ong kinh ASEAN 2017-0913
|
"Hầu hết người kinh doanh, khi quảng cáo, đều muốn khách hàng tin mình, nhưng họ không dám tin khách hàng. Khi mình để cho khách hàng tự phục vụ, nghĩa là mình đã cho đi niềm tin và mình cũng nhận lại niềm tin từ phía khách hàng".
Đây là lời chia sẻ của ông chủ cửa hàng Mama Fanbox Đào Khánh Hiệp, cửa hàng tự phục vụ ở Việt Nam. Sự phát triển công nghệ đã tạo nhiều bất ngờ trong cuộc sống, trong đó bao gồm cửa hàng tự phục vụ. Tuy nhiên, kinh doanh cửa hàng như vậy không chỉ dựa vào công nghệ, mà còn đo lường "sự tin cậy" giữa người và người. Ở Việt Nam đã xuất hiện loại hình cửa hàng như vậy. Nếu bạn chưa kịp trải nghiệm dịch vụ này, vậy, sau đây, mời các bạn cùng chúng tôi đến thăm cửa hàng Mama Fanbox ở Việt Nam.
Tại Cửa hàng tự phục vụ Mama Fanbox ở phố Nguyễn Văn Cừ tại Hà Nội, sau khi chọn lựa các đồ ăn ưa thích, mỗi người tự quét mã vạch sản phẩm như khi mua sắm trong siêu thị, cho tiền vào hộp đựng tiền, có thể từ từ thưởng thức đồ ăn tại cửa hàng hoặc mang về.
Tháng 5/2016, anh Đào Khánh Hiệp, chàng trai sinh năm 1983 cho ra mắt cửa hàng Mama Fanbox đầu tiên tại 24 Liễu Giai (Hà Nội). Khó khăn tương đối nhiều vì mô hình hoàn toàn tự động, khách hàng không biết sử dụng thế nào nên tình trạng mất khách diễn ra thường xuyên. Sau này, Hiệp chuyển mô hình sang dạng bán tự động, vừa hỗ trợ online với những người chưa biết, còn những người biết rồi thì không cần hướng dẫn nữa. Dần dần, hệ thống khắc phục được khó khăn và đi vào hoạt động ổn định. Đến nay, dù cửa hàng đầu tiên tại Liễu Giai đã đóng cửa do bị thu hồi mặt bằng, nhưng Mama Fanbox vẫn xây dựng được ba cơ sở khác tại Hà Nội và một cơ sở tại thành phố Hải Phòng.
Người sáng lập cửa hàng Mama Fanbox Đào Khánh Hiệp Theo ghi nhận của phóng viên Tân Hoa xã tại cửa hàng Mama Fanbox ở phố Nguyễn Văn Cừ, trước khi thanh toán, khách hàng chỉ cần giơ lên để cho ca-mê-ra ghi lại số tiền mặt mà mình cần thanh toán, sau đó cho vào hộp đặt sẵn đặt trên quầy thu ngân. Người sáng lập cửa hàng Đào Khánh Hiệp cho biết, vận hành cửa hàng này chủ yếu dựa vào sự tin cậy giữa người với người.
Anh Hiệp giới thiệu, khi thanh toán, sau khi quét mã vạch sản phẩm, máy tính sẽ lưu ý khách hàng nhập vào số điện thoại và họ tên, họ tên có thể không phải là họ tên thật, nhưng yêu cầu tính chân thực của số điện thoại. Nếu tổng giá trị đồ mà bạn đã mua là 95 nghìn đồng, nhưng bạn chỉ có một tờ 100 nghìn, không có tiền lẻ thì sao? Cũng không sao, khách hàng chỉ cần giơ tờ 100 nghìn đồng trước ca-mê-ra, đựng tờ tiền và hóa đơn in ra có ghi số điện thoại và họ tên khách hàng vào túi ni-lông, cất vào hộp. Khi lấy tiền từ hộp ra, nhân viên cửa hàng sẽ nhập thông tin số tiền khách hàng trả thừa vào máy tính, lần sau khách hàng đến mua đồ, hệ thống sẽ tự động khấu trừ số tiền thừa này trước.
Nhưng, liệu có trường hợp khách hàng không trả tiền hoặc trả tiền ít hơn giá trị mặt hàng không? Anh Hiệp cho biết, hiện vẫn chưa có biện pháp hiệu quả nào có thể ngăn ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên, xét về tình hình kinh doanh ở 4 cơ sở, hiện tượng này là rất hiếm thấy. Một mặt là do cửa hàng có lắp hệ thống ca-mê-ra, hai là vì số mặt hàng bán trong cửa hàng không nhiều, giá cũng tương đối rẻ, thiệt hại nằm trong phạm vi có thể chấp nhận. Hiện tại, trong một vài nghìn đơn hàng bán ra, tỷ lệ mất chỉ khoảng 1-2 đơn, thường rơi vào các bạn học sinh là chủ yếu. Theo anh, các em học sinh chỉ tò mò xem mất có sao không. Anh biết nhưng anh chưa xử lý vì nếu xử thì sẽ rất nặng. Với các trường hợp khách hàng quên thanh toán hoặc thanh toán thiếu, Mama Fanbox có hệ thống camera lưu lại thông tin. "Lần sau các bạn đến, cửa sẽ không tự động mở nữa", Hiệp cho biết.
Anh Hiệp nói rằng, anh tin bản tính con người là hiền lành, anh tin vào khách hàng thì khách hàng cũng sẽ tin tưởng anh và mặt hàng của anh.
Những mặt hàng bán trong cửa hàng Mama Fanbox bao gồm đồ uống ngọt, sô-cô-la, kem, v.v., đều là do nhà máy của cửa hàng sản xuất. Anh Hiệp cho biết, các mặt hàng này đều là thực phẩm hữu cơ. Nếu muốn ăn nóng, trong cửa hàng có lò vi sóng, khách hàng có thể tự làm nóng đồ ăn.
Cửa hàng Mama Fanbox được thiết kế như một quán cà phê. Cơ sở ở phố Nguyễn Văn Cừ này gồm có 3 tầng, hình vuông dài như đa số nhà dân ở Hà Nội, mái nhà được lắp dựng bằng gỗ, mỗi tầng có thể cung cấp cho hơn 10 người ngồi nghỉ, tầng hai còn bố trí ghế nằm để cho khách nghỉ chân.
Tại Cửa hàng Mama Fanbox có giới thiệu trình tự tự phục vụ mua hàng bằng nhiều thứ tiếng, ngoài ra, tại quầy thu ngân có đặt dược phẩm cấp cứu miễn phí, khách hàng có thể sử dụng nếu có nhu cầu. Các nhân viên phục vụ sẽ bổ sung hàng nếu phát hiện thiếu mặt hàng nào đó qua ca-mê-ra.
Anh Hiệp còn trang bị cả gậy chụp ảnh tự sướng trong cửa hàng với mong muốn khách hàng có thể để lại chân dung của mình, chia sẻ lên chuyên trang của cửa hàng trên mạng xã hội Facebook, anh cũng sẽ in ảnh ra để trang trí cửa hàng.
Theo anh Hiệp, doanh thu của cửa hàng rất khá, chỉ trong vài tháng đã mở được 4 cơ sở, hơn nữa đều mang về doanh thu tương đối tốt. Vì những cửa hàng này có diện tích khá nhỏ nên chi phí đầu tư ban đầu chỉ vào khoảng 100 triệu đồng. Mỗi tháng Hiệp mất thêm 7 triệu để duy trì. Anh tiết lộ "thường chỉ qua một mùa Valentine là đã thu hồi vốn". Giờ cao điểm bán hàng rơi vào chiều tối hàng ngày, thường có vài chục người đến mua đồ.
Chia sẻ với chúng tôi nguyên nhân khiến anh nảy sinh ý tưởng mở cửa hàng tự phục vụ, anh Hiệp cho biết, anh từng làm kỹ sư phần mềm tại Nhật. Tại một số vùng của Nhật, có những cửa hàng không người quản lý gọi là "mini shop". Sáng sớm, người nông dân địa phương đưa hàng nông sản vào các cửa hàng tự phục vụ, khách hàng chỉ việc lựa chọn rồi bỏ tiền vào thùng. Cuối giờ, trên đường đi làm về, người chủ sẽ ghé qua thu tiền. Anh được gợi ý từ mô hình giao dịch này, thế là đã kết hợp tình hình ở Việt Nam, mở cửa hàng tự phục vụ.
Anh Hiệp cho biết, anh cũng được biết ở Trung Quốc có phần mềm thanh toán di động, hy vọng sau này cũng có thể khai thác một phần mềm tương tự, giải quyết tốt hơn vấn đề thanh toán tại cửa hàng tự phục vụ.
Anh Hiệp cho biết bài học quý nhất anh nhận ra khi khởi nghiệp với Mama Fanbox là cho đi và nhận lại.
"Hầu hết người kinh doanh, khi quảng cáo, đều muốn khách hàng tin mình nhưng họ không dám tin khách hàng. Khi mình để cho khách hàng tự phục vụ, nghĩa là mình đã cho đi niềm tin và mình cũng nhận lại niềm tin từ phía khách hàng. Mình đã gặp rất nhiều người tốt. Nhiều người coi Fanbox giống như ở nhà, họ đến quét sàn, lau nhà, tưới cây… làm mình cảm thấy rất vui", chàng trai 8x hào hứng chia sẻ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |