• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chúc mừng năm mới, tiễn năm cũ! Tân niên phúc lộc đến muôn nhà

    2018-02-14 09:22:39     CRIonline


    SH: Chúc quý vị và các bạn năm mới an khang, thịnh vượng.

    TT: Chúc quý vị và các bạn sức khoẻ dồi dào, gia đình hạnh phúc.

    SH: Chúc quý vị và các bạn có một năm mới tràn đầy thu hoạch.

    TT: Chúc quý vị và các bạn có một năm mới tràn đầy niềm vui.

    SH: Xin chào quý vị các bạn, hôm nay là mồng 5 Tết, ngày Tết cổ truyền long trọng nhất của nhân dân hai nước Trung-Việt

    TT – Nhân dịp này Sảnh Hoa và Thành Trung xin gửi tặng quý vị và các bạn chương trình "Trung Quốc ngày nay" đặc biệt mừng xuân Mậu Tuất với chủ đề: Chúc mừng năm mới, tiễn năm cũ! Tân niên phúc lộc đến muôn nhà!

    SH – Thành Trung này, Thành Trung có biết ở Trung Quốc, ngày mùng 5 Tết còn được gọi là ngày gì không?

    TT – Tất nhiên là biết rồi, người dân Trung Quốc gọi ngày mùng 5 Tết là ngày "Phá ngũ", hay còn gọi là "Ngày thần tài" !

    SH - Đúng vậy. Theo quan niệm truyền thống của người dân Trung Quốc, mùng 5 Tết gọi là "phá ngũ", vì đây là ngày có thể "phá" bỏ mọi kiêng kị của ngày Tết, mọi người có thể mặc sức vui chơi thỏa thích mà không sợ phạm những điều cấm kị của ngày Tết.

    TT- Vâng. Ngày mùng 5 Tết còn là ngày rước "Thần tài". Theo truyền thuyết dân gian, ngày này là ngày rước "Ngũ lộ Thần tài" (tức thần tài của 5 phương), mọi người tin rằng đón được Thần tài thì trong năm mới này cuộc sống sẽ sung túc và phát tài.

    SH - Vào lúc 0 giờ 0 phút, mọi người mở toang tất cả các cánh cửa và cửa sổ để dâng hương hoa, bánh trái rước thần tài vào nhà, ai nấy đều hy vọng rằng "Thần tài" sẽ mang theo của cải vào nhà mình để cầu chúc cho gia đình có một năm mới no đủ, sung túc.

    TT - Ngoài ra, theo truyền thuyết, mùng 5 Tết cũng là ngày sinh của trâu, bò, và thường được gọi là ngày "Cấn Ngưu Canh Xuân". Sau đây, mời quý vị và các bạn hãy cùng thưởng thức bài hát: "Thần tài gửi lộc đến muôn nhà" trong tiếng pháo giòn tan, cùng cảm nhận bầu không khí náo nhiệt trong ngày "Phá ngũ" tại các nơi ở Trung Quốc nhé!

    (歌曲《财神到》)

    SH: Các bạn đang nghe là chương trình đặc biệt Trung Quốc ngày nay mừng xuân Mậu Tuất của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Các bạn thân mến, đầu năm âm lịch Trung Quốc gọi là Tết Xuân - 春节, là ngày tết cổ truyền long trọng nhất của nhân dân Trung Quốc, tượng trưng cho đoàn kết, thịnh vượng, là ngày tết mà mọi người gửi gắm hy vọng vào tương lai. Anh Thành Trung có biết tập tục ăn tết của người dân Trung Quốc có bao nhiêu năm lịch sử không?

    TT: Theo ghi chép của sử sách, tập tục ăn tết của người dân Trung Quốc đã có hơn 4000 năm lịch sử, tết cổ truyền là do vua Ngu Thuấn khởi xướng. Trong một ngày cách đây hơn 2000 năm trước công nguyên, vua Thuấn tức Thiên Tử dẫn dắt các quan trong triều đi cúng tế trời đất. Thế là người ta đã lấy ngày đó làm ngày đầu tiên của năm, tức mồng một tháng Giêng. Được biết chính đó là cội nguồn của năm mới Âm lịch, sau đó được gọi là Tết Xuân. Ngày xưa Tết Xuân cũng gọi là Tết Nguyên Đán. Còn cả tháng diễn ra Tết Xuân thì được gọi là Nguyên Nguyệt .

    SH: Hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, Tết Nguyên Đán ở các triều đại Trung Quốc không thống nhất với nhau. Đời nhà Hạ lấy Nguyên Nguyệt Mạnh Xuân làm tháng Giêng, đời nhà Thương lấy tháng Chạp làm tháng Giêng, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước đã lấy tháng 10 làm tháng Giêng, thời kỳ đầu của đời nhà Hán vẫn áp dụng lịch đời nhà Tần. Vua Hán Vũ ra lệnh các đại thần tạo ra "Lịch Thái Dương", quy định lấy tháng Giêng Âm lịch làm đầu năm, mồng một tháng Giêng là ngày đầu tiên của một năm, đó tức là Nguyên Đán. Sau đó Trung Quốc luôn luôn áp dụng biện pháp kỷ niên bằng lịch của đời nhà Hạ cho đến những năm cuối đời nhà Thanh, tổng cộng sử dụng trong suốt 2080 năm. Lịch của đời nhà Hạ còn gọi là Âm lịch hoặc Nông lịch .

    TT: Ngày 27/9/1949, phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính hiệp Trung Quốc quyết định, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ đồng thời áp dụng cách tính kỷ niên công nguyên thông dụng của quốc tế. Để phân biệt Tết Dương lịch với Tết Âm lịch, đồng thời cũng xét đến tết "Lập Xuân" trong 24 Tết Âm lịch thường thường xuất hiện trước hoặc sau tết cổ truyền, cho nên Trung Quốc lấy ngày 1/1 Dương lịch làm "Tết Dương Lịch" - 元旦 , gọi mồng một tháng Giêng Âm lịch là "Tết Xuân" - 春节.

    SH: Những ngày này, mọi người háo hức mua sắm hàng tết, cả gia đình đều sum họp bên nhau cùng ăn bữa cơm đoàn tụ thân mật, rồi dán tranh Tết và câu đối đỏ để đón chào một năm mới.

    TT: Đúng vậy, hiện nay, hoạt động chào mừng Tết trở nên càng thêm phong phú đa dạng, không những giữ lại tập tục dân gian ngày xưa, mà còn tăng thêm rất nhiều nội dung mới, khiến Tết cổ truyền đậm đà hơi thở của thời đại mới.

    SH: Đúng vậy, và không biết Thành Trung có biết người dân Bắc Kinh ăn Tết thường đi đâu chơi không nhỉ?

    TT: Tất nhiên, Thành Trung biết phần lớn người Bắc Kinh sẽ đi Lễ hội Tết, tiếng Trung gọi là 庙会phải không?

    SH: Chính xác, mà chắc Thành Trung chưa biết Lễ hội Tết Xưởng Điện ở Bắc Kinh năm nay khá đặc biết đấy.

    TT: Vậy à? Đặc biệt ở chỗ nào vậy?

    SH: Sảnh Hoa bật mí nhé, vì Triển lãm tranh Tết truyền thống Trung-Việt năm 2018 đang được trưng bày tại Lễ hội Tết Xưởng Điện Bắc Kinh. Mấy hôm trước, Sảnh Hoa vừa đưa cả gia đình đi tham quan rồi đấy.

    TT: Hoá ra là thế, Thành Trung cũng định đi thăm đấy, nghe nói triển lãm này đã thu hút rất nhiều người dân Bắc Kinh đến thăm, phải không?

    SH: Đúng vậy, triển lãm này đã giới thiệu 25 bức tranh Tết truyền thống Trung Quốc và 25 bức tranh Tết truyền thống Việt Nam, vừa đại điện cho phong cách nghệ thuật và đặc sắc địa phương của hai nước, vừa thể hiện cội nguồn truyền thống tương đồng. Triển lãm lần này trước tiên trưng bày tại Bắc Kinh, sau đó sẽ trưng bày tại Hà Nội, Việt Nam trong thời gian Tết Nguyên đán Mậu Tuất.

    TT: Trong triển lãm lần này, công chúng và khách tham quan triển lãm sẽ được chiêm ngưỡng những bộ sưu tập tranh dân gian Việt Nam với các dòng tranh đặc sắc như: Đông Hồ, Hàng Trống… Các bức tranh mang tâm hồn Việt này tiêu biểu cho 3 đề tài: tranh Tết, tranh thờ và tranh thế sự mang ý nghĩa hướng về gia đình, về truyền thống và cội nguồn.

    SH: Vâng, đúng vậy, trong khi đó, các bức tranh dân gian độc đáo của Trung Quốc cũng kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người xưa. Các bức tranh dân gian của Trung Quốc đã phản ánh rõ nét tương đồng với Việt Nam về phong tục mua tranh Tết tạo sự ấm cúng và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Đặc biệt, các nghệ nhân của hai nước cũng đã giới thiệu nhiều nét văn hóa truyền thống và hướng dẫn khách tham quan tìm hiểu những nét đẹp dân gian của các dòng tranh này. Sảnh Hoa còn hân hạnh phỏng vấn một trong những nghệ nhân nổi tiếng Bắc Kinh Bạch Đại Thành, ông cho biết:

    "Hai nước Trung-Việt láng giềng với nhau, có nét văn hoá nghệ thuật tương thông lẫn nhau, nhất là nghệ thuật dân gian, tôi cũng sưu tầm tranh Tết Việt Nam, tranh Tết truyền thống Trung-Việt có nhiều nét tương đồng, các bức tranh đã tràn đầy niềm hy vọng hữu nghị, hoà bình và bình an. Sau này, chúng ta nên thường xuyên tổ chức những hoạt động tương tự như vậy, để người dân hai nước hiểu biết lẫn nhau hơn. Nhân dịp Tết Mậu Tuất năm 2018, tôi xin kính chúc các bạn thính giả Việt Nam hạnh phúc hoà bình, bình an như ý, chúc mừng năm mới! "

    TT: Cảm ơn cụ Bạch Đại Thành, sau đây, xin mời quý vị và các bạn thường thức bài hát Tết Trung Quốc tưng bừng náo nhiệt "Tết Trung Quốc vui vẻ"---欢乐中国年

    (歌曲《欢乐中国年》)

    SH: Các bạn đang nghe là chương trình đặc biệt Trung Quốc ngày nay mừng Tết Mậu Tuất của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Sảnh Hoa

    TT: Tôi là Thành Trung. Cô Sảnh Hoa kính mến, Thành Trung thay mặt các bạn nhỏ đáng yêu xin hỏi cô Sảnh Hoa, người dẫn chương trình tiết mục "Cô kể bé nghe" có thể kể một câu chuyện liên quan tới Tết không nhỉ? Các bạn nhỏ đang mong đợi đấy.

    SH: Nhất trí, các bạn nhỏ đáng yêu. Bây giờ cô Sảnh Hoa bắt đầu câu chuyện ngày hôm nay nhé. Các bạn nhỏ có biết tại sao ăn Tết trong tiếng Trung gọi là "quá niên" không?

    Tương truyền rằng, ngày xửa ngày xưa ở Trung Quốc có con thú dữ gọi là "Niên", trên đầu có sừng, hết sức hung dữ. Thú "Niên" quanh năm suốt tháng sống dưới đáy biển, cứ đến Đêm giao thừa thì nó mới lên bờ để giết súc vật và hại người.

    Chính vì vậy, cứ đến ba mươi Tết, già trẻ gái trai trong các làng trại đều phải chạy vào rừng sâu núi thẳm tránh bị thú dữ "Niên" làm hại.

    Có năm vào ba mươi Tết, giữa lúc bà con trong thôn Hoa Đào đang dìu già dắt trẻ lên núi lánh nạn, thì thấy một cụ ăn xin bước vào thôn. Bà con trong thôn người thì khóa chặt nhà cửa, người thì thu dọn đồ đạc, người dắt cả trâu và cừu đi, đâu đâu cũng là tiếng la hét của người và tiếng hí của ngựa, không ai để ý và quan tâm tới cụ ăn xin này .

    Chỉ có một cụ bà ở phía Đông đầu thôn Hoa Đào cho cụ ăn xin này một ít đồ ăn, đồng thời khuyên cụ nhanh chóng lên núi tránh thú dữ "Niên", cụ vừa cười vừa nói rằng: "Nếu bà cho tôi ở lại nhà một đêm, tôi nhất định có thể đuổi thú dữ 'Niên' ra khỏi thôn".

    Nửa đêm, thú dữ "Niên" xông vào thôn Hoa Đào. Nó thấy bầu không khí trong thôn khác với mọi năm, nhà của cụ bà ở phía Đông đầu thôn, trên cửa có dán giấy đỏ, trong nhà thắp nến sáng trưng. Khiến thú dữ "Niên" hoảng sợ run lẩy bẩy và thét lên tiếng nghe rất lạ.

    Thú dữ "Niên" căm phẫn nhìn chằm chằm vào nhà của cụ bà một lúc, rồi gầm thét xông vào nhà. Khi đến trước cửa nhà, trong sân đột nhiên vang lên tiếng nổ "đùng đùng", khiến nó run sợ không dám xông vào nữa.

    Hóa ra, thú dữ "Niên" rất sợ màu đỏ, ánh lửa và tiếng nổ. Lúc đó, cánh cửa của nhà cụ bà mở ra, chỉ thấy trong sân vườn có một cụ ông choàng áo đỏ đang cười ha hả. Thú dữ "Niên" cảm thấy rùng rợn, hoảng loạn tháo chạy .

    Ngày hôm sau là mồng một Tết, bà con lên núi lánh nạn trở về thôn Hoa Đào thấy mọi điều trong thôn bình an vô sự liền cảm thấy hết sức kinh ngạc. Lúc này, cụ bà dường như mới sực nhớ ra, liền kể lại cho bà con sự việc trên.

    Để chúc mừng những điều tốt lành, bà con trong thôn tưng bừng phấn khởi, ai nấy đều mặc áo mới và đội mũ mới, đến nhà họ hàng và bạn bè chúc mừng nhau và thăm hỏi lẫn nhau. Sau đó việc này đã nhanh chóng truyền khắp thôn Hoa Đào, làm cho mọi người đều biết áp dụng biện pháp để xua đuổi thú dữ "Niên".

    Thế là cứ vào ba mươi Tết, nhà nào nhà nấy đều dán câu đối đỏ, đốt pháo, thắp đèn rực rỡ sáng trưng đón chào Đêm giao thừa. Sáng mồng một Tết, mọi người đi thăm nhau, chúc mừng nhau. Chính vì thế tập tục này ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành ngày Tết cổ truyền long trọng nhất của người dân Trung Quốc .

    TT: Hoá ra là vậy, thật tuyệt vời!

    (歌曲《过年好》)

    SH: Các bạn đang nghe là chương trình đặc biệt Trung Quốc ngày nay mừng Tết Mậu Tuất của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Sảnh Hoa

    TT: Tôi là Thành Trung.

    SH: Anh Thành Trung năm nay ăn Tết tại Trung Quốc đã ăn những món gì đặc sắc gì vậy?

    TT: Ở Bắc Kinh nói chung và Trung Quốc nói riêng, vào dịp Tết đến thì cũng có nhiều món đặc sắc, trong đó không thể không kể tới món sủi cảo, cá, v.v..

    SH: Trung Quốc là một nước gồm nhiều dân tộc, hình thức ăn mừng Tết cổ truyền của các dân tộc cũng không hoàn toàn giống nhau.

    TT: Vâng, đúng vậy. Trong đó tập tục mừng tết của các dân tộc Hán, Mãn và Triều Tiên gần như nhau, cả gia đình đoàn tụ, ăn "Bánh Bột Nếp" và "Sủi Cảo" cùng rất nhiều món nữa, đồng thời treo đèn kết hoa, đốt pháo và cầu chúc cho nhau. Các hoạt động đón mừng Tết cổ truyền diễn ra hết sức phong phú, tại một số nơi người ta vẫn tổ chức hoạt động cúng tổ tế thần, để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng, bội thu được mùa .

    SH: Tin rằng các bạn có chút hiểu biết về Trung Quốc đều biết, sủi cảo là món ăn truyền thống của miền Bắc Trung Quốc, người ta hay dùng nó để thay cơm, nghĩa là sủi cảo là cơm chính, ăn sủi cảo thì không cần ăn cơm nữa, các bạn nếu ăn không quen cũng có thể coi nó là một món ăn nhẹ. Gói sủi cảo vào đêm 30 Tết là một phong tục Tết truyền thống của Trung Quốc, sủi cảo ăn vào ngày 30 Tết phải là nhân thịt hoặc nhân chay. Ở Việt Nam cũng có sủi cảo, tức bánh chẻo, nhưng ở Trung Quốc, có thể căn cứ sở thích cá nhân của mỗi người, làm sủi cảo bằng nhiều loại nhân khác nhau. Sau đây xin mời các bạn cùng anh Thành Trung tìm hiểu về cách làm sủi cảo Trung Quốc:

    TT: Nguyên liệu: trước tiên cần chuẩn bị bột mì, thịt băm và gia vị. Nhằm đơn giản hóa cách làm của món này, các bạn có thể lấy nhân gói nem Việt Nam làm nhân của sủi cảo.

    Tiếp theo là nhào bột mì: Cho nước vào bột mì, nhào bột thành một nắm to, để 20 phút. Nếu cho lượng nước quá nhiều thì bột mì nắm sẽ mềm, lúc gói dễ nhưng lúc luộc cũng dễ vỡ; trái lại, nước quá ít, bột mì nắm sẽ cứng, lúc cán sẽ khó, gói cũng khó.

    Làm vỏ bánh sủi cảo: Ở Trung Quốc có dụng cụ riêng để làm vỏ bánh. Các bạn nếu không có dụng cụ này có thể lấy từng cục bột nhỏ, dùng bàn tay ép thành hình bánh, độ dày gần giống như bánh phở cuốn.

    Sau đây chúng ta có thể bắt đầu gói: Lấy một vỏ bánh để trên lòng bàn tay, cho lượng nhân vừa phải lên trên bánh, gấp vỏ bánh lại, như vậy một chiếc sủi cảo đơn giản đã hoàn thành.

    Sau khi gói xong sủi cảo, đun nước sôi, cho sủi cảo vào luộc, bánh chín vớt ra xấp vào đĩa. Người Trung Quốc ăn sủi cảo hay chấm dấm đen, cũng có thể cho thêm ít ớt, v.v., để phù hợp khẩu vị của mình.

    SH: Ngon quá, chưa ăn đã thấy chảy nước miếng rồi. Ăn xong sủi cảo thì có nghĩa là ăn Tết rồi. Không biết các bạn có hài lòng với các món ăn mà chúng tôi giới thiệu với các bạn hôm nay không? Hy vọng các bạn làm thử và nếm thử các món ăn này và mong các bạn viết thư cho Thành Trung và Sảnh Hoa cho biết mùi vị của các món ăn mà các bạn đã làm là thế nào? Thư điện tử xin gửi tới vie@cri.com.cn, thư tay xin gửi tới Phòng Văn hóa, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội.

    TT: Cuối cùng, Sảnh Hoa và Thành Trung một lần nữa xin chúc các bạn có một năm mới

    SH/TT: An khang, thịnh vượng và vui vẻ! Xin chào tạm biệt các bạn.

    (《Happy New Year》)

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>