Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, gọi tắt là APEC) là Diễn đàn chính thức hợp tác kinh tế có ảnh hưởng nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thành viên Diễn đàn:
APEC hiện có 21 thành viên, lần lượt là Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi Lê, Trung Quốc, Hồng Công Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pa-pu-a Niu Ghi-nê-a, Pê-ru, Phi-li-pin, Nga, Xin-ga-po, Đài Bắc Trung Hoa, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Hội nghị Thượng đỉnh Van-cu-vơ năm 1997 tuyên bố APEC bước vào thời kỳ củng cố 10 năm, tạm không kết nạp thành viên mới. Năm 2007, lãnh đạo các nước đã thảo luận về vấn đề lại kết nạp thành viên mới, nhưng chưa đạt được nhất trí trên vấn đề tiêu chuẩn cần đáp ứng của thành viên mới, do đó quyết định sẽ kéo dài thêm 3 năm thời gian tạm ngừng kết nạp thành viên mới. Ngoài ra, APEC còn có 3 quan sát viên, lần lượt là Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Kinh tế Thái Bình Dương và Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương.
Vai trò vị thế
Tổng dân số Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đạt 2,6 tỉ, chiếm 40% dân số thế giới; tổng số GDP vượt quá 19 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 56% thế giới; kim ngạch thương mại chiếm 48% tổng lượng thế giới. Diễn đàn này có vị thế hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế toàn cầu.
Từ ngày thành lập đến nay, Diễn đàn không ngừng giành được tiến triển về mặt thúc đẩy tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong phạm vi khu vực và toàn cầu, triển khai hợp tác kinh tế kỹ thuật, đã đóng góp nổi bật cho việc tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế và phồn thịnh chung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tôn chỉ-vấn đề thảo luận
Tôn chỉ: Tôn chỉ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là: Duy trì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các thành viên; tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở; giảm bớt rào chắn thương mại và đầu tư khu vực, giữ gìn lợi ích chung của nhân dân trong khu vực.
Tinh thần đại gia đình APEC đã được nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Xi-át-tơn năm 1993. Tạo ra tương lai ổn định và phồn thịnh cho nhân dân trong khu vực, xây dựng đại gia đình kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, phải sâu sắc tinh thần cởi mở và đối tác trong đại gia đình này, đóng góp cho kinh tế thế giới và ủng hộ hệ thống thương mại quốc tế. Trong thảo luận triển khai xoay quanh phương châm cơ bản hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, 7 từ sau có tần suất xuất hiện rất cao lần lượt là: Mở, tiệm tiến, tự nguyện, hiệp thương, phát triển, cùng có lợi và lợi ích chung, được gọi là 7 từ khoá nói lên tinh thần APEC.
Vấn đề thảo luận: APEC chủ yếu thảo luận vấn đề liên quan đến kinh tế toàn cầu và khu vực, như thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, thực thi tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy ổn định và cải cách tài chính, triển khai hợp tác kinh tế kỹ thuật và xây dựng năng lực v.v. APEC cũng bắt đầu đưa vào một số vấn đề khác liên quan đến kinh tế, như an ninh con người (bao gồm chống khủng bố, y tế và năng lượng), chống tham nhũng, phòng chống thiên tai và hợp tác văn hoá v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |