Ke chuyen Tap Can Binh 2018-03-07
|
"Giỏi kể chuyện là đặc điểm chung của các nhà chính trị và nhà tư tưởng nổi tiếng trong và ngoài nước. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là một trong số đó. Bất cứ phát biểu tại hội nghị, khi đi điều tra nghiên cứu, hay phát biểu diễn văn trong các chuyến thăm nước ngoài, bài viết đăng trên các tờ báo và tập san, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đều truyền đạt khéo léo ý nghĩa sâu sắc bằng các câu chuyện. Qua các câu chuyện, Tổng Bí thư Tập Cận Bình giới thiệu văn hóa lịch sử của Trung Quốc, trình bày con đường cải cách và phát triển cũng như chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc. Hoan nghênh các bạn đón nghe Chương trình 'Kể chuyện Tập Cận Bình'".
M: Mẫn Linh xin chào các bạn. Các bạn đang nghe là chương trình "Kể chuyện Tập Cận Bình", chương trình mới phát sóng hai tuần một lần trên sóng Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Nội dung chương trình đến từ cuốn sách "Tập Cận Bình kể chuyện" do Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc xuất bản và Ban Bình luận Nhân dân Nhật báo Trung Quốc biên tập, qua các câu chuyện mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình dẫn trong các trường hợp, mong bạn có thể tìm hiểu các quan điểm quản lý nhà nước đằng sau câu chuyện. Hôm nay, mời các bạn tìm hiểu câu chuyện Tứ Tri Cự Kim.
Phát biểu tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 18 ngày 6/1/2017, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:
Trong lịch sử, có một câu chuyện nổi tiếng, người Đông Hán Dương Chấn từng đảm nhiệm Thích sứ Kinh Châu, về sau được điều động làm Thái thú Đông Lai. Trên đường đến Đông Lai nhậm chức, Dương Chấn đi qua Xương Ấp, quan huyện Xương Ấp Vương Mật là quan chức mà Dương Chấn từng tiến cử khi đảm nhiệm Thích sứ Kinh Châu. Vương Mật nghe nói Dương Chấn đi qua, nhằm báo đáp ân tình dìu dắt, ban ngày đến chào Dương Chấn với hai bàn tay trắng, buổi tối đã chuẩn bị 10 cân vàng gửi tặng Dương Chấn. Vương Mật nói: "Hiện là nửa đêm, không ai biết đâu." Dương Chấn nói: "Thiên tri, địa tri, ngã tri, tử tri (trời biết, đất biết, tôi biết, bạn biết), sao lại nói không ai biết"? Nghe xong, Vương Mật rất xấu hổ. Dương Chấn làm quan liêm khiết, có bạn cũ và bề trên khuyên ông mua tài sản cố định cho con cháu, Dương Chấn nói: "Để các thế hệ sau tự xưng là con cháu của quan liêm khiết, tôi để lại cái này cho họ, cũng rất hậu chứ sao"? Đây chính là một giác ngộ.
M: Các bạn thân mến, từ thời cổ Trung Quốc đã có rất nhiều giai thoại về làm quan thanh liêm, chẳng hạn như Dương Tục "Huyền Ngư Cự Hối" (có nghĩa là treo cá từ chối nhận hối lộ), Tử Hấn "Dĩ Bất Tham Vi Bảo" (có nghĩa là lấy phẩm chất không tham làm quý), Khổng Phấn "Thân Xử Chỉ Cao Bất Tự Nhuận" (sống trên vùng đất giàu chứ mình không giàu), Bao Chửng "Bất Trì Nhất Nghiễn Quy" (không mang một nghiên về), v.v. và v.v.. Các câu chuyện về Dương Chấn như "Tứ Tri Cự Kim" và "Con cháu quan thanh liêm" cũng tiếng truyền sử xanh.
Tứ Tri Đường Dương Chấn, tự Bá Khởi, người Hoa Âm, Thiểm Tây, Trung Quốc, là học giả nổi tiếng thời Đông Hán. Ông làm quan từ lúc 50 tuổi, làm quan thanh liêm, về sau thăng tiến làm Tam Công. Câu chuyện "Tứ Tri Cự Kim" được ghi trong cuốn "Hậu Hán Thư • Dương Chấn truyện". Buổi tối, Vương Mật mang vàng đến biếu, nói: "Mộ dạ vô tư giả" (có nghĩa là buổi tối không ai biết đâu). Nhưng Dương Chấn lại phản bác một cách lời nghiêm nghĩa chính rằng: "Thiên tri, địa tri, ngã tri, tử tri (có nghĩa là trời biết, đất biết, tôi biết, bạn biết). Sao lại nói không ai biết"? Vương Mật thấy xấu hổ và ra về. "Hậu Hán Thư" còn ghi chép rằng, Dương Chấn "tính chính trực và liêm khiết, không tiếp khách vì chuyện tư, con cháu thường ăn rau-củ-quả và xuất hành bằng cách đi bộ, vì vậy, bề trên khuyên ông mua tài sản cố định cho con cháu, Chấn không chịu, nói: 'Để các con cháu mai sau tự xưng là con cháu của quan thanh liêm, lấy đó làm di sản, chẳng lẽ cũng rất hậu chứ sao"?
Người đời sau tôn vinh Dương Chấn là "Dương Tứ Tri", "Thái thú Tứ Tri", "Tiên sinh Tứ Tri" bởi câu chuyện "Tứ Tri Cự Kim", trong cổng Phủ Lai Châu mãi đến đời Nhà Minh vẫn còn chùa Dương Công và Tứ Tri Đường. Cuốn "Vĩnh Sử Thi • Quan Tây" của nhà thơ đời Nhà Đường Hồ Tăng ca ngợi rằng: "Dương Chấn U Hồn Hạ Bắc Mang, Quan Tây Tông Tích Toại Hoang Lương. Tứ Tri Mỹ Dụ Lưu Nhân Thế, Ứng Vu Càn Côn Cộng Cửu Trường".
Cổng Tứ Tri Phường Dương Chấn không những giữ cho mình trong sạch, mà còn đứng ra phê phán các tật xấu trong quan trường. Đối với các hoàng thân quý thích, ông cũng dám nói thẳng. Bác của Hán Võ Đế Cảnh Bảo, anh trai của Hoàng hậu Diêm Hiển... tiến cử với Dương Chấn người thân và bạn bè của mình vào Triều đình làm quan, Dương Chấn biết những người này vô tài vô đức, đều dứt khoát từ chối.
Nhân phẩm và nếp sống như vậy là sự biếu tặng tốt nhất cho con cháu. Theo sử sách ghi chép, bốn đời gia đình Dương Chấn trong sạch, nếp sống liêm chính. Dương Bỉnh-con trai Dương Chấn, ban đầu ẩn cư ở vùng sâu dạy học, hơn 40 tuổi mới ra ngoài làm quan, mang đậm phong cách của bố. Có cấp dưới biếu xén triệu đồng, ông "đóng cửa không nhận, tự xưng liêm khiết". Dương Tứ, con trai Dương Bỉnh, làm chức Thái Ủy, các cháu chắt của Dương Chấn, như Dương Kỳ, Dương Bưu, đều kế thừa nếp sống thanh liêm của ông cha. Nếp sống gia đình "con cháu của quan thanh liêm" Dương Chấn được truyền tụng muôn thuở.
Tứ Tri Đường Phát biểu tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 18, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Các cán bộ lãnh đạo của Đảng cần phải theo đuổi giác ngộ, cần có giác ngộ. Có giác ngộ, giác ngộ cao mới có thể tìm ra chuẩn tắc cho hành vi của mình". Tổng Bí thư kể câu chuyện "Tứ Tri Cự Kim", để lại sự thanh liêm cho con cháu của Dương Chấn, chính đã nói lên ý nghĩa quan trọng của giác ngộ đối với một người lập thân, lập nghiệp, lập ngôn và lập đức. Có giác ngộ mới có thể phân biệt phải trái, công tư, có giác ngộ mới có thể vun đắp chính khí, loại bỏ thói tục. Giác ngộ là "lửa thử vàng" kiểm nghiệm tư tưởng và phẩm chất của một người, đứng trước mâu thuẫn giữa công và tư, nghĩa và lợi, phải và trái, chính và tà, buồn và vui, lựa chọn cái trước hay cái sau, là nhờ giác ngộ.
M: Kết thúc chương trình, mời các bạn thưởng thức bài hát "Ánh Sơn Hồng" ra đời những năm 70 thế kỷ trước, nhưng thịnh hành trở lại qua sự thể hiện của nhiều ca sĩ đương đại. Đây là bài hát ca ngợi sự nhiệt tình của mọi người đối với Hồng Quân, tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Phiên bản hôm nay là đến từ nữ ca sĩ Trung Quốc Hàn Hồng. Mời các bạn cùng thưởng thức. Mẫn Linh xin hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ sau.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |