• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thí điểm hợp tác lao động qua biên giới phá vỡ bế tắc tuyển dụng lao động khó khăn tại vùng biên giới Trung – Việt

    2017-06-05 15:27:22     CRIonline

    Được sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ Trung Quốc, khu vực biên giới Trung Quốc giáp với Việt Nam phát triển nhanh chóng, trong khi đó nguồn lao động lại không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế phát triển nhanh chóng. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhà nước và các chính quyền địa phương đều khuyến khích xuất khẩu lao động. Vì vậy, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc giáp với Việt Nam đang thí điểm hợp tác lao động qua biên giới, bảo đảm hơn nữa lợi ích của lao động Việt Nam làm việc tại Trung Quốc.

    Trong phân xưởng sản xuất của Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành ở thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, chị Tô Thị Mộng (theo phiên âm) đến từ Việt Nam vừa rửa hải sản một cách thành thạo, vừa mỉm cười nói với phóng viên rằng, chị làm việc tại Trung Quốc trung bình có thể được trả lương khoảng 3.000 Nhân dân tệ/tháng, ngoài chi tiêu hàng ngày và nộp học phí cho con ra, hàng tháng đều dành dụm được một phần lương, đây là điều mà chị trước đây không dám nghĩ đến.

    Chị Mộng cho biết, các công ty Trung Quốc thi hành chế độ trả lương theo sản phẩm, làm nhiều hưởng nhiều, làm cần cù thì lương tháng thậm chí vượt quá 4.000 Nhân dân tệ. Hàng tháng có hai ngày nghỉ, chị có thể về thăm con cái ở nhà, chị rất hài lòng về trạng thái làm việc vừa có thể kiếm tiền vừa có thể chăm sóc gia đình như vậy. Chị định đưa cả chồng đến Đông Hưng làm việc khi con cái lớn thêm một chút.

    Đông Hưng, Trung Quốc chỉ cách Việt Nam một con sông. Mùa hè năm ngoái, chị Tô Thị Mộng ở nông thôn Việt Nam nghe nói công nhân Việt Nam rất được hoan nghênh tại Đông Hưng, Trung Quốc, bèn rủ một vài đồng hương đến Khu công nghiệp Giang Bình ở thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc thông qua sự giới thiệu của công ty môi giới, trở thành công nhân của Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành.

    Cũng như chị Tô Thị Mộng, chị Hoàng Thụ Như (phiên âm) và chồng đến từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đã chính thức bắt đầu công việc qua biên giới sau khi kiểm tra sức khoẻ và tập huấn.

    Chị Hoàng Thụ Như cho biết, chiếu cố đến chị và chồng chị đều làm việc ở đây, doanh nghiệp Trung Quốc đã bố trí cho chị "phòng vợ chồng". Thu nhập của chị giống với lao động Trung Quốc trong nhà máy, thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm và theo giờ. Như vậy, đối với chị Hoàng Thụ Như và chồng cần cù, chịu khó mà nói, mức lương cao hơn so với Việt Nam, họ rất hài lòng. Chị Hoàng Thụ Như cho biết, khu nhà máy ở bên Trung Quốc rộng rãi và sạch sẽ, ký túc xá thoải mái, yên tĩnh, nhà ăn sạch sẽ và an toàn, môi trường làm việc như vậy rất giống như mong muốn của chị.

    Khu công nghiệp mà chị Tô Thị Mộng và Hoàng Thụ Như đang làm việc là khu vực công tác thí điểm lao động qua biên giới Trung – Việt trong khu thí điểm mở cửa phát triển trọng điểm quốc gia Đông Hưng, Quảng Tây. Nơi đây núi sông liền một dải với Việt Nam.

    Tháng 7/2015, Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành lần đầu tiên được Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây cấp giấy phép sử dụng lao động biên giới nước ngoài, trở thành doanh nghiệp thí điểm đợt đầu ở thành phố Phòng Thành Cảng tuyển dụng lao động nước ngoài, phá vỡ bế tắc tuyển dụng lao động khó khăn.

    Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành

    Theo chính sách thí điểm, người dân biên giới Việt Nam nhập cảnh bằng giấy tờ hợp pháp và có hiệu lực thì có thể đến các doanh nghiệp thí điểm làm việc. Lao động Việt Nam được hưởng các chế độ làm việc như hưởng lương theo công việc, bảo hiểm lao động, v.v.. Hiện nay, Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành có 680 lao động, trong đó có 220 lao động Việt Nam, chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động.

    Quan chức chính quyền địa phương cho biết, Trung Quốc và Việt Nam triển khai hợp tác lao động qua biên giới đã mang lại lợi ích cho người dân biên giới hai nước, đồng thời cũng thúc đẩy khu vực biên giới phát triển bền vững và nhanh chóng. Tính đến tháng 2 năm nay, thành phố Phòng Thành Cảng đã phê chuẩn cấp phép tuyển dụng lao động cho 13 doanh nghiệp thí điểm, trong đó bao gồm 10 doanh nghiệp loại hình gia công sản xuất và 3 công ty môi giới lao động, tuyển dụng tổng cộng 1.920 lao động ở vùng biên giới Việt Nam.

    Nhằm bảo đảm quyền lợi của các lao động qua biên giới này, ngày 10/2 năm nay, thành phố Phòng Thành Cảng và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đã ký "Thỏa thuận về triển khai hợp tác lao động qua biên giới Trung – Việt". Bên cạnh đó, thành phố Phòng Thành Cảng còn thành lập Trung tâm Quản lý hợp tác lao động qua biên giới, chuyên trách điều phối giữa các cơ quan công an, biên phòng, kiểm nghiệm kiểm dịch và thương mại, cùng hoàn thiện chế độ giám sát và quản lý, phục vụ cho hợp tác lao động qua biên giới Trung – Việt.

    Đông Hưng

    Khu thí điểm mở cửa phát triển trọng điểm Đông Hưng tương đối thiếu lao động, không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế phát triển nhanh chóng. Trong khi Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhà nước và các chính quyền địa phương đều đang tích cực khuyến khích xuất khẩu lao động. Lao động Việt Nam đến đây làm việc, có thể học được kinh nghiệm quản lý và kỹ năng nghề nghiệp, về nước có thể trở thành công nhân ngành nghề đủ tiêu chuẩn và có kỹ năng, thúc đẩy kinh tế địa phương Việt Nam phát triển. Thị trưởng thành phố Đông Hưng, Quảng Tây Trần Kiến Lâm cho biết, chính quyền địa phương sẽ tập trung xây dựng khu thí điểm lao động qua biên giới, tích cực thúc đẩy ban hành và thực thi biện pháp quản lý các lao động nước ngoài trong các mặt như việc làm, mua nhà, bảo hiểm, v.v..

    Hơn nữa, sau một thời gian vận hành, Quảng Tây đã mở rộng phạm vi thí điểm đến thành phố Bằng Tường thuộc thành phố Sùng Tả. Như vậy, Trung tâm thương mại gỗ trắc số 1 Trung Quốc gần cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Bằng Tường đã tuyển dụng hơn 1.000 lao động Việt Nam. Hợp tác lao động qua biên giới đang trong giai đoạn thí điểm, bước tiếp theo, nhiều cơ quan địa phương như Sở Công an, Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội, v.v., sẽ phối hợp tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý nhập cảnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, v.v.

    Trung tâm thương mại gỗ trắc số 1 Trung Quốc

    Một mặt cần tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam đến Trung Quốc làm việc, mặt khác cũng cần ban hành biện pháp để bảo đảm quyền lợi của chọ, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, v.v.. Mong những biện pháp này có thể khiến các lao động Việt Nam yên tâm làm việc hơn tại Trung Quốc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>