• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Hai bí quyết giúp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng Ô-lim-pích đầu tiên cho Việt Nam – giao lưu thể thao giữa Trung Quốc và Việt Nam thu được hiệu quả rõ rệt

    2016-09-05 16:34:15     CRIonline

    "Tôi là nhà vô địch Ô-lim-pích"! Hơn 1400 ngày qua, trước mỗi lần huấn luyện, xạ thủ Việt Nam Hoàng Xuân Vinh đều hô vang khẩu hiệu này. Đây là bí quyết đầu tiên giúp lão tướng 42 tuổi này giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Ô-lim-pích Việt Nam.

    Năm 2012, trong trận chung kết súng ngắn 50m nam tại Thế vận hội Luân Đôn, ở lượt bắn cuối cùng, Hoàng Xuân Vinh bắn lệch, chỉ xếp thứ 4, suýt giành huy chương. Sau khi về nước, huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung với biệt danh "người đàn bà thép" đã đề xuất khẩu hiệu này, Hoàng Xuân Vinh đã hô khẩu hiệu này trong 4 năm.

    Sau khi giành huy chương vàng Thế vận hội Ri-ô Đê Gia-nây-rô, Hoàng Xuân Vinh chia sẻ: "Trước khi bắn viên đạn cuối cùng, tôi nghĩ đến lời nói của huấn luyện viên, trong lúc khó khăn nhất, cần phải kiểm soát tốt và có lòng tin đối với bản thân mình".

    Xạ thủ Việt Nam Hoàng Xuân Vinh

    Thực ra, sau sự thất bại năm 2012, Hoàng Xuân Vinh từng nghĩ đến việc giải nghệ, vì anh không sao tập trung tinh thần trong tình huống căng thẳng. Tại Á vận hội năm 2010, Xuân Vinh lỡ mất huy chương vàng cũng vì viên đạn cuối cùng.

    Nhằm khắc phục nhược điểm này, Hoàng Xuân Vinh đã bỏ cả một năm để huấn luyện. Hàng ngày, Xuân Vinh đứng thẳng, không làm bất cứ động tác nào, không nói một câu nào, giữ trạng thái như vậy trong hai tiếng đồng hồ. Đây chính là bí quyết thứ hai giúp Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng Ô-lim-pích.

    Điều mà Hoàng Xuân Vinh cần khắc phục, còn có khó khăn về kinh phí huấn luyện căng thẳng. Hàng ngày, Xuân Vinh chỉ được cấp 100 viên đạn, con số này chỉ bằng 1/5 của nhiều xạ thủ nước ngoài.

    Mặc dù điều kiện vật chất thiếu thốn, nhưng Hoàng Xuân Vinh lại nhận được sự ủng hộ rất lớn về mặt tinh thần. Sự ủng hộ này đến từ gia đình anh, đặc biệt là vợ anh.

    Sau khi nhận được tin vui Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng Ô-lim-pích, các quan chức thể thao Việt Nam đã đến nhà Hoàng Xuân Vinh, một căn hộ nhỏ ở phố Trần Thái Tông, Hà Nội để chúc mừng và cám ơn gia đình. Khi các quan chức bước vào nhà, chị Phan Hương Giang, vợ anh Vinh đang thu xếp hành lý, chuẩn bị đi công tác.

    Chị Phan Hương Giang hiện đang làm việc tại Trung tâm Thể thao quân sự, cho phóng viên biết, anh Vinh là bạn thân của anh chị, sau một năm hẹn hò, hai người lấy nhau và sinh con gái Huệ Minh vào năm 2002 và con trai Nam Trung vào năm 2009.

    Hoàng Xuân Vinh quanh năm đi huấn luyện và thi đấu ở ngoài, chị Hương Giang ở nhà vừa làm mẹ vừa làm cha, ngoài ra còn hết sức ủng hộ chồng. Chị chia sẻ: "Trong những lần hiếm hoi đoàn tụ với anh, tôi nói đùa với anh ấy rằng, chúng tôi đã quen với cuộc sống không có anh. Mỗi lần anh về cuộc sống hàng ngày đều bị đảo lộn".

    Tuy nhiên, chị Phan Hương Giang cho biết, anh Vinh thực ra là một người chồng và người cha tốt, cứ phát lương là anh sẽ đưa hết tiền lương cho vợ.

    Bà Nguyễn Thị Nhung, 70 tuổi, mẹ vợ anh Vinh nói: "Mặc dù Xuân Vinh thường xuyên bận rộn ở ngoài, nhưng lại hay gọi điện về nhà, cứ có thời gian là Vinh sẽ đưa cả nhà đi chơi đâu đấy".

    Đôi lúc, Hoàng Xuân Vinh còn chở vợ bằng xe máy chạy lòng vòng giữa các ngõ ngách Hà Nội, đơn giản chỉ là để cảm nhận cuộc sống người dân.

    Khi bà và mẹ đang chuyện trò với khách, Huệ Minh đến bên chiếc tủ xếp đầy huy chương đặt giữa nhà, giới thiệu một cách tự hào với phóng viên những thành tích mà bố đã giành được.

    Hoàng Xuân Vinh sinh năm 1974 tại tỉnh Hà Tây, Việt Nam, mẹ mất do bị ốm lúc Xuân Vinh ba tuổi. Mẹ nuôi đối xử rất tốt với Xuân Vinh, tuy nhiên cũng mất sớm do bị ung thư. Tốt nghiệp cấp ba, Hoàng Xuân Vinh trở thành một người lính, lần lượt học tại trường công trình và trường sĩ quan quân sự. Năm 2000, Hoàng Xuân Vinh được tuyển vào đội tuyển bắn súng quốc gia Việt Nam, nhiều lần đoạt huy chương tại các giải thi đấu trong nước và Đại hội thể thao Đông Nam Á.

    Việc xạ thủ Việt Nam Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng Ô-lim-pích cũng thu hút sự bàn luận sôi nổi trong cư dân mạng Trung Quốc.

    Cư dân mạng Trung Quốc Anthony_365 viết: Xin chúc mừng những vận động viên luôn phấn đấu vươn lên. Ô-lim-pích đã vượt qua sắc tộc, chính trị và tranh chấp quốc tế.

    Cư dân mạng Trung Quốc có nickname là "Hoa Hà Mã" viết: Ngày thi đấu đầu tiên của Thế vận hội là thuộc về Việt Nam.

    Cư dân mạng Trung Quốc "Xiao wo feng xiao wo dian: viết: Chúng ta khó mà tưởng tượng được những nỗ lực và kiên trì của các vận động viên này.

    Cư dân mạng Trung Quốc "Xin ling yi zhan" viết: Vận động viên của nhiều nước nhỏ rất đáng để chúng ta kính trọng, họ mới là những người thực sự coi hữu nghị trên cả thi đấu.

    Cư dân mạng Trung Quốc "Bcyh" viết: Những người nỗ lực vươn lên đều đáng nhận được tràng vỗ tay của chúng ta.

    Cư dân mạng Trung Quốc đến từ thành phố Vũ Hán viết: Lượt bắn cuối cùng rất tuyệt vời, xin chúc mừng!

    Tất nhiên, sự thành công của vận động viên, ngoài dựa vào nỗ lực của bản thân ra, còn không thiếu được sự đào tạo bồi dưỡng của nhà nước. Tân Hoa xã Trung Quốc mới đây đã phỏng vấn một số quan chức thể thao Việt Nam, các quan chức này đều cho biết các huấn luyện viên Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều vận động viên xuất sắc Việt Nam giành thành tích tốt trên đấu trường quốc tế.

    Phó Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang

    Năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác thể thao, tăng cường trao đổi đoàn đại biểu thể thao, hợp tác tập huấn huấn luyện viên và vận động viên. Nhắc đến trình độ huấn luyện tổng thể của Việt Nam, nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam Lý Gia Thanh cho biết, huấn luyện viên Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành thể thao Việt Nam phát triển. Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào các môn Ô-lim-pích, và đưa vận động viên đến các nước, trong đó có Trung Quốc huấn luyện.

    Ông Lý Gia Thanh cho biết: "Hợp tác thể thao giữa Việt Nam và Trung Quốc đóng góp nhiều cho sự phát triển của thể thao Việt Nam. Nhiều năm qua, Việt Nam đưa nhiều vận động viên đến Trung Quốc tập trung huấn luyện, nhiều vận động viên thậm chí đến Trung Quốc từ lúc còn rất nhỏ. Họ học tiếng Trung ở Trung Quốc, đều coi Trung Quốc là quê hương thứ hai của mình".

    Phó Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang trước đó trả lời phỏng vấn cũng cho biết, hợp tác chặt chẽ về thể thao giữa Việt Nam và Trung Quốc giúp vận động viên Việt Nam giành được thành tích tốt hơn. Chiến lược thể thao "linh, nhỏ, ngắn, nước" mà các tỉnh, khu tự trị miền nam Trung Quốc như Quảng Tây, v.v. xây dựng rất phù hợp với Việt Nam, chính vì đã tuân theo chiến lược này, vận động viên Việt Nam mới có thể giành vé tham gia một số giải thi đấu lớn, trong đó có Thế vận hội và Á vận hội.

    Ông Hoàng Vĩnh Giang giải thích rõ hơn rằng, dáng người vận động viên của các tỉnh miền nam Trung Quốc giống với vận động viên Việt Nam, vì vậy họ quan tâm các môn bóng nhỏ và môn thể thao nhỏ như bắn súng, bắn tên, bóng bàn, quần vợt, võ ju-đô v.v., cũng như môn điền kinh chạy cự ly ngắn và các môn dưới nước như nhảy cầu, bơi, v.v. Ông cho biết, "Mặc dù chiều cao và cân nặng có hạn, nhưng các vận động viên Việt Nam có thể thu được thành tích rất tốt thông qua ra sức phát triển các môn thể thao theo chiến lược này".

    Ông Hoàng Vĩnh Giang còn cho biết, Trung Quốc đã dành giá ưu đãi cho Việt Nam khi đưa vận động viên đến Trung Quốc huấn luyện, vận động viên Việt Nam đã được huấn luyện tại nhiều tỉnh, thành Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Bắc Kinh, Thượng Hải, v.v. "Vận động viên Việt Nam đến Trung Quốc huấn luyện có nhiều ưu thế, chẳng hạn như phong tục và thói quen ăn uống của hai nước gần giống nhau, nhiều ngày lễ cũng không khác nhau là mấy, có thể giảm bớt tâm trạng nhớ nhà".

    Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cử hàng trăm huấn luyện viên và chuyên gia đến Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam huấn luyện cho vận động viên các môn điền kinh, bơi, vật, cử tạ, bóng đá, v.v. Ông Hoàng Vĩnh Giang nói: "Việt Nam rất cám ơn các huấn luyện viên và chuyên gia Trung Quốc". Ông Hoàng Vĩnh Giang còn cho biết, "Tìm về cội nguồn hợp tác thể thao giữa Trung Quốc và Việt Nam là vào thập niên 60 thế kỷ trước, lúc đó, một bậc thầy võ thuật Trung Quốc đến Việt Nam giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng cao trình độ Thái cực quyền".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>