• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Sự kiên trì của một ông cụ dân tộc Kinh Trung Quốc mong tiếng đàn bầu ra khơi vượt biển

    2017-08-31 15:34:11     CRIonline

    Quảng Tây tháng 7 là vào giữa hè, dưới ánh nắng chói chang, ba hòn đảo nhỏ tươi đẹp bên Vịnh Bắc Bộ ở phía nam thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc có vẻ yên tĩnh và an nhàn. Dân tộc Kinh, một trong những dân tộc lâu đời nhất Trung Quốc đang sinh sống ở nơi đây. Dân tộc Kinh là dân tộc biển duy nhất trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, đời đời lấy đánh bắt cá làm nghề. Dạo biển hóng gió, tiếng đàn du dương mềm nhẹ lọt vào tai, dường như đang kể lại lịch sử nặng trĩu của dân tộc này.

    Lễ hội Hát đình hàng năm của dân tộc Kinh vừa mới khép lại, bầu không khí ngày lễ vẫn chưa tan, ông cụ dân tộc Kinh Tô Xuân Phát, năm nay 62 tuổi, đang ngồi trong nhà, thư thả kể lại với chúng tôi câu chuyện giữa ông và đàn bầu. Tầng 1 nhà ông có bày mười mấy cây đàn bầu các kiểu, đây cũng là lớp học của ông. Đề cập đến lễ hội Hát đình năm nay, ông không khỏi xúc động. Ông nói:

    "Lễ hội Hát đình năm nay rất thành công, hôm khai mạc đã thành lập một nhóm nhạc gồm có hơn 100 nghệ sĩ đàn bầu tại bãi biển. Hoạt động này do cơ sở tập huấn và cơ sở kế thừa đàn bầu hợp tác tổ chức, hết sức hoành tráng".

    Ông Tô Xuân Phát

    Lễ hội Hát Đình là lễ hội hát ca truyền thống của dân tộc Kinh, lễ hội được tổ chức thâu đêm, hát và múa không ngớt, là lễ hội quan trọng nhất của dân tộc Kinh. Việt Nam giáp với ba đảo dân tộc Kinh trên biển cũng có phong tục tổ chức hát đình, ông Tô Xuân Phát cho biết, Trung Quốc và Việt Nam giao lưu hết sức mật thiết về văn hóa lễ hội hát đình:

    "Lễ hội Hát đình hàng năm đều mời Việt Nam cử đoàn đại biểu đến giao lưu, biểu diễn tiết mục, chúng tôi cũng tham gia và biểu diễn tại lễ hội của Việt Nam. Chúng tôi đã kết nghĩa với một làng Việt Nam, từ khi kết nghĩa từ năm 2013, hàng năm đều có giao lưu".

    Hiện nay, ở Trung Quốc, dân tộc Kinh có hai Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Lễ hội Hát đình và đàn bầu. Ông Tô Xuân Phát cho biết, từ khi xuất hiện, dân tộc Kinh đã có đàn bầu, là người kế thừa, ông quyết tâm kế thừa tốt văn hóa dân tộc Kinh. Ông Tô Xuân Phát học đàn bầu từ lúc 5 tuổi, 11 tuổi theo học nghệ sĩ dân gian Nguyễn Thế Hòa. Thập niên 90 thế kỷ trước, đại đa số nghệ sĩ tinh thông đàn bầu đều đã qua đời, số người biết đánh đàn bầu chẳng la bao, trước tình hình văn hóa đàn bầu sắp thất truyền tại Trung Quốc, ông Tô Xuân Phát dứt khoát từ bỏ kinh doanh biên mậu sôi động năm đó, lao mình vào sự nghiệp truyền dạy đàn bầu, hạ quyết tâm phục hưng đàn bầu, phát huy và nêu cao văn hóa dân tộc Kinh tại Trung Quốc.

    Sau khi từ bỏ kinh doanh chuyển sang làm thầy giáo dạy đàn bầu, ông Tô Xuân Phát đầu tư rất nhiều tinh thần và tài lực vào việc giáo dục và sáng tạo đàn bầu, hàng năm ông đều tự bỏ ra hơn 10 nghìn Nhân dân tệ vào việc mua và sửa chữa đàn bầu. Ông đã kiên trì làm như vậy trong hơn chục năm, không bao giờ nghĩ đến từ bỏ, mỗi khi đề cập đến ước mơ ban đầu, ông đều nhớ ơn thầy ông.

    "Thầy tôi từng nói rằng, đàn bầu là vật quý của dân tộc Kinh chúng tôi, đời đời kế thừa. Hiện nay cần phải kề thừa tiếp".

    Ông Tô Xuân Phát tự bỏ tiền tổ chức lớp tập huấn, miễn phí dạy trẻ em dân tộc Kinh đánh đàn bầu, lớp học chính là phòng khách ở tầng 1 nhà ông. Ông Tô Xuân Phát còn đứng đầu đăng ký một đoàn nghệ thuật dân gian, tổ chức thành lập đội biểu diễn văn hóa ca múa dân tộc Kinh, biểu diễn lưu động khắp các nơi Trung Quốc. Một số tiết mục được lưu giữ vào ngân hàng dữ liệu của Bộ Văn hóa Trung Quốc. Đến nay, ông đã đào tạo hơn 300 học sinh. Nhớ lại năm mới bắt đầu tuyển sinh, ông Tô Xuân Phát nói:

    "Khi mới bắt đầu tuyển sinh, thầy giáo là thầy giáo già, chỉ có một mình tôi. Tôi biểu diễn đàn bầu tại lễ hội hát đình, rất nhiều khán giả vừa nghe đã thấy hay và muốn học. Chính từ lúc đó, rất nhiều người nảy sinh hứng thú đối với đàn bầu và mời tôi dạy con cái họ chơi đàn bầu. Như vậy, học sinh dần dần nhiều lên".

    Hiện nay, nhắc đến học sinh của mình, nét mặt ông Tô Xuân Phát tỏ ra vẻ vui vẻ và yên tâm, các học sinh ông đều rất xuất sắc, một số học sinh đã tham gia cuộc thi hát thanh niên Trung Quốc, chương trình "Tinh Quang Đại Đạo"-chương trình giải trí tuyển chọn những người dân bình thường có tài năng nghệ thuật, một số trở thành giáo viên tiếp tục kế thừa đàn bầu. Gia đình ông cũng rất ủng hộ sự nghiệp của ông, hai cháu gái học đàn bầu từ nhỏ, hiện có thể vừa đánh vừa hát. Ông Tô Xuân Phát và hai cháu gái đã biểu diễn một đoạn trong bài "Trồng hoa sen", dân ca dân tộc Kinh cho chúng tôi.

    Ông Tô Xuân Phát kiên định thực hiện nguyện vọng của người thầy đã qua đời bằng nửa cuộc đời sau, khiến đàn bầu được kề thừa rất tốt, đàn bầu sẽ tồn tại mãi trong dòng chảy thời gian sau này ở Trung Quốc. Khuôn mặt ngây thơ của các em khiến chúng ta có lý do tin tưởng rằng tương lai của đàn bầu chắc chắn sẽ ngày một tốt hơn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>