ong kinh ASEAN 2016-09-14
|
Ngày 7/9, tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Trung Quốc – ASEAN (10+1) lần thứ 19 và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc – ASEAN. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đánh giá tích cực những thành tựu to lớn đạt được trong hợp tác trên các lĩnh vực nhiều năm qua giữa Trung Quốc và ASEAN, đồng thời đề xuất 5 kiến nghị về tiếp tục phát triển quan hệ song phương. Sau đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn giải mã những kiến nghị của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất tại Hội nghị.
Các chuyên gia cho rằng, một loạt kiến nghị của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đều xoay quanh một từ "mới". Đó là vì, sau chặng đường 25 năm, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đang từ "thời kỳ trưởng thành" bước sang "thời kỳ chín muồi", từ giai đoạn phát triển nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng và nâng cấp, trong quá trình đó, quan hệ Trung Quốc – ASEAN vừa đứng trước cơ hội mới, cũng đối mặt với thách thức mới, bởi vậy cần có các biện pháp mới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đặt kiến nghị "viết lên trang mới cho quan hệ Trung Quốc – ASEAN" lên trên 4 kiến nghị khác. Thủ tướng nêu rõ, hai bên cần tăng cường kết nối mục tiêu và lộ trình phát triển, tiếp tục xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – ASEAN gắn bó hơn.
Nghiên cứu viên Viện Nghên cứu Charhar, cơ quan tham vấn của Trung Quốc Cát Hồng Lượng cho rằng, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập tới "trang mới" là nhằm định hướng cho sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong thời gian tới. "Quan hệ Trung Quốc – ASEAN đang từ 'thời kỳ trưởng thành' bước sang 'thời kỳ chín muồi', sau này có thể đối mặt với tình hình phức tạp hơn. Thủ tướng nói như vậy là mong mọi người nắm vững dòng chính là phát triển".
Từ năm 1991 khởi động tiến trình đối thoại đến năm 2003 nâng quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược, từ sự tin cậy chính trị và an ninh, giao lưu kinh tế-thương mại và nhân văn không ngừng được tăng cường đến hiện nay tiến hành kết nối chiến lược phát triển, quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong các lĩnh vực đang đi vào chiều sâu, ngày một chín muồi.
Theo nhà kinh tế học Lào Joxiong, đây là kết quả tất yếu của sự nỗ lực chung của hai bên. Ông cho rằng, quan hệ hai bên đã từ cộng đồng lợi ích được nâng cấp thành cộng đồng cùng chung vận mệnh, đã tạo hình mẫu cho hợp tác cùng có lợi giữa các nước.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị Cấp cao Trung Quốc - ASEAN lần thứ 19
Sáng kiến thứ hai của Thủ tướng Lý Khắc Cường là: Xây dựng mặt bằng hợp tác chính trị và an ninh mới. Trong đó bao gồm một loạt biện pháp cụ thể, chẳng hạn như sớm bàn thảo và ký kết "Hiệp ước Láng giếng, Hữu nghị và Hợp tác" với các nước ASEAN, ủng hộ những nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, sớm thực hiện cơ chế hóa cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – ASEAN, thúc đẩy giao lưu quốc phòng và quân sự giữa hai bên.
Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Viện Hàn lâm Khoa học-xã hội Lào Fueang Si Laofung cho rằng, Trung Quốc và ASEAN có lợi ích chung rất lớn, bởi vậy cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, để hợp tác song phương bước lên tầm cao mới. Theo ông, Trung Quốc là nước lớn đang phát triển tiên tiến, có thể hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường an ninh công, giữ gìn hòa bình.
Nghiên cứu viên Cát Hồng Lượng chỉ rõ, đối thoại chính trị và an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Trung Quốc – ASEAN, sự phát triển hơn nữa quan hệ hai bên không tách rời với việc sâu sắc sự tin cậy chính trị và an ninh. Bởi vậy, ký "Hiệp ước Láng giềng, Hữu nghị và Hợp tác" sẽ là một biện pháp then chốt. Ngoài ra, xét từ bình diện thao tác cụ thể, chính thức xây dựng cơ chế giao lưu quốc phòng giữa hai bên cũng sẽ có lợi cho tăng cường trao đổi và hiểu biết, loại bỏ sự nghi ngờ và hiểu lầm.
Hợp tác kinh tế-thương mại luôn là điểm nhấn quan trọng trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN. Kiến nghị thứ ba của Thủ tướng Lý Khắc Cường là "vun đắp động lực mới cho hợp tác kinh tế-thương mại", bao gồm thúc đẩy sớm thực hiện các thành quả của Nghị định thư liên quan về nâng cấp Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, thúc đẩy xây dựng "Một vành đai, một con đường", thúc đẩy các dự án lớn như đường sắt Trung Quốc – Lào, đường sắt Trung Quốc – Thái Lan, đường sắc cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung, v.v., sâu sắc hợp tác các ngành nghề liên quan, nâng cao trình độ công nghiệp hóa.
Nghiên cứu viên Cơ quan tham vấn về Trung Quốc và toàn cầu Trữ Ân cho biết, hiện nay quan hệ Trung Quốc – ASEAN nhìn chung phát triển theo xu hướng tốt đẹp, đặc biệt có xu hướng mở rộng và sâu sắc hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận còn tồn tại một số vấn đề. Một mặt, một số nước Đông Nam Á hết sức lo lắng mở rộng nhập siêu thương mại với Trung Quốc; mặt khác, dự án của Trung Quốc tại một số nước vẫn tương đối tập trung vào các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng, dễ gây hiểu lầm.
Nghiên cứu viên Trữ Ân cho rằng, chính vì vậy, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đề xuất kiến nghị vun đắp động lực mới cho hợp tác kinh tế-thương mại. Trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại trong thời gian tới, hai bên cần chú trọng hơn nữa cùng thắng và loại bỏ sự nghi ngờ. Vừa phải để cho các nước Đông Nam Á được lợi từ thị trường khổng lồ của Trung Quốc, lại phải tích cực du nhập nguồn vốn xã hội, nước ngoài vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mờ sắc thái nhà nước.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Lãnh đạo các nước ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Trung Quốc - ASEAN lần thứ 19
Trung Quốc giáp với ASEAN về địa lý, gần gũi về nhân văn. Ngoài chính trị và kinh tế-thương mại ra, giao lưu nhân văn cũng là lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa hai bên.
Kiến nghị thứ tư mà Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất là xây dựng trụ cột mới cho hợp tác giao lưu nhân văn. Lấy hợp tác giáo dục và du lịch làm định hướng ưu tiên, tiếp tục mở rộng nội hàm hợp tác giao lưu nhân văn, làm phong phú thêm hình thức giao lưu, nâng cao trình độ hợp tác, xây dựng giao lưu nhân văn thành trụ cột lớn thứ ba trong hợp tác Trung Quốc – ASEAN.
Hiện nay, số nhân viên đi lại giữa Trung Quốc và ASEAN đã từ 3 triệu 870 nghìn lượt người trong năm 2003 tăng lên đến 23 triệu lượt người trong năm 2015, hai bên trao đổi 180 nghìn lượt du học sinh, Trung Quốc đã trở thành nguồn du khách nước ngoài lớn nhất của ASEAN.
Cựu Phó Thủ tướng Thái Lan, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan – Trung Quốc Korn Dabbairansi cho rằng, giao lưu nhân văn đã trở thành một điểm sáng lớn của quan hệ Trung Quốc – ASEAN, cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai bên. Tận dụng tốt kênh nhân dân thông suốt, tăng cường giao lưu nhân văn, có thể tiếp tục thúc đẩy và sâu sắc quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là hợp tác trong các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, v.v.
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Từ Bộ cũng cho biết, Trung Quốc và các nước ASEAN cần không ngừng làm phong phú thêm nội hàm giao lưu nhân văn, thực hiện hiệu quả và sâu sắc hơn nữa công tác gắn kết lòng dân. Thông qua các cuộc giao lưu nhân dân rộng rãi hơn củng cố nền tảng xã hội hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN.
Kiến nghị thứ 5 của Thủ tướng Lý Khắc Cường là: Cùng mở ra cục diện hợp tác khu vực mới. Trung Quốc và ASEAN cần chung tay mở ra cục diện hợp tác khu vực mới. Điều này chủ yếu liên quan tới vấn đề hợp tác sông Lan Thương – Mê Công. Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công là sáng kiến do Trung Quốc đề xuất theo đề nghị liên quan của Thái Lan tại Hội nghị Cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ 17, nhằm hỗ trợ ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển trong nội khối, là điểm sáng hợp tác mới.
Nghiên cứu viên Cơ quan tham vấn về Trung Quốc và toàn cầu hóa Trữ Ân cho rằng, sở dĩ đề xuất tăng cường hợp tác khu vực là vì ba nguyên nhân. Một là, tình hình Đông Nam Á phức tạp, các nước có sự khác biệt rất lớn, rất khó thúc đẩy bằng một khuôn khổ, hợp tác khu vực là một chỗ dựa khá tốt; hai là, hợp tác khu vực kết nối khăng khít với giao thông thông suốt, có lợi cho việc triển khai thuận lợi các công tác; ba là, hiện nay có một số vấn đề chung khá cấp bách trong khu vực sông Lan Thương – Mê Công cần được giải quyết qua hợp tác, như phân phối tài nguyên nước, an ninh khu vực, vấn đề tội phạm ma tuý, nghèo đói, v.v.. Không giải quyết các vấn đề này rất có thể sẽ khoét sâu mâu thuẫn khu vực, thậm chí dẫn đến xung đột.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |