ong kinh ASEAN 2017-04-19
|
Như chúng ta đều biết, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới, nhưng bạn có biết trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam có gạo Trung Quốc không? Đó là vì hai nước triển khai hợp tác khoa học-kỹ thuật nông nghiệp. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, hợp tác giữa hai bên liên quan đến nhiều mặt, trong đó bao gồm hợp tác khoa học-kỹ thuật nông nghiệp. Quảng Tây là một trong hai tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc giáp giới Việt Nam, là khu vực đi trước đón đầu triển khai hợp tác khoa học-kỹ thuật nông nghiệp với Việt Nam. Tại Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây, có một người rất am hiểu về Việt Nam, ông đã chứng kiến chặng đường 18 năm hợp tác khoa học-kỹ thuật nông nghiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chặng đường hợp tác khoa học-kỹ thuật nông nghiệp giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam qua câu chuyện của ông.
Ông Lữ Vinh Hoa
Ông Lữ Vinh Hoa, 50 tuổi, là người rất am hiểu về Việt Nam, nhịp sống hiện nay của ông rất nhanh, hàng tháng ông thường xuyên đi lại giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, giới thiệu kỹ thuật nông nghiệp chín muồi, máy móc nông nghiệp tiên tiến của Trung Quốc cũng như dự án hợp tác đào tạo nhân tài với Việt Nam.
Ông Lữ Vinh Hoa là nghiên cứu viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Tây, cũng là chuyên gia nước ngoài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam" năm 2016. Trong 18 năm qua, ông đã tham gia và chứng kiến sự phát triển trong hợp tác nông nghiệp Trung – Việt.
Năm 2000, Cơ sở nghiên cứu phổ biến kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp Trung – Việt do Bộ Khoa học-công nghệ Trung Quốc và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam hợp tác xây dựng được gắn biển tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Việt Nam (nay là Đại học Nông nghiệp Việt Nam), ông Lữ Vinh Hoa là một trong những chuyên gia đợt đầu được cử sang Việt Nam giao lưu.
Lúc đó, kỹ thuật sản xuất lúa lai của Việt Nam chưa chín muồi, có khoảng 80% giống lúa cần nhập khẩu từ Trung Quốc. 18 năm trước, ông Lữ Vinh Hoa chưa đến 30 tuổi cùng hai chuyên gia khác đến Hà Nội, Việt Nam giới thiệu giống lúa lai ba dòng và giống rau-củ-quả chất lượng tốt của Trung Quốc.
Việc trù bị thành lập Cơ sở nghiên cứu phổ biến kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp Trung – Việt không phải chuyện dễ dàng, tổng vốn đầu tư của dự án này năm đó chỉ là 1 triệu 600 nghìn Nhân dân tệ, một con số rất khiêm tốn.
Trong những năm đầu mới đến Việt Nam, ông Lữ Vinh Hoa và đồng nghiệp đứng trước sức ép rất lớn. Không phải tất cả các giống lúa du nhập từ Trung Quốc đều có thể hoàn toàn thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường sinh trưởng ở Việt Nam, ông cần đi sâu đến nông thôn địa phương khảo sát, điều tra nghiên cứu, nhiều lần trồng thử, chọn lọc và cải tiến các giống lúa.
Sau nhiều năm nỗ lực, Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây lần lượt nhân rộng trồng trọt nhiều giống lúa lai như Bác ưu, Đắc ưu, Bồi tạp, Đắc ưu 11 của Trung Quốc, khiến chất lượng giống lúa và sản lượng gạo của Việt Nam đều được nâng cao. Ngoài ra, các loài giống hoa quả như dưa hấu không hạt, dưa vàng, v.v. cũng được nhân rộng tại Việt Nam, thực hiện từ không đến có.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới, trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam có giống lúa Quảng Tây. Điều này khiến ông Lữ Vinh Hoa cảm thấy rất tự hào. Ông đã làm việc 11 năm tại Việt Nam, trong khoảng thời gian đó, ông đã theo học thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, ông không những nói tiếng Việt rất lưu loát, mà còn đào tạo nhiều nhân tài nông nghiệp cho Việt Nam, là người am hiểu về nông nghiệp Việt Nam. Tuổi thanh xuân của ông đã lưu lại trên mọi miền đất Việt Nam.
Cùng với sự giao lưu kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN ngày một chặt chẽ, hợp tác và giao lưu khoa học-kỹ thuật nông nghiệp giữa Quảng Tây và các nước ASEAN cũng ngày một dồn dập. Trong thời gian thực thi "Quy hoạch 5 năm lần thứ 12", Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây được Bộ Khoa học-kỹ thuật Trung Quốc và Sở Khoa học-kỹ thuật Quảng Tây phê duyệt 34 dự án hợp tác quốc tế với các nước ASEAN, trong đó 20 dự án liên quan đến Việt Nam.
Hiện nay, Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây đã thiết lập quan hệ hợp tác và giao lưu tốt đẹp với nhiều trường đại học-cao đẳng, cơ quan nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nhân rộng mô hình hợp tác đến các nước ASEAN khác như Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, v.v., thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Trung Quốc – ASEAN phát triển.
Ông Lữ Vinh Hoa cho biết, hiện nay, Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây hàng năm đều cử cán bộ nông nghiệp trẻ đến Việt Nam giao lưu nghiên cứu khoa học, đào tạo càng nhiều người am hiểu về nông nghiệp Việt Nam. Năm 2017, Viện này sẽ thành lập phòng thí nghiệm chung tại Đại học Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời xây dựng hành lang khoa học-kỹ thuật tại các tỉnh biên giới Việt Nam, chung tay mở rộng các lĩnh vực hợp tác nông nghiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |