Chu Ân Lai sinh ngày 5 tháng 3 năm 1898, tự là Tường Vũ. Nguyên quán: Thiệu Hưng, Chiết Giang, sinh ra tại Hoài An, tỉnh Giang Tô.
Năm 1913 theo học tại Trung học Nam Khai Thiên Tân. Năm 1917 tới Nhật Bản lưu học, năm 1919 về nước. Từ năm 1920 đến năm 1924 lần lượt theo học tại Pháp và Đức, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác trong học sinh và công nhân Trung Quốc tại châu Âu, thành lập tổ chức Đảng Cộng sản thiếu niên Trung Quốc.
Năm 1921 chuyển thành đảng viên Cộng sản Trung Quốc, đảm nhiệm Bí thư chi bô Đoàn Thanh niên Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc tại châu Âu, đồng thời tham gia công tác lãnh đạo của chi bộ Đảng tại châu Âu. Tháng 8 năm 1924 từ Pa-ri về nước, từng giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Ban Chính trị Trường quân sự Hoàng Phố, Chủ nhiệm Ban Chính trị Quân đoàn 1 Quân đội Cách mạng quốc dân. Tháng 2 và tháng 10 năm 1925 đã lãnh đạo cuộc đông tiến thứ nhất và thứ hai, đóng góp quan trọng cho việc củng cố và phát triển cắn cứ cách mạng ở Quảng Đông cũng như Bắc phạt.
Năm 1926 từng giảng dạy về quân sự tại cơ sở học tập của phong trào nông dân Quảng Châu, mùa đông cùng năm tới Thượng Hải, đảm nhiệm chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư quân ủy Khu ủy Giang Tây-Chiết Giang. Năm 1928 tham dự Đại hội 6 của Đảng, trình bày báo cáo về vấn đề quân sự và vấn đề tổ chức tại hội nghị. Sau đó chuyển sang hoạt động bí mật tại Thượng Hải, giữa các chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Quân ủy Trung ương. Sau khi đến căn cứ cách mạnh Trung ương tháng 12 năm 1931, đảm nhiệm các chức vụ Bí thư Cục Trung ương khu vực Xô-viết Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính ủy Hồng quân công-nông Trung Quốc kiêm chính ủy Phương diện quân số 1, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự cách mạnh Trung ương. Tại Hội nghị Tôn Nghĩa tháng 1 năm 1935, Chu Ân Lai kiên trì ủng hộ đường lối đúng đắn của đồng chí Mao Trạch Đông, đã phát huy vai trò quan trọng trong việc xác lập vị thế lãnh đạo trong toàn Đảng của đồng chí Mao Trạch Đông.
Tháng 12 năm 1936, đồng chí Chu Ân Lai với tư cách đại diện toàn quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc tới Tây An tiến hành đàm phán với Tưởng Giới Thạch đang bị giam giữ, đã giải quyết hoà bình cuộc binh biến Tây An. Tháng 8 năm 1945 cùng với Mao Trạch Đông tới Trùng Khánh, tiến hành đấu tranh trong cuộc đàm phán với Quốc dân Đảng. Sau khi "Hiệp định Song thập" được ký kết, đồng chí cùng với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc ở lại Trùng Khánh và Nam Kinh. Tháng 9 năm 1948, tham gia lãnh đạo và chỉ huy ba chiến dịch lớn là Liêu Thẩm, Bình Tân và Hoài Hải, tháng 11 cùng năm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tham mưu trưởng, đóng góp to lớn cho việc lập đổ ách thống trị phản động của Quốc dân Đảng, cướp chính quyền bằng vũ trang và thành lập nước Trung Hoa mới Xã hội chủ nghĩa.
Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, Chu Ân Lai làm Thủ tướng Chính phủ và giữ các chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao , Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc khóa 1, Chủ tịch khoá 2 và khoá 3. Là ủy viên Trung ương khóa 5, ủy viên Bộ Chính trị khóa 6 đến khoá 10, Bí thư Ban Bí thư Trung ương khóa 6 và khoá 7, Thường vụ Bộ Chính trị từ khoá 8 đến khoá 10, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương khóa 8 và khoá 10, đại biểu Quốc hội từ khoá 1 đến khoá 4.
Chu Ân Lai trong khi phụ trách giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng và Nhà nước, còn cùng với đồng chí Mao Trạch Đông xây dựng đường lối, phương châm, chính sách về xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Đảng; đích thân chủ trì soạn thảo và tổ chức thực thi nhiều Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước. Về các công việc quốc tế, đã tham gia xây dựng và đích thân thi hành các chính sách ngoại giao trọng đại, đề ra một loạt phương châm và chính sách cụ thể trong công tác ngoại giao, quán triệt thi hành một cách sáng tạo đường lối ngoại giao cách mạng của Đảng. Năm 1954 đã đề xướng "5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình" nổi tiếng. Tháng 4 năm 1955, dẫn đầu Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Hội nghị Á-Phi lần thứ nhất, khiến hội nghị đã thông qua 10 nguyên tắc Hội nghị Băng-đung với nền tảng là "5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình". Tại phiên họp của Quốc hội khóa 4 đã đề xuất: Thực hiện toàn diện hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học-kỹ thuật trong thế kỷ 20. Sau khi đổ bệnh năm 1972, đồng chí Chu Ân Lai vẫn kiên trì công tác.
Đồng chí Chu Ân Lai từ trần ngày 8 tháng 1 năm 1976 tại Bắc Kinh, hưởng thọ 77 tuổi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |