm

    2018-06-14 08:58:10     CRIonline

    Trong lịch sử Trung Quốc từng xuất hiện rất nhiều triều đại, tìm hiểu nguyên nhân hưng thịnh và diệt vong của các đời nhà vua là rất bổ ích cho nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng lấy câu chuyện "Vong quốc chi âm" để nhắc nhở vấn đề tác phong trong các cán bộ lãnh đạo.

    Phát biểu tại Hội nghị Toàn thể lần thứ hai Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XVIII ngày 22/1/2013, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nói:

    "Lúc trị vì, Vua nước Trần Nam Triều trong thời Nam Bắc Triều Trần Thúc Bảo có cuộc sống xa xỉ, bỏ mặc công việc triều đình, về sau, quân Nhà Tùy đánh xuống phía nam, quân nước Trần không đánh mà tan, Vua Trần Thúc Bảo bị bắt và chết vì lâm bệnh. Bài thơ của ông "Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa" được các thế hệ sau coi là "Vong Quốc Chi Âm" (Tiếng nói mất nước). Nhà thơ đời Nhà Đường Lưu Vũ Tích trong bài thơ "Kim Lăng Ngũ Đề•Đài Thành" viết: "Đài Thành Lục Đới Cạnh Hào Hoa, Kết Ỷ Lâm Xuân Sự Tối Xa. Vạn Hộ Thiên Môn Thành Dã Thảo, Chỉ Duyên Nhất Khúc Hậu Đình Hoa" (Hoàng thành của sáu đời Vua, đời sau xa xỉ hơn đời trước, các ngôi lầu các Kết Ỷ Lâm Xuân của Nhà vua cuối đời Trần Thúc Bảo là xa xỉ nhất, hàng nghìn hàng vạn lầu các thành bãi đất hoang cỏ dại, chỉ vì một khúc ca "Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa"). Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc Dân đảng đã tiếp quản rất nhiều nơi, ra sức thúc đẩy "Ngũ Tử Đăng Khoa", cuối cùng dẫn đến nhiều oán hận trong nhân dân, đánh mất triệt đề lòng dân, cuối cùng bị cuộc cách mạng do Đảng ta lãnh đạo nhanh chóng xua tan".

    Nếu xếp hạng cho các đời Vua theo tiêu chuẩn văn, tình và tài, thì Nhà vua cuối đời Nam Triều Trần Thúc Bảo, Nhà vua cuối đời Nhà Đường Lý Dục và Vua Tống Huy Tông thời Bắc Tống Triệu Cát tuyệt đối sẽ đứng đầu bảng.

    Vua Trần Thúc Bảo rất đam mê thơ từ ca phú, mỗi khi tiệc tùng đều ngâm thơ đối câu với các đại thần, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quy phạm niêm luật của thơ ca, khiến thơ ca Tùy Đường phát triển đến cực thịnh. Các tác phẩm thơ như "Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa"... đã nói lên trình độ văn học khá cao của ông. Vua Lý Dục giỏi thư pháp, hội hoạ, âm luật, có trình độ nhất định trong sáng tác thơ và văn, đặc biệt có thành tựu cao nhất trong việc sáng tác bài từ. "Điêu Lan Ngọc Thể Ứng Do Tại, Chỉ Thị Chu Ngan Cải. Vấn Quân Năng Hữu Kỷ Đa Sầu? Cáp Tự Nhất Giang Xuân Thủy Hướng Đông Lưu". Một bài "Ngu Mỹ Nhân" được truyền tụng ngàn đời, khiến Vua Lý Dục được tôn vinh là "Vua từ". Vua Triệu Cát tự tạo ra "thể sấu kim", một thể chữ thư pháp, tranh chim muông và hoa cũng mang phong cách riêng, là người tài ba hiếm có trong lĩnh vực nghệ thuật thời xưa.

    Thẩm Hùng đời Nhà Thanh trong bài "Cổ Kim Từ Thoại" viết, "Quốc Gia Bất Hạnh Thi Gia Hạnh, Phú Đáo Thương Tang Cú Tiện Công". Bất cứ trình độ văn hóa và nghệ thuật của các vị Vua Trần Thúc Bảo, Lý Dục và Triệu Cát cao đến mấy, nhưng đều không đạt điểm chuẩn trong việc quản lý và phát triển đất nước, ngu đần và hoang dâm, cuối cùng khiến đất nước tan tác, từng trải cuộc đời thất sắc. Vua Trần Thúc Bảo ham mê sắc đẹp, cuộc sống hủ hóa, cuối cùng binh bại nước vong. Bởi vậy, bài "Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa" được các thế hệ sau gọi là "Vong Quốc Chi Âm" (Tiếng nói mất nước), nhà thơ Lưu Vũ Tích cũng cảm thán "Vạn Hộ Thiên Môn Thành Dã Thảo, Chỉ Duyên Nhất Khúc Hậu Đình Hoa". Nhà thơ Đỗ Mục cập bến Tần Hoài, nghe ca nữ ngâm nga và hát bài "Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa" cũng không khỏi cảm thán "Thương Nữ Bất Tri Vong Quốc Hận, Cách Giang Do Xướng Hậu Đình Hoa".

    Đúng là "lúc bắt đầu hành vi xa xỉ, phung phí, cũng là lúc dần dần gánh chịu lâm nguy", trong các triều đại, phong trào xa xỉ, phung phí hoành hành đều là dấu hiệu của suy bại. "Ngũ Tử Đăng Khoa" vốn là tục ngữ chúc nhau của người dân Trung Quốc. Thời Hậu Chu Ngũ Đại, Phủ Yến Sơn có một người tên là Đậu Vũ Quân, 5 người con của ông đều học rất giỏi và có phẩm chất tốt, lần lượt thi đỗ trong các cuộc thi khoa cử, vì vậy gọi là "Ngũ Tử Đăng Khoa". Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật, các quan chức cấp cao trong Quốc Dân đảng thừa cơ thu hồi đất đai kiếm chác một mẻ, "kim tử, phòng tử, phiếu tử, xa tử và nữ tử (vàng, nhạc, tiền, xe, phụ nữ (vợ và thiếp của hán gian) )" trở thành đối tượng tranh giành của "các nhà tiếp quản", bị người dân lúc đó nhạo báng là "Ngũ Tử Đăng Khoa" mới. Kết quả là dẫn đến sự oán hận trong người dân, Quốc Dân đảng đánh mất lòng người, cuối cùng phải gánh chịu hậu quả thất bại và tháo chạy ra đảo Đài Loan.

    Lấy "Vong Quốc Chi Âm" của Vua Trần Thúc Bảo để cảnh giác sự nguy hại của kiêu căng, xa xỉ và hoang dâm, lấy "nhìn lại lịch sử, miễn là những nước hiền minh đều thành công bởi cần củ và tiết kiệm, suy bại bởi xa hoa" để nhắc nhở tầm quan trọng của việc kiên trì tinh thần phấn đấu gian khổ, lấy "Chu Môn Tửu Nhục Xú, Lộ Hữu Đống Từ Cốt" (Bên trong cửa sơn son, tỏa ra mùi rượu thịt; ngoài đường có người chết cóng nằm trơ xương) để khuyên răn phải đẩy lùi chủ nghĩa hưởng lạc và xa xỉ.... Tổng Bí thư Tập Cận Bình lấy người và câu chuyện thời xưa để cảnh tỉnh hiện tại, lấy thơ để bày tỏ chí hướng, khiến các cán bộ đảng viên có sự hiểu biết cụ thể và sâu sắc đối với vấn đề tác phong. Theo Tổng Bí thư Tập Cận Bình, duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân, phòng ngừa Đảng tha hóa, biến chất trong tình hình cầm quyền lâu dài "là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà chúng ta cần phải thực hiện tốt".

    "Vong Quốc Chi Âm" còn có một ngụ ý, đó là việc xây dựng tác phong nhất định phải thực hiện từ người làm quan, "một số ít người then chốt" cần đặt mình vào công tác này, mới có thể "từ trên xuống dưới". Không bao lâu sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến tỉnh Quảng Đông khảo sát, trong quá trình khảo sát không có lực lượng an ninh canh phòng nghiêm ngặt, cũng không có biểu ngữ chào đón. Khi tới Phụ Bình, tỉnh Hà Bắc thăm hỏi các hộ gia đình nghèo khó, Tổng Bí thư cùng ăn cơm đạm bạc với các cán bộ tháp tùng. Khi đội mưa khảo sát khu cảng công-te-nơ Dương La, Tân Cảng, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc, Tổng Bí thư xắn quần, tự cầm ô, khảo sát thực địa. Những biểu hiện tự mình làm, dẫn đầu noi gương, khiến các cán bộ và quần chúng nhân dân ghi nhận quyết tâm kiên định của Trung ương Đảng trong quản lý Đảng và đảm đương chính trị lấy mình làm gương.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>