suc kheo va doi song
|
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, mỗi mùa có một cách dưỡng sinh phù hợp với thời tiết, khí hậu của mùa đó. Dưỡng sinh theo mùa đem lại cho con người không chỉ sức khỏe thể chất và tinh thần, mà còn kéo dài tuổi xuân, nâng cao tuổi thọ.
Mùa xuân, khí dương trong vạn vật hồi sinh và thăng phát. Cơ thể con người cũng hưng phấn cùng trời đất, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn, vì vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân phải chú ý bảo vệ và bồi dưỡng dương khí.
Theo Trung y, vào mùa xuân, chúng ta nên ngủ muộn, trước khi đi ngủ dùng nước nóng hòa một chút muối rửa từ đầu gối xuống bàn chân để giải khí độc. Buổi sáng nên dậy sớm, chải đầu 100 lần rồi đi bộ.
Về ăn uống, nên giảm mặn và chua, tăng ngọt và cay để bổ thận và phế (phổi), làm toát bớt mồ hôi nhằm xua tan khí độc mùa đông; tránh dùng các thức ăn lạnh dễ làm tổn thương dương khí. Không dùng quá nhiều đồ bổ béo, khó tiêu vì dễ làm tổn thương tỳ, vị, nhất là người già, trẻ em và những người có bệnh lý đường tiêu hóa.
Vào đầu mùa xuân, do khí lạnh vẫn còn, gió không mạnh nhưng nhiều. Phong và hàn kết hợp với nhau dễ thâm nhập vào cơ thể, làm phát sinh cảm mạo, khiến bệnh tật cũ tái phát. Vì vậy, vào mùa xuân, quần áo không cần mặc nhiều nhưng phải đủ ấm, chú ý vùng lưng và chân; tránh để nhiễm lạnh, nhất là lúc sáng sớm và nửa đêm.
Mùa xuân cũng là lúc tỳ và phế suy yếu nhất, con người dễ bị rối loạn tiêu hóa, cảm mạo, ho hen... nên cần bảo dưỡng hai tạng này. Ăn uống không nên quá no, cũng không dùng những thứ khó tiêu hóa có thể gây tổn hại cho tỳ, vị.
Hạ dưỡng trưởng
Mùa xuân và mùa hạ đều thuộc dương, nhưng mùa xuân là thiếu dương, hạ là thái dương, vì vậy cách dưỡng sinh trong hai mùa này cũng có sự khác biệt.
Theo Trung y khuyên: 3 tháng mùa hạ cần phải ngủ muộn, dậy sớm, không nên chán ghét ngày dài và trời nóng, sao cho ý chí thoải mái không giận hờn, làm cho dương khí trong người được tuyên thông ra ngoài.
Nên chú trọng việc vận động kết hợp với lao động, với nghỉ ngơi để tăng sức khỏe. Việc kết hợp lao động trí óc với chân tay là phương thức rèn luyện thân thể rất tốt.
Theo Hoàng đế Nội kinh, mùa hạ khí nóng quá thịnh khiến miệng khô, nhiều mồ hôi, thân thể sa sút, mệt mỏi, muốn uống đồ lạnh, muốn ngâm mình vào nước lạnh. Nhưng nếu thường xuyên uống nước lạnh, ngâm mình trong nước lạnh hoặc vào những nơi ẩm ướt, hay sau khi ra mồ hôi nhiều không kịp thời thay quần áo,… dễ dẫn đến mắc bệnh thấp.
Mặt khác, vào mùa hạ thường dễ bị nhiệt, viêm lưỡi, tiêu chảy và các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng. Y học cổ truyền cho rằng, để phòng chống các bệnh nói trên, việc bồi bổ cơ thể phải bảo đảm thực hiện đầy đủ chữ thanh.
Đó là thanh nhiệt: Chọn thức ăn có tính mát để lập lại sự cân bằng giữa trong và ngoài. Hai là thanh đạm: Dùng thực phẩm dễ tiêu, dễ ăn và không gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của tỳ, vị. Thực phẩm có tác dụng thanh, giải nhiệt gồm: Dưa hấu, canh đậu xanh, ngân hoa, hoắc hương, mai chua...
Để chống lại trạng thái miệng khát, nhiều mồ hôi, không muốn ăn cơm, mệt nhọc, nên chọn thực phẩm có thể thanh tâm hỏa, trừ thấp, như: Củ cải, trúc diệp, lá sen, cúc hoa, dưa hấu, phục linh…
Khi ra mồ hôi nên kịp thời thay quần áo. Không nên quá ham mát lạnh, ăn uống nhiều đồ lạnh, sống, nhất là nước đá. Không nên ăn quá nhiều cá, thịt và đồ cay nóng.
Thu dưỡng thu
Mùa thu chuyển từ trạng thái tăng trưởng sang thu nhập, dương suy âm thịnh; thời tiết từ nóng chuyển sang mát lạnh, khô hanh, vì thế, phép dưỡng sinh trong mùa thu là phải thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể.
Do tiết trời se lạnh, lá rụng, ngày ngắn đêm dài dần,… dễ khiến con người rơi vào trạng thái buồn bã, vì vậy, để cân bằng tinh thần và sức khỏe, mọi người nên ra khỏi nhà, đi du lịch hoặc leo núi ngắm cảnh; có tinh thần lạc quan, bình tĩnh, tránh xúc động, tránh khí huyết dâng trào,… để tránh mọi bệnh tật.
Việc vận động cơ thể vào mùa thu cũng chỉ ở mức vừa phải, vì mùa thu lấy tích trữ làm chủ; không cần thiết vận động cho đổ nhiều mồ hôi để hạn chế tiêu tán âm khí, thế mới dưỡng được khí, cơ thể mới khỏe mạnh.
Mùa thu trong ngũ hành là tương ứng với kim, cũng ứng với phổi. Do đó mùa thu cần chú ý dưỡng âm ẩm chống khô hanh, chăm sóc can và tỳ.
Về ăn uống: Tăng chua, ngọt, vì món ăn chua giúp dưỡng can, ngọt dưỡng tỳ. Mùa thu cần kiêng bớt vị cay vì các món này làm khí phổi phát quá độ, sẽ gây tổn hại cho phổi và tổn thương tới can, tỳ.
Nên ngủ sớm, dậy sớm để giúp tinh thần bình ổn. Tiết trời mùa thu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, vì vậy chúng ta nên ngủ trưa để làm khỏe tim, giảm rủi ro bệnh tim mạch.
Mùa thu nên để cơ thể mát mẻ nhằm giảm tiết mồ hôi, vì mồ hôi ra làm âm khí hao tổn. Thế nhưng cũng không nên để cơ thể lạnh quá. Người già, trẻ nhỏ và người sức khỏe kém nên mặc thêm áo ấm, tránh để khí lạnh làm thương tổn cho phổi.
Đông dưỡng tàng
Mùa đông là mùa lạnh nhất trong năm, cũng là mùa âm cực thịnh, mọi vật đều đang bế tàng. Vì thế, để thuận ứng với bế tàng của mùa đông chúng ta cần giữ dương khí và bảo vệ âm khí. Có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh, âm dương mới điều hòa.
Cũng giống như mùa thu, do tiết trời mùa đông lạnh giá, u ám, con người dễ rơi vào tình trạng buồn bã, ngại vận động, khiến cho sức khỏe tinh thần và thể chất đều trì trệ. Vì vậy, trong mùa đông, chúng ta nên tăng cường vận động cơ thể, tìm niềm vui cho tinh thần như nghe nhạc, đọc sách, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè.
Mùa đông nên ngủ sớm, dậy muộn nhằm bảo vệ dương khí và nuôi dưỡng âm khí, vì khi ngủ, âm khí được nuôi dưỡng tốt nhất.
Mùa đông cần ăn nhiều vị đắng để bổ tâm, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản. Nên ăn thêm các thực phẩm có vị ngọt để cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì, không tốt cho dạ dày, tim, thận. Nên tăng ăn cay để hành khí, hoạt huyết, trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể.
Dinh dưỡng học cổ truyền còn cho rằng vị mặn có tác dụng bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận. Theo nguyên tắc "thu đông dưỡng âm", mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm vị mặn để bổ thận, nhưng cũng không nên lạm dụng vì dễ làm tổn hại đến tạng tâm và cũng không có lợi cho tạng tỳ.
Dù có tẩm bổ cũng nên tránh những đồ cao lương mỹ vị. Ăn uống thanh đạm là một trong những nguyên tắc của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |