• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tiếng Trung đối với lưu học sinh Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

    2017-12-20 14:54:56     CRIonline

    Học tiếng Trung như thế nào cho hiệu quả? Đây chắc hẳn là câu hỏi của hầu hết các bạn sinh viên khi mới bắt đầu theo học tiếng Trung. Nếu bạn đang học tiếng Trung hoặc có ý định học tiếng Trung thì xin đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn bài viết đăng trên tập san "Cầu vồng Hữu nghị" của bạn Đỗ Hân, lưu học sinh đang du học tại Đại học Công nghiệp Bắc Kinh, giới thiệu "Tiếng Trung đối với lưu học sinh Việt Nam: Thực trạng và giải pháp". Đây là những kinh nghiệm mà bạn Hân đúc kết từ bản thân, hy vọng có thể giúp các bạn phần nào trong quá trình học tiếng Trung.

    Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc

    Đối với cá nhân tôi, tôi cho rằng học ngoại ngữ là một quá trình tích lũy lâu dài. Đặc thù của ngoại ngữ không cần nhiều tới sự thông minh như các ngành nghề khác, nhưng muốn học tốt được thì điều kiện tiên quyết là phải có lòng kiên trì, đặc biệt là với tiếng Trung. Tại sao tôi nói vậy? Rất đơn giản, bởi nhớ được mặt chữ tiếng Trung đã khó, để viết ra được lại càng khó hơn. Vậy làm sao để học tiếng Trung một cách hiệu quả nhất? Xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm như sau:

    Thứ nhất, học nghe

    Tôi cho rằng đây là môn học vô cùng quan trọng trong tiếng Trung nhưng lại bị rất nhiều du học sinh coi thường và không chú trọng đến. Để phản xạ nhanh thì bạn phải nghe hiểu được đối phương nói gì, do đó kỹ năng nghe là một kỹ năng bạn phải luyện trước nhất trong khi học tiếng Trung. Vậy luyện nghe như thế nào cho hiệu quả nhất? Có khá nhiều phương pháp. Khi mới bắt đầu học, bạn nên nghe thật nhiều từ băng đài, ti vi, và chính người dân bản địa nói tiếng Trung để quen đần với môi trường ngoại ngữ. Ban đầu bạn có thể nghe không hiểu gì, không sao hết, cứ kiên trì nghe thật nhiều bạn sẽ dần để ý tới cách phát âm tiếng Trung, cách dùng từ trong tiếng Trung, và dần dần bạn sẽ áp dụng được vào những bài học của bạn.

    Hầu hết những LHS khi học tiếng Trung luôn có một thói quen là khi nghe thấy một câu tiếng Trung, thì thông thường trong đầu luôn luôn phải dịch sang tiếng Việt hiểu họ nói gì, sau đó tư duy một câu trả lời bằng tiếng Việt rồi mới dịch lại sang tiếng Trung để trả lời đối phương. Quá trình này sẽ khiến bạn phản xạ chậm đi. Để khắc phục điều này thì bạn phải luyện cách tư duy trực tiếp Trung-Trung, bỏ qua giai đoạn tự dịch trong đầu. Có vẻ hơi khó? Để luyện cách phản xạ nhanh, bạn hãy thử phương pháp học phản xạ ngược từ những điều nghe được. Nói như thế này có vẻ hơi khó hiểu, tôi xin lấy một ví dụ để bạn hình dung như sau: Ví dụ khi bạn nghe thấy một câu trong bài học là "我是中国人", thì trong đầu bạn lập tức đặt những câu hỏi ngược lại cho cậu bạn nghe được, ví dụ là "你是哪国人?"hoặc "你是中国人吗?". Cứ như vậy, khi nghe thấy bất cứ câu nào bạn đều luyện cách hỏi ngược lại cho câu nghe được, dần dần bạn sẽ luyện được cách phản xạ rất nhanh mà không cần quá trình dịch hiểu nữa. Tôi đã học nghe theo phương pháp này, và sau 9 tháng học tiếng Trung, tôi cơ bản đã có thể nghe hiểu được hết mọi người nói gì và ngay lập tức trả lời lại rất nhanh.

    Thứ hai, học nói

    Việc học giao tiếp tiếng Trung phải được đặc biệt quan tâm, bởi lẽ người học tiếng Trung phải giao tiếp được tiếng Trung thì mới có thể đạt được mục đích cuối cùng đề ra. Đối với các LHS, khi sang Trung Quốc để du học thì bạn nghiễm nhiên có một lợi thế về môi trường học. Thầy giáo người Trung Quốc, ra khỏi phòng là tiếp xúc với người bản địa nên không có lý do gì mà kỹ năng nói của bạn không tốt. Đặc biệt, nếu bạn đã luyện nghe theo phương pháp tôi nói ở trên, và thường xuyên nghe đài, ti vi; thường xuyên ra ngoài chủ động trò chuyện với người dân bản địa thì bạn học nói lại càng nhanh hơn.

    Có một điều mà tôi đặc biệt lưu ý ở các LHS Việt Nam, đó là cách phát âm trong tiếng Trung. Hầu hết sinh viên Việt Nam mắc phải một căn bệnh khi học nói, đó là học theo dạng "học bồi", có nghĩa là các bạn không chú trọng tới học cách phát âm sao cho chuẩn, sao cho giống với người bản địa, mà các bạn phát âm theo kiểu tiếng Việt với quan niệm "nghe hiểu là được rồi", nên hiện nay phải có tới 95% du học sinh mắc phải bệnh này. Quả thực là rất đáng tiếc khi bạn đã có môi trường học quá tốt mà lại không biết tận dụng. Vậy làm sao để khắc phục? Chẳng có biện pháp nào ngoài việc ngay từ lúc mới học bạn phải nghe thật nhiều, và chú ý tới cách phát âm để học phát âm cho chuẩn. Phải học cái này ngay từ khi bắt đầu học tiếng Trung, không được lười mà đốt cháy giai đoạn, nếu không về sau vô cùng khó sửa (nếu không muốn nói là không thể sửa).

    Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc

    Thứ ba, áp dụng giữa lý thuyết với thực tiễn

    Song song với việc học trên lớp, bạn cần hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ và tích cực ra ngoài để nghe người dân bản địa nói. Việc này vô cùng quan trọng bởi lẽ thứ tiếng Trung bạn nghe được từ giáo viên trên lớp là thứ tiếng Trung tiêu chuẩn, các thầy cô lại nói rất chậm nên về cơ bản không có vấn đề gì. Nhưng ra bên ngoài thì hoàn toàn khác, người dân bản địa tuy là dùng tiếng phổ thông giao tiếp, nhưng thứ tiếng phổ thông này sẽ bị lẫn âm điệu địa phương, tương đối khó nghe hơn, và tốc độ nói cũng nhanh. Ngoài ra, khi học nói tiếng Trung bên ngoài chúng ta sẽ học nhiều cách diễn đạt hay và đặc sắc. Nhiều khi những cách diễn đạt này không hẳn chuẩn về ngữ pháp và khác với văn viết nhưng chúng ngắn gọn và dễ hiểu. Mục đích học tiếng Trung là để giao tiếp, nên phải giao tiếp được với người bản địa thì mới được coi là biết tiếng Trung. Học ngoại ngữ cần sự mạnh dạn, "Chỉ sợ không nói, không sợ nói sai", điều quan trọng là khi đã biết sai thì phải quyết tâm sửa sai.

    Đối với môn ngoại ngữ, việc áp dụng những điều học được vào thực tiễn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nhớ được từ và cách dùng từ, do đó bạn đừng tự tạo áp lực cho mình bằng việc suốt ngày vùi đầu vào cuốn sách để nhớ từ mà hãy tích cực ra ngoài thật nhiều. Đi chơi cũng là một cách học. Tiếp xúc với người bản địa sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách vận dụng những từ đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

    Thứ tư, nhớ từ

    Về kỹ năng này thì có lẽ mỗi người đều có một cách nhớ từ của riêng mình, biện pháp của người này chưa chắc đã áp dụng được cho người kia nên phương pháp của tôi chỉ mang tính chất chia sẻ, các bạn có thể tham khảo.

    Tiếng Trung luôn rất khó nhớ từ, ngay cả người dân Trung Quốc đôi khi còn quên cách viết nên việc một LHS quên từ cũng không có gì là khó hiểu, hôm nay viết được rồi có khi ngày mai lại quên. Do đó mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian cho việc luyện viết chữ, kể cả những chữ đã học trước đó cũng cần thường xuyên luyện lại để nhớ cách viết. Khi viết cần lưu ý đến thứ tự các nét chữ trong tiếng Trung, viết đúng thứ tự cách nét sẽ giúp bạn dễ nhớ từ đó hơn.

    Tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình, trong tiếng Trung có rất nhiều bộ thủ, mỗi bộ thủ lại có một ý nghĩa riêng. Do đó, bạn có thể học và nhớ từ qua các bộ thủ này. Ví dụ, đối với cơ thể con người thì các từ ngữ thường có bộ "Nhục-肉" trong đó, như: Gan (肝), phổi (肺), bụng (腹), mô (膈), sườn (肋), gân (筋), cơ (肌肉)... Hay như đối với các dung dịch (các chất ở thể lỏng) thì luôn đi cùng bộ "Thủy-水", như: nước mắt (泪), chất lỏng (汁、液体), sông hồ (江、河), bong bóng (泡)... Nên bạn có thể nhớ từ thông qua việc ghi nhớ các bộ thủ.

    Thứ năm, các kỹ năng khác

    Đối với các lưu học sinh Việt Nam thì ngữ pháp tiếng Trung không khó như một vài kỹ năng khác, nên trong bài viết này tôi xin phép không đề cập tới để ưu tiên vào các khía cạnh khác. Một cách học tiếng Trung tiếp theo tôi muốn chia sẻ, đó là việc tra từ điển giấy. Ngày nay khi công nghệ phát triển, các phần mềm từ điển điện tử trên máy tính, điện thoại đã trở nên rất phổ biến. Điều này có mặt lợi là sẽ giúp bạn tra được nghĩa của từ muốn tìm một cách nhanh nhất, nhưng nó cũng có hạn chế là không giúp bạn nhớ được mặt chữ. Nên theo tôi, đối với các bạn mới học tiếng Trung thì các bạn đừng lười, hãy chịu khó tra từ theo lối cổ điển (tra từ điển giấy), mỗi một lần tra từ sẽ là một lần ghi nhớ từ, rất có ích.

    Đối với từ điển điện tử trên máy tính, bạn có thể tìm kiếm và cái đặt bộ phần mềm Lacviet MTD , đây là bộ từ điển nhiều từ ngữ nhất và hoàn thiện nhất hiện nay. Đối với điện thoại, bạn có thể ứng dụng "ChineseDict" hoặc "CVEDict" để sử dụng miễn phí. Tuy nhiên hai bộ từ điển này số lượng từ vựng còn chưa đầy đủ. Công ty Lạc Việt hiện đã có phiên bản trả phí trên điện thoại của bộ từ điển Lacviet MTD, nếu có điều kiện bạn có thể mua để sử dụng.

    Khi học tiếng Trung thì không thể thiếu việc gõ tiếng Trung vì hiện nay các bạn làm bài tập, viết luận văn ... đều cần sử dụng tới. Có rất nhiều bộ gõ tiếng Trung cho bạn lựa chọn, nhưng sau khi thử các loại bộ gõ khác nhau tôi nhận thấy bộ gõ của Sogou (搜狗输入法) là sử dụng hiệu quả nhất.

    Trên đây là một vài chia sẽ về kinh nghiệm học và sử dụng tiếng Trung, hy vọng có thể giúp được các bạn phần nào đó. Vẫn như câu nói ở trên, điều quan trọng nhất trong việc học ngôn ngữ là sự chăm chỉ và lòng đam mê của các bạn. Vì vậy chỉ cần chăm chỉ và kiên trì thì học tiếng Trung sẽ trở nên rất dễ dàng. Chúc các bạn học tốt!

    Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thu hoạch gì không? Mời bạn chia sẻ cảm nhận với chúng tôi trên trang fanpage của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc trên mạng xã hội Facebook. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình học tiếng Trung, các bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp với các biên tập viên tại fanpage này. Fanpage Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc trên mạng xã hội Facebook luôn cập nhật thông tin Trung Quốc và thế giới đối chiếu bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Việt, đọc tin trên page này cũng là một cách rất tốt để học tiếng Trung.

     

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>