Hội nghị cấp cao là cơ quan quyết sách tối cao của ASEAN, do các nước thành viên luân lưu giữ chức nước chủ tịch, phụ trách triệu tập hội nghị. Nước chủ tịch đương nhiệm là Ma-lai-xi-a. Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ tịch giữ chức chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN với nhiệm kỳ một năm. Kể từ tháng giêng năm 2003, ông Ong Keng Y-ong, người Sin-ga-po giữ chức Tổng Thư ký. Trụ sở Ban Thư ký ASEAN đặt tại Gia-các-ta In-đô-nê-xi-a. Từ ngày thành lập đến nay, ASEAN đã tổ chức 11 Hội nghị cấp cao, 4 hội nghị cấp cao không chính thức, đưa ra quyết sách về các vấn đề quan trọng và hướng phát triển của ASEAN. Năm 2000, Hội nghị cấp cao không chính thứ lần thứ 4 quyết định hủy bỏ sự phân biệt giữa hội nghị chính thức và không chính thức, đổi thành mỗi năm nhóm họp Hội nghị cấp cao một lần.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 diễn ra tháng 10-2003 tại Ba-li In-đô-nê-xi-a đã ra "Tuyên bố 2 điều phối nhất trí ASEAN", còn gọi là "Tuyên bố Ba-li 2", tuyên bố sẽ xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2020, ba trụ cột lớn của cộng đồng ASEAN là "cộng đồng an ninh ASEAN", "cộng đồng kinh tế ASEAN" và "Cộng đồng xã hội và văn hóa ASEAN".
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 diễn ra tháng 11-2004 tại Viêng-chăn Lào đã thông qua "Chương trình hành động Viêng-chăn" với kỳ hạn 6 năm nhằm đẩy mạnh hơn nữa xây dựng nhất thể hóa, và quyết định thành lập "Qũi phát triển ASEAN" để bảo đảm cho việc thực thi chương trình hành động nói trên. Hội nghị đã ký kết và công bố "Hiệp nghị khung về các lĩnh vực trọng điểm xây dựng nhất thể hóa ASEAN", "Chương trình hành động về cộng đồng an ninh ASEAN", "Chương trình hành động về cộng đồng xã hội và văn hóa ASEAN", "Tuyên bố ASEAN về chống buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em". Hội nghị còn quyết định khởi thảo "Hiến chương ASEAN" để tăng cường xây dựng cơ chế ASEAN.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 diễn ra tháng 12-2005 tại Cu-a-la Lăm-pơ Ma-lai-xi-a đánh giá cao các cơ chế hợp tác tiểu vùng như khu tăng trưởng miền đông ASEAN, vùng tam giác In-đô-nê-xi-a---Ma-lai-xi-a và Thái lan, hợp tác 4 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma, hợp tác tiểu vùng sông Mê-công mở rộng, hợp tác kinh tế lưu vực ba con sông. Hội nghị cho rằng "Chương trình hành động Viêng-chăn" đang được thực hiện vững chắc, hoan nghênh việc thành lập Qũi phát triển ASEAN và kêu gọi các nước thành viên ASEAN và các nước đối thoại ủng hộ tài chính cho Qũi này.
Những năm gần đây ASEAN tích cực triển khai ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa. Tháng 7-1994, ASEAN đưa ra sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN, chủ yếu trao đổi ý kiến về vấn đề chính trị và an ninh của Khu vực Châu Á-Thái bình dương. Tháng 10-1994, ASEAN đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Á-Âu , thúc đẩy đối thoại chính trị và hợp tác kinh tế giữa Đông Á và Liên minh Châu Âu. Tháng 9-1999, theo sáng kiến của ASEAN, Diễn đàn hợp tác Đông Á--Mỹ la tinh được thành lập . ASEAN từ ngày thành lập đến nay đã lần lượt công bố một loạt văn kiện quan trọng, có ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của ASEAN.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |