• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Sự đổi thay và không đổi thay của Trung Quốc trong 25 năm qua góc nhìn của chuyên gia người Thái ở Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh

    2016-05-11 10:22:07     CRIonline

    Phó Giáo sư Kuapan Nakbubpa, chuyên gia tiếng Thái của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc (gọi tắt là trường Bắc Ngoại), là giáo viên dạy tiếng Thái theo dự án trao đổi giữa Đại học Sư phạm Hoàng gia Chiềng Mai Thái Lan và Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Bà đã dạy học gần 25 năm tại trường Bắc Ngoại kể từ năm 1992. Học sinh của bà trải khắp các ngành ngoại giao, ngoại thương, giáo dục, truyền thông, v.v. của hai nước Trung Quốc và Thái Lan. Trình độ dạy học xuất sắc và phẩm chất đạo đức cao thượng của bà được nhà trường, các thầy cô đồng nghiệp và sinh viên nhất trí đánh giá cao, đến nay đã được Chính phủ Trung Quốc trao tặng hai giải thưởng quan trọng: Giải Hữu nghị Chính phủ Trung Quốc năm 2005, giải thưởng cao nhất dành cho người nước ngoài tại Trung Quốc và danh hiệu "Giáo viên nước ngoài được yêu thích nhất" trong cả nước Trung Quốc do Cục Chuyên gia nước ngoài Trung Quốc trao tặng năm 2014. Chương trình hôm nay, mời các bạn cùng lắng nghe cô giáo ở tuổi thất tuần này nói về sự đổi thay và không đổi thay của xã hội Trung Quốc, sinh viên Trung Quốc trong 25 năm qua.

    Cô Kuapan (trái) trả lời phỏng vấn của phóng viên đài chúng tôi

    Cô Kuapan lần đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc vào năm 1992. Năm đó, Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và Đại học Sư phạm Hoàng gia Chiềng Mai đã ký thỏa thuận hợp tác, hai trường đại học sẽ trao đổi giáo viên. Trước đó, cô Kuapan không có kinh nghiệm dạy học ở nước ngoài, cô lúc đó đã 47 tuổi cũng từng đắn đo trước khi phải một mình đến Trung Quốc. Cô lo tiếng Trung khó học, cô lên đường đến Trung Quốc trong khi mới chỉ học một số cụm từ cơ bản nhất như "tôi xin ít tiền", "tôi xin một cốc nước"...Tuy nhiên, sự thân thiện của người dân Trung Quốc đã giảm bớt mối lo âu của cô. Cô Kuapan cho biết:

    "Thái Lan là nước nhiệt đới, quanh năm nóng bức. Tôi đến Bắc Kinh vào tháng 3/1992, thời tiết vẫn còn lạnh, cây cối chưa đâm chồi, khẳng khiu trơ trụi, khung cảnh này nhắc nhở tôi rằng đây là nước ngoài. Nhưng người Trung Quốc và Thái Lan trông gần giống nhau, hơn nữa người dân Trung Quốc rất thân thiện. Thái Lan là nước của nụ cười, tôi mỉm cười với người dân Trung Quốc, họ cũng đáp lại tôi bằng nụ cười. Điều này khiến tôi tin chắc rằng có thể sinh sống tại Trung Quốc, và không còn cảm thấy bỡ ngỡ".

    Trong con mắt của cô Kuapan, các trường đại học Trung Quốc năm 1992, cuộc sống của mọi người rất giản dị, cuộc sống ngoài giờ học của sinh viên cũng rất đơn giản. Cô cho biết:

    "Năm 1992, bất kể sinh viên hay giáo viên, cuộc sống đều rất đơn giản, ăn mặc giản dị. Lúc đó mọi người vẫn dùng tem phiếu, các thầy cô đồng nghiệp chia tem phiếu không dùng hết cho tôi. Sinh viên Trung Quốc học tập rất cần cù, sáng hàng ngày đều có thể bắt gặp sinh viên đọc sách trong khuôn viên của trường. Ngoài giờ học các em thích đánh bóng bàn, bóng rổ và đá bóng".

    Sau một năm dạy học ở Trung Quốc, cô Kuapan trở về Thái Lan. Năm 1999, cô Kuapan lần thứ hai đặt chân đến Trung Quốc. Từ cách ăn mặc và sản phẩm điện tử hiện đại mà sinh viên sử dụng, cô đã ghi nhận sự phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học-kỹ thuật của Trung Quốc. Cô vui vẻ kể lại:

    "Năm 1999, khi lần thứ hai đặt chân đến Trung Quốc, tôi phát hiện sinh viên đã bắt đầu dùng máy BP, Tivi xách tay với màn hình 2 inch, một số sinh viên mặc quần áo thương hiệu nổi tiếng thông qua làm thêm để kiếm tiền, tôi có thể cảm nhận được ví tiền của người dân Trung Quốc đã 'dày' lên. Nhất là trong gần chục năm qua, trường xây nhiều tòa nhà mới, các trang thiết bị trong ký túc xá của sinh viên cũng nhiều hơn trước, các em sinh viên bắt đầu sử dụng điện thoại thông thường, thậm chí điện thoại thông minh, trao đổi và giao lưu trở nên thuận tiện hơn".

    Từ năm 1992, sinh viên chỉ có thể sử dụng điện thoại đề bàn trong ký túc xá, sau đó là máy BP, điện thoại di động, rồi đến điện thoại thông minh hiện nay, sự phát triển của khoa học-kỹ thuật đã mang lại nhiều thuận tiện cho sinh viên. Tuy nhiên, sự vật luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Ham chơi là bẩm tính của sinh viên, đối với các bạn sinh viên đam mê trò chơi trực tuyến hoặc "nghiện" điện thoại di động, cô Kuapan cũng có "độc chiêu":

    "Theo quan sát của tôi, quả thật có sinh viên đam mê trò chơi trực tuyến. Nếu muốn tránh xảy ra vấn đề này, vừa phải thuyết phục bằng lý lẽ, lại phải có biện pháp thực tế. Khi khuyên cần lưu ý các em tuân thủ hai nguyên tắc: Một là không chơi trò chơi lúc đang học; hai là quy định thời gian chơi trò chơi nhất định, đến giờ là phải dừng. Ví dụ như học tiếng Thái Lan, việc học trong năm thứ nhất đại học là quan trọng nhất, các em cần phải trau dồi để có nền tảng vững chắc, nắm được khả năng nghe và nói cơ bản. Điều này không chỉ dựa vào thời gian lên lớp, mà còn phải tăng cường luyện tập ngoài giờ học. Thế là tôi chia các em thành mấy nhóm, mỗi nhóm gồm 4,5 sinh viên đến nhà tôi học, luyện kỹ năng nghe, nói và đọc, gặp vấn đề là uốn nắn ngay. Thực tiễn cho thấy, biện pháp này rất có hiệu quả, mặc dù mất thời gian, nhưng hiệu quả rất rõ rệt".

    Theo cô Kuapan, những gì đã thay đổi trong 25 năm qua, là trang phục, thiết bị khoa học-kỹ thuật của sinh viên, trong khi đó điều không thay đổi là sự cần cù chịu khó học hỏi của sinh viên. Cô nêu một ví dụ:

    "Mỗi khóa học sinh mà tôi dạy đều rất chịu khó học. Tôi vừa mới viết lên bảng một từ mới, các em bèn tay trái tra từ điển, tay phải chép lại, tôi chưa từng thấy sinh viên chịu khó như vậy tại Trường Đại học Sư phạm Chiềng Mai Thái Lan".

    Trong thời gian làm việc tại Trung Quốc, cô Kuapan từng du ngoạn gần 20 tỉnh của Trung Quốc, đã ghi nhận sự đổi thay trong phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc cũng như chặng đường bảo vệ môi trường trong 25 năm qua của Trung Quốc. Cô vẫn nhớ như in cơn bão cát ở Bắc Kinh 25 năm trước.

    "Một ngày trong tháng 3/1992, Bắc Kinh bị bão cát tấn công. Do không hiểu tiếng Trung, tôi không xem dự báo thời tiết trước, may mà trước khi bão về tôi đã về đến nhà. Hàng bạch dương sau nhà nghiêng ngả trong gió, bầu trời bỗng chốc trở nên mù mịt. Lúc đó tôi vừa nấu xong một nồi cơm, đậy kín nắp, nhưng cát vẫn lọt vào nồi từ các lỗ trên nắp, tôi đành phải nấu lại. Đó là lần đầu tiên tôi được chứng kiến bão cát, thật khủng khiếp. Trước đó, ở Thái Lan tôi từng nghe nói Bắc Kinh có 'rơi cát vàng', lần đó mới thực sự được chứng kiến".

    Sau những nỗ lực bền bỉ trong trồng cây gây rừng của Trung Quốc, hiện nay, tại Bắc Kinh đã rất ít khi gặp bão cát mù mịt như thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, bão cát ít đi, nhưng lại xuất hiện thời tiết sương mù ô nhiễm. Cô Kuapan có cảm nhận sâu sắc về điều này, cô cũng đề xuất kiến nghị của mình về "trị lý sương mù ô nhiễm".

    "Những năm gần đây, tôi hay xem dự báo thời tiết và phát hiện một ký hiệu khí tượng giống 'khung kính'. Tôi không hiểu tiếng Trung, bèn hỏi các em ký hiệu này có nghĩa là gì, mới biết đó là ký hiệu về thời tiết sương mù ô nhiễm. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí không phải không trị lý được. Tháng 11/2014, trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC ở Bắc Kinh, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhà máy ở các nơi như Bắc Kinh, tỉnh Hà Bắc, v.v., chất lượng không khí của thành phố Bắc Kinh được cải thiện rõ rệt, xuất hiện 'bầu trời xanh APEC'. Điều này thể hiện hành động của Trung Quốc. Bất kể Chính phủ Trung ương hay chính quyền địa phương đều cần đưa ra lựa chọn giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu diễn ra ở Pa-ri năm 2015, Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra cam kết. Trung Quốc hiện đang chuyển đổi mô hình phát triển, đào thải các doanh nghiệp tiêu hao năng lượng cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng, xây dựng hệ thống giám sát và quản lý ô nhiễm. Bắc Kinh hiện đã thi hành chế độ hạn chế ô tô tham gia giao thông theo biển số chẵn lẻ, đã kiểm soát hiệu quả ô nhiễm. Người dân Trung Quốc cũng có thể tìm hiểu trực tuyến chỉ số ô nhiễm không khí các nơi thông qua điện thoại di động. Các biện pháp này khiến chúng tôi tin tưởng rằng, bầu trời Bắc Kinh sau này sẽ xanh hơn, không khí sẽ trong sạch hơn".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>