2025-5-5 Mon.
  • Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tìm hiểu về tập tục Tết Đoan Ngọ Trung Quốc

    2018-06-15 18:22:56     cri
    Các bạn thân mến, mùng năm tháng năm âm lịch là Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là tết Đoan Dương, một trong những ngày lễ cổ truyền quan trọng của người Trung Quốc, được Nhà nước Trung Quốc quy định là ngày nghỉ lễ. Trong dân gian Việt Nam, Tết Đoan ngọ được gọi là: Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà các nước Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Qua đó có thể thấy, Tết Đoan ngọ chính là lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về tuần hoàn của thời tiết trong năm. Trong chương trình hôm nay, Sảnh Hoa xin mời các bạn cùng tìm hiểu về văn hoá Tết Đoan Ngọ Trung Quốc, hơn nữa, Sảnh Hoa cùng với anh Thành Trung đến thăm nhà chị Mẫn Linh, người giỏi nấu nướng trong ban Việt ngữ Đài CRI để tìm hiểu về cách gói bánh chưng của người miền Bắc Trung Quốc.

    Các bạn thân mến, trước hết xin hỏi các bạn có biết nguồn gốc Ngày tết Đoan Ngọ không? Hơn nữa, các bạn có biết tại sao người Trung Quốc lại ăn bánh chưng vào dịp Tết Đoan Ngọ? Thực ra, Tết Đoan Ngọ đã có nguồn gốc lâu đời.

    Quan điểm phổ biến nhất là để tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên. Khuất Nguyên, là thi sĩ, trung thần của nước Sở thời Chiến Quốc. Ông có tính khí cương trực, thường hay can gián nhà vua, nên bị nịnh thần gièm pha, sau bị đi đày. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất, ông uất ức liền gieo mình xuống sông Mịch La vào đúng mồng 5 tháng 5 âm lịch. Người dân thương tiếc ông, thường tổ chức các hoạt động để tưởng niệm ông vào đúng ngày này.

    Thuyết này xuất hiện sớm nhất là từ thời Nam Bắc Triều, có ghi chép "Tục Tề Hài Kíý" của Ngô Quân nước Lương (nam Nam triều), và "Kinh Sở Tuế Thời Kíý" của Tông Lẫm.

    Tương truyền, sau khi nghe tin Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La, rất nhiều người dân lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông Mịch La để cứu ông, đoàn thuyền đi mãi đến tận hồ Động Đình mà không tìm thấy thi thể của ông đâu. Sau này mỗi năm người dân đều tổ chức đua thuyền rồng, chính là bắt nguồn từ việc này. Lại truyền rằng, người dân sợ cá dưới sông ăn mất thi thể Khuất Nguyên, bèn mang cơm nắm thả xuống nước cho cá ăn, mong cá không rỉa thi thể ông. Từ đó có tục làm bánh chưng nhân ngày Đoan Ngọ.

    Trên đây chính là nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ Trung Quốc. Vậy, các bạn có biết tập tục trong ngày Tết này không? Vâng, đó chính là đua thuyền rồng.

    Đua thuyền rồng: thuyền rồng tùy từng địa phương mà có kích thước và số lượng người chèo khác nhau, nhưng đều làm từ gỗ, có vẽ trang trí. Trước khi đua thuyền phải mời rồng, tế thần. Thí dụ ở Quảng Châu, trước ngày Đoan Ngọ người ta phải đưa thuyền lên khỏi mặt nước, làm lễ tế ở miếu Nam Hải, rồi lắp đầu rồng và đuôi rồng, rồi mới thi đấu.

    Còn ở thành phố Mịch La, tỉnh Hồ Nam, trước hết phải ra miếu Khuất Nguyên tế cúng, trùm vải đỏ lên đầu rồng, đặt lên bàn tế. Tế xong mới lắp đầu rồng vào thuyền và đua, vừa để mời rồng, vừa tế Khuất Nguyên. Ở vùng Chiết Giang thì trước khi đua thuyền phải tế Tào Nga.

    Ngoài ra còn có các tục khác nữa như uống rượu hùng hoàng trừ ngũ độc, hái thuốc, hái trà… Theo Sảnh Hoa, việc "giết sâu bọ" ngày Đoan Ngọ Việt Nam cũng có khởi nguồn từ Trung Quốc, có lẽ tết Đoan Ngọ thực sự đã ra đời từ trước thời của Khuất Nguyên, và lưu truyền khá rộng rãi.

    Các bạn thân mến, ngoài những tập tục kể trên, người Trung Quốc còn có tập tục ăn bánh chưng vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh chưng, tiếng Trung gọi là:粽子. Vì cách làm gần giống bánh chưng của Việt Nam, bên ngoài gói lá, bên trong gạo nếp, có nhiều loại nhân. Nhưng bánh chưng của Trung Quốc không phải hình vuông to như Việt Nam, mà là hình củ ấu nho nhỏ. Ngày nay nhân bánh có rất nhiều loại, từ táo đỏ, thịt, long nhãn, trứng mặn đến bột dẻ,v.v.. Hôm nay, Sảnh Hao xin mời các bạn cùng anh Thành Trung đến nhà chị Mẫn Linh, để tìm hiểu cách gói bánh chưng theo người miền Bắc truyền thống Trung Quốc.

    Thành Trung: "Xin chào các bạn, nhân dịp Tết Đoan Ngọ sắp đến, nhân dịp ngày, người dân Trung Quốc thường hay ăn bánh chưng, hôm nay, tôi muốn học cách gói bánh trưng theo người miền Bắc Trung Quốc, sau đây, xin mời Mẫn Linh giới thiệu cùng chúng ta, xin mời Mẫn Linh".

    Mẫn Linh: "Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng học cách gói bánh chưng theo người miền Bắc Trung Quốc nhé". 216

    Thành TrùngTrung: "Xin hỏi Mẫn Linh, đây là nguyên liệu gì vậy?"

    Mẫn Linh: "Đây là lá bánh chưng, người miền Bắc Trung Quốc thường dùng lá lau để gói bánh chưng, thường là lá khô, còn đây là dây buộc bánh chưng".217

    Thành Trung: "Thế lá này và dây buộc này có phải ngâm từ những chiếc lá này không?".

    Mẫn Linh: "Trước khi làm phải ngâm khoảng một tiếng, rửa sạch. Đây là táo đỏ, vì bánh chưng người miền Bắc Trung Quốc thường là nhân táo đỏ, còn đây là gạo nếp, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu".

    Thành Trung: "OK, nào chúng ta cùng bắt đầu nhé".219-220

    Thành Trung: "Thế những lá này phải gấp như thế nào, Linh?"

    Mẫn Linh: "Như thế này, đây là lá lau, đây là phần đuôi, còn đây là phần đầu, anh gấp như thế này quay thành một hình quay gấp. Anh Trung ở Việt Nam có gói bánh chưng không ạ?".

    Thành Trung: "Hình như là chưa bao giờ gói bánh chưng, có phải như thế này, có đúng không?"

    Mẫn Linh: "Xong rồi mình phải cho gạo nếp vào, thường là cho thìa gạo nếp, xong rồi cho một quả táo đỏ. Tay anh phải cầm ở dưới."

    Thành Trung: "Thế ạà. Xong rồi gói lại thì phải như thế nào?".

    Mẫn Linh: "Lại cho thêm một thìa gạo nếp nữa, được chưa? Bánh chưng người miền Bắc Trung Quốc thì thường cho hai đến ba quả táo đỏ, nhưng táo đỏ hôm nay hơi to, nên Mẫn Linh chỉ cho một quả thôi. Anh có thể cho thêm ít gạo nếp, rồi gấp thành hình tam giác, và anh phải buộc chắc tímột chút".

    Thành Trung: "Chắc không ổn rồi, xấu quá".222

    Mẫn Linh: "Lần này hình như anh lại cho gạo nếp ít quá, bánh chưng 'gầy' quá".

    Thành Trung: "Ôi, trời ơi, bánh chưng 'gầy' quá".

    Sảnh Hoa: "Không sao, chúng ta làm lại lần nữa nhé, anh Trung cố lên".224

    Thành Trung: "Chắc bánh chưng miền Nam Trung Quốc giống như bánh chưng Việt Nam phải không? Cũng nhân đỗ xanh và thịt lợn".

    Mẫn Linh: "Đúng rồi, thực ra Mẫn Linh là người miền Nam, nhưng sau khi đi làm và sống ở miền Bắc, mới bắt đầu học cách gói bánh chưng miền Bắc của Trung Quốc".

    Thành Trung: "Thành Trung ở Việt Nam chỉ ra ngoài quán ăn thôi, chưa bao giờ gói qua bánh chưng ở nhà cả".

    Mẫn Linh: "Không sao, lần đầu tiên làm như thế tốt lắm rồi". 225

    Thành Trung: "Sau môiột thời gian gói bánh chưng, đây là những thành quả của Mẫn Linh và Thành Trung. Quả thực là lần đầu tiên gói bánh chưng theo người miền Bắc Trung Quốc. Rất là khó coi, nhưng luộc lên thì chắc không đến nỗi tệ. Thực ra gói bánh chưng cũng không khó lắm đâu, các bạn có thể tự thử ở nhà. Đây là thành quả toàn bộ ngày hôm nay".227-228

    Sảnh Hoa: "Vâng, theo cô giáo Mẫn Linh, cô thấy học trò Thành Trung hôm nay thế nào?".

    Mẫn Linh: "Mẫn Linh thấy, Thành Trung hôm nay có sự biểu hiện rất tốt, bởi vì anh ở Việt Nam không gói bánh chưng, nhưng sang Trung Quốc có tinh thần học cách gói bánh chưng theo người miền Bắc Trung Quốc. Mẫn Linh thấy đáng khích lệ".

    Sảnh Hoa: "Vâng, thế cô Linh có thể bật mí cho các bạn biết bí quyết gói bánh chưng theo người miền Bắc Trung Quốc chủ yếu là gì?"

    Mẫn Linh: "Một là gạo nếp và táo đỏ, táo đỏ phải chọn loại nhỏ nhỏ, trước khi gói, gạo nếp phải ngâm khoảng 2-3 tiếng, cách gói thì mỗi người có một kiểu, nhưng nếu muốn ăn theo người miền Bắc chính thống, thì phải mua gạo nếp và táo đỏ tốt mới được".

    Sảnh Hoa: "Thế thì nếu cô giáo Mẫn Linh chấm điểm cho học trò Thành Trung thì hôm nay anh ấy được bao nhiêu điểm nhỉ?".

    Mẫn Linh: "Nếu chấm cho tinh thần của anh Thành Trùng thì được 100 điểm, còn chấm theo thành quả của anh Trung, thì Thành Trung còn không gian tiến bộ".

    Sảnh Hoa: "Xin cảm ơn cô giáo Mẫn Linh".

    Mẫn Linh: "Xin cảm ơn".231

    Sảnh Hoa: "Thế anh Thành Trung có cảm nhận sâu sắc nhất về cách gói bánh chưng người miền Bắc Trung Quốc là gì?"

    Thành Trung: "Thực ra gói bánh chưng ở đâu cũng có kỹ thuật như nhau. Nhưng mà vì Thành Trung chưa gói bánh chưng lần nào, nên hôm nay lúc đầu gói rất sấuxấu, về sau thì cũng đỡ hơn một chút, nhưng nói chung là vẫn chưa ổn".

    Sảnh Hoa: "Vâng, thế theo anh, cách gói bánh chưng hình 'Tam giác' của Trung Quốc khó hơn hay là cách gói bánh chưng hình vuông của Việt Nam khó hơn?".

    Thành Trung: "Hai kiểu khác nhau, vì hình vuông kiểu Việt Nam nhiều khi có một khuôn gỗ sẵn, mình chỉ cần đặt lá vào, quan trọng là cách ép lá vào và buộc dây, nếu buộc chặt thì gạo nếp sẽ không bị rơi ra khỏi lá".

    Sảnh Hoa: "Vâng, thế hôm nay nếu mình tự chấm điểm cho mình thì theo anh sẽ được bao nhiêu điểm?".

    Thành Trung: "Nói chung là không được vượt qua giới hạn thấp nhất, có nghĩa là chưa đạt yêu cầu, chắc là phải gói lại".

    Sảnh Hoa: "Thế thì lần sau cố lên nhé, chúc anh thành công".232

    Các bạn thân mến, trên đây là đoạn ghi âm về quá trình tập gói bánh chưng theo người miền Bắc Trung Quốc của anh Thành Trung, cảm ơn chị Mẫn Linh chỉa sẻ, cũng cảm ơn sự cố gắng của anh Thành Trung.

    Vì thời gian có hạn hẹp, chương trình Trung Quốc ngày này kỳ này xin khép lại tại đây, không biết các bạn có tập tục gì vào ngày Tết Đoan Ngọ, xin mời các bạn viết thư điện tử cho Sảnh Hoa qua Facebook, Sảnh Hoa sẵn sàng trả lời vàrất vui lòng trao đổi với quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>