• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • "Đời sống du học của sinh viên Việt Nam tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh" và "Những điều chỉ đến khi đi du học mới hiểu"

    2016-05-25 15:14:34     CRIonline

    Tập san dành riêng cho sinh viên Việt Nam đang theo học tại Trung Quốc "Cầu vồng Hữu nghị" ba tháng ra một số đã xuất bản ba số trong năm 2015, Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI sẽ tiếp tục hợp tác với Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh đồng xuất bản những số tiếp theo trong năm 2016. Các bài viết trong tập san "Cầu vồng Hữu nghị" do chính các bạn sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường Đại học ở Trung Quốc và sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt gửi về cho Ban biên tập, trong đó có bài là những trải nghiệm chân thực, thú vị của các bạn sinh viên về đời sống du học, kinh nghiệm xin học bổng ở Trung Quốc, cũng có bài viết là công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng của các nghiên cứu sinh, đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên mong muốn thông qua tập san này có thể quảng bá tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Các bạn cũng có thể thể hiện khả năng sáng tác thơ văn của mình thông qua gửi bài viết tới địa chỉ bientap@hotamail.com. Hoặc nếu bạn muốn đón đọc các bài trong tập san, cũng có thể gửi yêu cầu qua các trang mạng xã hội của Đài Phát thanh Trung quốc tế Trung Quốc.

    Sau đây là bài viết của bạn Trần Thị An Tuệ mang tên "Đời sống du học của sinh viên Việt Nam tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh".

    Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh được thành lập vào năm 1952, trên cơ sở hợp nhất các khoa tốt nhất trong lĩnh vực luyện kim của 6 trường đại học nổi tiếng. Ngày nay, USBT đã trở thành trường đại học trọng điểm của Trung Quốc, với sự phát triển đồng bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó, ngành đào tạo nổi bật nhất của nhà trường là luyện kim và khoa học vật liệu. USTB được gọi là "Cái nôi đào tạo của ngành gang thép".

    Năm học 2015-2016, trường có 24 sinh viên Việt Nam đang theo học, ở cả ba bậc đào tạo: Đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. So với tương quan các trường đại học khác trên địa bàn thành phố Bắc Kinh, số lượng lưu học sinh Việt Nam ở USTB tương đối ít, song với tinh thần đoàn kết, gắn bó và tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, các bạn sinh viên Việt Nam ở trường này lại luôn là đội quân nhiệt tình và sôi nổi nhất, là lá cờ đầu trong các phong trào, hoạt động tập thể của sinh viên Việt Nam ở Bắc Kinh.

    Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu, tập thể sinh viên Việt Nam tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh thỉnh thoảng còn tổ chức nhiều hoạt động dã ngoại, thăm thú các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong thành phố và khu vực lân cận, tham gia thi đấu thể thao để rèn luyện, nâng cao thể lực, củng cố tình đoàn kết giữa các sinh viên Việt Nam trong trường, cũng như tăng cường hoạt động giao lưu với bạn bè các nước.

    Trong trường, chúng tôi vẫn gọi tập thể sinh viên Việt Nam tại Đại học Khoa kỹ là gia đình Keji (tên tiếng Trung của trường). Hai tiếng "gia đình" thân thương ấy càng trở nên thiêng liêng hơn với sinh viên ở xa tổ quốc. Đáng quý biết bao khi xa quê hương, xứ sở, những người con đất Việt lại biết tập hợp nhau lại để yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống. Đặc biệt khi có thành viên nào không may ốm đau, tình cảm ấy lại càng được thể hiện rõ nét qua từng lời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ cho nhau cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Cứ nhứ thế khóa sinh viên sau tiếp nối tuyền thống của khóa trước, chúng tôi duy trì và phát triển tình cảm gắn bó, sẻ chia ấy, để dù ở rất xa gia đình, anh chị em Việt Nam vẫn luôn cảm nhận được hơi ấm của tình thân, của sự thương yêu, đùm bọc. Tôi thấy mình thực sự may mắn vì được là một thành viên trong gia đình Keji ấy. Từ những ngày đầu mới sang còn nhiều bỡ ngỡ, chưa nói nổi một câu tiếng Hán, cho tới bây giờ tôi cũng đã có thể cùng với các anh chị em khác giúp đỡ những sinh viên khóa mới từng bước hòa nhập với cuộc sống bên này. Những buổi chiều được chạy lăng xăng ra sân, theo chân các anh em chơi đá bóng, rồi đôi khi cao hứng, mấy anh chị em chúng tôi lại ngồi đánh bài đến khuya hoặc kéo nhau đi hát karaoke tới sáng...đó thực sự là những phút giây tràn ngập niềm vui và tiếng cười của sinh viên chúng tôi. Rồi mỗi khi thấy nhớ Việt Nam, mọi người lại thường tụ tập làm một vài món ăn Việt Nam như nem rán, bún bò hay nấu chè...Những lúc ấy, chúng tôi lại càng thấu hiểu và trân trọng hơn tình cảm mà người Việt dành cho nhau khi ở xa tổ quốc.

    Tình người vốn đáng quý lại càng trở nên đẹp đẽ hơn khi chúng ta ở xa quê hương. Bất giác ta chợt nhận ra nụ cười của mình bỗng như tươi hơn, giọng nói bỗng trở nên ấm áp hơn khi ta gặp đồng bào mình ở nơi đất khách. Rồi mai này khi tốt nghiệp trở về, kỷ niệm về những ngày tháng học tập ở Thủ đô Bắc Kinh, về gia đình Keji lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm và nỗi nhớ về những khuôn mặt đã trở thành thân quen chắc hẳn sẽ luôn sáng mãi trong trái tim tôi.

    Đời sống du học là từng trải đáng quý và kỷ niệm khó quên đối với mỗi bạn lưu học sinh. Cũng vì có cơ hội du học, các bạn mới hiểu được nhiều điều. Sau đây, mời các bạn đón đọc bài viết "Những điều chỉ đến khi đi du học mới hiểu" của bạn Nguyễn Cẩm Thi, lưu học sinh Việt Nam tại Học viện Chính trị - Thanh niên Trung Quốc.

    1. Cái giá của tự do là cô đơn

    Cho đến trước khi đến Bắc Kinh du học, tôi chưa từng trải qua cuộc sống chỉ có một mình. Xung quanh lúc nào cũng có bố mẹ, không thì cũng là anh em bạn bè. Thậm chí nhiều khi nổi hứng xách xe đi lượn một vòng, quyết tâm tắt hết điện thoại để không một ai tìm được thì y như rằng thế nào cũng lại bị vài ba đứa bạn tình cờ bắt gặp trên đường. Thế rồi lại bị lôi vào một quán trà chanh hoặc cà phê nào đó, rồi lại lê la, rồi lại tỉ tê với nhau một nghìn thứ chuyện, cho đến khi bị phụ huynh gọi điện triệu tập mới chịu đủng đỉnh đi về.

    Như lời Bác Hồ tuyên ngôn ngày trước: "Không có gì quý hơn độc lập tự do!", tôi luôn ấp ủ về một thế giới tự do tuyệt đối của riêng mình. Nơi tôi có thể thoải mái vùng vẫy. Nhưng, người ta cũng lại có câu "Be careful what you wish for" – hãy thận trọng với những điều bạn mong ước, bởi ta không biết rốt cuộc chúng sẽ còn mang lại những hệ quả gì. Thế giới của tự do thật sự không thần tiên như tôi mong đợi.

    Tôi hiện thực hóa giấc mơ tự do bằng cách lên đường đi du học và cố ý chọn cho mình một ngôi trường chưa từng có người Việt Nam trong tiền lệ. Ngày đầu tiên, tôi thấy háo hức. Ngày thứ hai, tôi hăm hở đi khám phá phố xá một mình. Ngày thứ ba, tôi bắt đầu thấy lạ lẫm. Ngày thứ tư, trôi qua nhạt nhẽo và có chút hụt hẫng. Ngày thứ năm, thứ cảm giác gọi là trống trải bắt đầu ghé thăm. Ngày thứ sáu, dù không muốn thừa nhận, nhưng tôi khá hoảng loạn. Ngày thứ bảy, tôi nhớ nhà. Và chuỗi hàng chục ngày sau đó là nhớ nhà khủng khiếp!

    Đó là lần đầu tiên trong đời tôi ý thức được rằng xung quanh mình thật sự không một ai thân thích.Và đó cũng là khi tôi biết, thì ra cô đơn có mùi vị như thế.

    2. Xa mặt cách lòng

    Đó là chân lý nghe thì có vẻ hiển nhiên nhưng chẳng hiểu vì sao cho đến tận lúc này tôi mới gật gù, thấy đúng thật.

    Thời gian đầu vô cùng chịu khó nhắn tin, gọi điện, chát chít cập nhật tình hình với đám bạn ở nhà với niềm tin sắt đá "khoảng cách thì có bao xa, tình ta mới là tất cả". Thế rồi được dăm bữa nửa tháng là tần suất giao tiếp sẽ còn chỉ được tính bằng đơn vị lần/tuần, có khi là lần/tháng.

    Tôi không biết những người khác như thế nào, nhưng trong trường hợp của tôi, tôi đã gần như tuyệt giao với hai người bạn cực thân, thân đến mức tưởng như thiếu nhau chắc không sống vui nổi, chỉ trong vòng một học kì đầu tiên xa nhà. Lí do chỉ vì một số mâu thuẫn vặt vãnh nhưng không thể giải quyết do vấn đề địa lý.

    Tình thân, tình bạn khi đi xa đã khó duy trì như thế, tôi tự nhủ những con người đã, đang và sẽ chấp nhận yêu xa ở ngoài kia ắt hẳn là phải có nghị lực phi thường lắm lắm.

    3. Bạn quý như vàng

    Tôi không thuộc tuýp người hướng nội, nhút nhát hay khó tiếp cận, có thể nói là khá quảng giao, dễ tính, hòa đồng. Tuy nhiên, tôi cũng có một số quy tắc nhất định trong việc kết bạn.

    Đó là lí do vì sao tôi tiếp xúc với rất nhiều người ở Bắc Kinh, từ Tây đến Ta, trong trường ngoài trường đều có cả, nhưng tôi vẫn không có nhiều bạn. Kỳ thực, tìm được tấm bạn ưng ý ở cái thế giới đầy phức tạp này thật khó hơn cả đãi vàng.

    Cảm giác lạc lõng đeo đuổi tôi suốt một học kì đầu tiên, may là sau kì nghỉ đông thì tình hình cũng đã được cải thiện ít nhiều. Tôi may mắn gặp được một nhóm bạn mới khá thú vị. Tất cả đều sàn sàn tuổi nhau, tính tình cũng na ná nên chả mấy mà thân. Tuy quen nhau chưa được bao lâu, nhưng tình bạn mới chớm này ít nhất cũng đủ giúp chúng tôi vơi bớt phần nào những chán chường khi cuộc sống không như ý.

    Mỗi người một hoàn cảnh, một suy nghĩ, một chí hướng, nhưng có thể cùng gặp và làm bạn với nhau ở đây, nơi cách xa gia đình hàng ngàn cây số, đó âu cũng chính là cái duyên mà người ta hay nói!

    4. Đâm lao thì phải theo lao

    Cuộc sống du học thật sự không dễ dàng. Ngoài những vấn đề tâm lí, còn vô số những lo toan thường trực mà bạn phải đối diện hàng ngày.

    Du học, bản thân của từ này đã nói lên vấn đề trọng tâm nhất: Học. Không tính những trường hợp lợi dụng "du học" để phục vụ cho một số ý đồ khác, chúng ta đã đi một đoạn đường quá xa rốt cuộc để làm gì? Chẳng phải để học những điều mới mẻ, để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn hay sao? Nhưng quá trình tiếp thu kiến thức, gặt hái văn bằng bằng một thứ ngôn ngữ khác, tại một hệ thống giáo dục khác chưa bao giờ là một việc đơn giản. Ít nhất là với tôi. Học hành nhiều lúc khó phát khóc, thật chỉ muốn xé tung sách vở rồi đặt vé bay thẳng về nhà. Tôi có một cậu bạn Indonesia đã làm hệt như thế, đùng đùng xếp đồ bỏ về nước chỉ trong một đêm vì cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa.

    Nhưng tôi không thể làm như thế, có lẽ bạn cũng vậy. Chúng ta không thể bỏ cuộc khi chưa đi đến tận cùng, bởi chính chúng ta là người đã đưa ra quyết định và có nghĩa vụ phải làm tròn trách nhiệm với quyết định của mình.

    5. Mọi chuyện rồi sẽ ổn

    Phải trải qua một khoảng thời gian mất cân bằng khá lâu, tính đến thời điểm này là nửa năm, tôi mới có thể bước đầu bắt nhịp được với cuộc sống mới. Những khó khăn ban đầu vẫn tồn đọng, nhưng tôi chọn cách tạm xếp chúng vào một góc.

    Cô đơn, giờ đây đã thành chuyện thường như hít thở. Mà có mấy ai để ý mình hít thở bao nhiêu lần một ngày? Gia đình, bạn bè tuy không liên lạc thường xuyên, nhưng tôi nhận ra rằng, khi mình cần, họ vẫn luôn ở đó. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại rong chơi với đám bạn mới, lang thang khắp nơi, nghịch ngợm tào lao. Giải trí cũng chỉ cần đến thế. Chuyện học hành trước mắt vẫn chưa có tín hiệu lạc quan, thậm chí là càng ngày càng khó, nhưng cứ túc tắc túc tắc rồi sẽ qua. Thế đấy!

    Đang lao ra biển lớn hay lại đâm đầu vào ao tù, chính tôi cũng không rõ. Nhưng tôi tin, chuyện đâu sẽ có đó, và rồi tất cả sẽ ổn thôi!

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>