Cách phòng tránh những bệnh lây nhiễm hay gặp trong mùa thu đông
|
Mùa thu đông là thời điểm dễ bùng phát các bệnh lây nhiễm như cảm cúm, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ,... nên chúng ta phải phòng tránh bệnh một cách kịp thời.
Mùa thu đông thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát mạnh. Thứ nhất là bệnh cảm cúm. Bệnh cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp, do virus gây ra và lây lan qua không khí hay qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bệnh thường lây lan qua tuyến nước bọt, nước mũi hay qua khạc nhổ đờm của người mang bệnh. Khi bị cúm, bạn sẽ cảm thấy người mệt mỏi. Để giảm bớt những triệu chứng này bạn cần nên nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước, sử dụng các loại thuốc cảm cúm để bệnh khỏi nhanh.
Để phòng tránh bệnh cúm trong mùa thu đông bạn cần phải luôn giữ ấm, mà nhất là bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và đầu lại càng phải chú ý giữ ấm. Đối với trẻ nhỏ vào mùa này lại càng phải chú ý mặc cho ấm. Do khi giao mùa thời tiết thay đổi thất thường, trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu cha mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi đông người, tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người có biểu hiện cảm cúm.
Để bảo vệ sức khoẻ của mình giúp phòng tránh bệnh cúm bạn cần uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra hay ăn kem đá vì có thể làm bệnh nặng hơn. Tăng cường chất dinh dưỡng và vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Với người lớn cần uống đầy đủ nước. Với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần để giúp bé tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong mùa thu đông còn dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp. Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa thu đông rất có lợi cho các loại virus phát triển. Virus này thường có trong không khí và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn kém. Chúng dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp làm bé dễ bị mắc bệnh. Đây là một trong những loại virus vô cùng nguy hiểm gây ra các bệnh như viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Khi mắc bệnh này người bệnh có thể đột ngột bị sốt cao, đau đầu và lạnh toàn thân hay đau toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi; ăn không ngon miệng, khó thở, tiêu chảy nhẹ. Để phòng tránh bệnh này bạn nên chú ý: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt với trẻ nhỏ, hạn chế đưa bé đến chỗ đông người, cho bé tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bạn có thể đeo khẩu trang khi đi ra đường vì không khí lạnh có thể làm bạn dễ bị nhiễm bệnh; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; không nên đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước, kể cả nước ấm.
Trong mùa thu đông còn sẽ mắc bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ có bản chất là viêm kết mạc cấp do virus gây ra. Mùa mưa và trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thích hợp cho các virus lây lan nhanh chóng và phát tán thành dịch bệnh, nếu không ngăn chặn kịp thời.
Khi bị đau mắt đỏ, mắt người bệnh thường bị sưng nề, sưng húp, kết mạc đỏ, chảy nước mắt kèm theo dử mắt làm mắt dấp dính, cảm giác rất ngứa và khó chịu, chỉ muốn day, lấy tay dụi mắt.
Nguyên nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ là bệnh lây lan do tiếp xúc với nước mắt, dử mắt tiết ra do dùng chung khăn mặt, thau, chậu và thuốc nhỏ mắt. Đồng thời ho cũng làm virus đau mắt đỏ bị phát tán vào không khí. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus gây bệnh đau mắt đỏ và bệnh sẽ có xu hướng tự khỏi. Sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ giảm dần và tự khỏi nên người bệnh cũng không nên quá lo lắng.
Khi bị đau mắt đỏ, nên điều trị các triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự hoạt động của các virus: thuốc chống viêm nhẹ (một số loại chỉ dùng cho người lớn mà không dùng được cho trẻ nhỏ) kháng sinh phòng bội nhiễm do vi khuẩn và thuốc giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ bạn nên cắt đứt đường lây bệnh trực tiếp bằng cách tránh chạm vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi sử dụng các loại thuốc để nhỏ mắt. Tuyệt đối không dùng chung khăn tắm hay khăn tay, vứt bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Các loại khăn mặt, khăn tắm cần phải giặt sạch bằng xà phòng, phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Nên súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc các nước súc miệng khác; hàng ngày nên nhỏ mắt bằng nước muối 0,9%; khử trùng các bề mặt như bàn ăn, bồn tắm, bồn rửa mặt và tay nắm cửa để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh này.
Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt khi bị bệnh. Không tự tìm thuốc lá đắp lên mắt,… vì như vậy có thể gây nhiễm trùng nặng thêm. Không nên đeo kính áp tròng khi bị bệnh.
HV: Ngoài ra, vào mùa dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết; tránh những nơi đông người như chợ, siêu thị, thang máy.
Thứ ba là bệnh đau họng.
Khi trời tiết chuyển lạnh, rất dễ bị đau họng. Bệnh đau họng thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Các triệu chứng đau họng thường xảy ra bất ngờ như sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch nổi lên ở hai bên quai hàm. Khi bị đau họng bạn nên đi khám bệnh để kiểm tra họng của mình để chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh trong vòng 10 ngày nếu do vi khuẩn gây ra bệnh. Ngoài ra bạn nên súc miệng nước muối ấm hàng ngày để giảm sưng.
Thứ tư là bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt và người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Với những người bị sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột và liên tục (39 - 40°C) trong vòng 2 - 4 ngày, xuất hiện xuất huyết dưới da thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi đại tiện ra máu…Khi chưa được bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác, tuyệt đối không được tuỳ tiện dùng thuốc hạ sốt, vì như vậy dễ làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn nên đưa người bệnh tới bệnh viện kịp thời.
Những gia đình có trẻ nhỏ không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; xoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát. Dùng thuốc diệt muỗi (loại an toàn cho sức khỏe) để phun xung quanh khu vực nhà ở
Trong mùa thu đông còn dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virus gây ra, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng.
Biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bổ sung nước kịp thời. Nếu bệnh tiêu chảy không thuyên giảm nên đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời.Với trẻ nhỏ, khi bị mắc bệnh tiêu chảy bé sẽ bị nôn, sau khoảng 1 - 2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Để phòng bệnh tiêu chảy mọi người cần chú ý những điều sau:
Đảm bảo vệ sinh ăn uống: ăn chín uống nước sôi, tuyệt đối không ăn các thực phẩm tái hay ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh vì những thực phẩm này dễ bị nhiễm bệnh.
Tránh tiếp xúc với những loại gia xúc, như chó, mèo, chim, gà thường chứa mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ động vật qua bàn tay vào thức ăn. Đối với trẻ nhỏ nên đưa bé đi tiêm phòng vắc-xin để phòng bệnh.
Thứ sáu là bệnh sốt phát ban.
Sốt phát ban là một trong những căn bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn vẫn có thể bị bệnh. Triệu chứng của bệnh này là khi sốt phát ban thường bị sốt cao, có thể lên tới 40 độ C. Họng sẽ cảm thấy đau dát nhẹ, sổ mũi hoặc bị sưng hạch ở cổ. Cơn sốt thường kéo dài từ 4-7 ngày.
Các triệu chứng có thể gặp phải như mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ hoặc bỏ bữa...
Phụ nữ mang thai nếu bị sốt phát ban có thể làm thai nhi bị dị tật tuỳ theo độ tuổi của thai nhi và trẻ em nếu sốt quá cao có thể bị co giật, biến chứng nguy hiểm có thể gây sưng não.
Những người bị sốt phát ban nên điều trị và nghỉ ngơi ở nhà để tránh không lây bệnh cho những người xung quanh. Vệ sinh thân thể hằng ngày bằng cách lau rửa người nhanh bằng nước muối ấm. Nhiều người thường kiêng nước kỹ nhưng nếu không vệ sinh cơ thể bạn sẽ dễ bị viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn.
Khi bị nhiễm bệnh sốt phát ban bạn cần phải uống nhiều nước đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C, nước cam, chanh... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc cho uống thuốc hạ sốt, nhưng cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân bị sốt phát ban có dấu hiệu sốt cao, co giật cần sớm đưa vào bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |