• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công khiến nhu cầu về phiên dịch các thứ tiếng Đông Nam Á tăng lên; các nước xung quanh Trung Quốc dấy lên cơn sốt học tiếng Trung

    2016-04-15 08:47:43     CRIonline

    Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất

    Biết tin diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất, nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành tiếng Cam-pu-chia Đại học Dân tộc Vân Nam Nhiệm Mạo Dương thấy rất phấn khởi. Bởi vì chuyên ngành tưởng chừng "ít được quan tâm" mà bạn lựa chọn ban đầu, hiện đã ngày một hot cùng với việc thiết lập cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công. Các bạn học hệ chính quy cùng Dương năm đó, chưa tốt nghiệp đã được các đơn vị và công ty "đặt hàng". Còn Dương thì được Đại học Sư phạm Vân Nam mời làm giáo viên dạy tiếng Cam-pu-chia, trong khi đó thông thường các giáo viên trong trường đòi hỏi phải có bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công có yêu cầu cao hơn về nhân tài ngoại ngữ, Dương lựa chọn tiếp tục trở về trường cũ học tiếp thạc sĩ.

    Sông Lan Thương bắt nguồn từ núi Đường Cổ La ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, đoạn bên ngoài Trung Quốc từ Xíp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam gọi là sông Mê Công, lần lượt chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam. Sông Lan Thương – Mê Công là cầu nối thiên nhiên nối liền 6 nước dọc sông Lan Thương – Mê Công, cũng là cái nôi nuôi dưỡng các thế hệ người dân dọc hai bên bờ sông, đã vun đắp lên nền văn hóa vừa đặc sắc vừa gần gũi, hình thành mối liên hệ kinh tế và nhân văn lâu đời, sâu đậm và rộng rãi giữa các nước.

    Giáo sư Lưu Hiểu Vinh, đã dạy học 37 năm ở Đại học Dân tộc Vân Nam, cho rằng cùng với cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê Công từng bước đi vào chiều sâu, nhu cầu đối với các nhân tài ngoại ngữ sẽ ngày càng lớn. "Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch giữa các nước cần một lượng lớn nhân tài ngoại ngữ để hỗ trợ triển khai giao lưu, trong khi đó các nhân tài này lại có thể thúc đẩy các khu vực giao lưu và phồn thịnh hơn nữa".

    Là một tỉnh giáp giới với Mi-an-ma, Lào và Việt Nam, tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã thành lập Hội đồng Chỉ đạo dạy học các chuyên ngành ngoại ngữ phi thông dụng ngay từ năm 2013, chỉ đạo và tổ chức nghiên cứu việc dạy học và cải cách các chuyên ngành ngoại ngữ phi thông dụng trong toàn tỉnh, thúc đẩy công tác đào tạo nhân tài về ngoại ngữ phi thông dụng.

    Giáo sư Đại học Dân tộc Vân Nam Lưu Hiểu Vinh cho biết, chuyên ngành tiếng Thái mà ông đang dạy có 10 giáo viên chuyên trách, trong đó có 8 giáo viên có chức danh phó giáo sư trở lên, nhưng do có hơn 300 sinh viên cử nhân và thạc sĩ, hơn nữa tiếng Thái là môn ngoại ngữ công cộng của trường, cộng thêm một số dự án ủy thác đào tạo của nhà nước, Giáo sư Lưu Hiểu Vinh cảm thấy công việc dạy học cũng khá nặng nề.

    Đại học Dân tộc Vân Nam

    Được biết, tính đến cuối năm 2014, các trường đại học, cao đẳng ở Vân Nam đã thành lập 11 cơ sở đào tạo nhân tài quốc tế, ra sức thúc đẩy đào tạo nhân tài về các thứ tiếng Nam Á, Đông Nam Á, có tới hơn 10 chuyên ngành ngoại ngữ phi thông dụng với 55 nghìn sinh viên đang theo học, trong đó có các thứ tiếng Thái, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Hin-đi, v.v., hàng năm đều đào tạo một lượng lớn nhân tài về ngoại ngữ phi thông dụng, tình hình việc làm khá tốt.

    Bạn Kỳ Nhã Mộng là sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành tiếng Việt của Đại học Dân tộc Vân Nam, bạn cho chúng tôi biết, những năm gần đây, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt ngày càng dễ tìm việc làm, ngoài các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc ra, một số công ty công nghệ thông tin và cơ quan chính phủ cũng có nhu cầu tuyển người. Bạn nói, "Không phải nói đùa đâu, chúng em không cần đi tìm việc làm, mà việc làm đến tìm chúng em".

    Giáo sư Lưu Hiểu Vinh cho biết, một dòng sông nối liền 6 nước, các nước xung quanh cũng đang dấy lên "cơn sốt học tiếng Hán", một mặt cần một lượng lớn giáo viên trung học và tiểu học, mặt khác cũng góp phần sâu sắc hợp tác. "Sự hợp tác giữa các nước sông Lan Thương – Mê Công hiện đang ngày một mật thiết, mạng lưới giao thông cũng đang không ngừng được hoàn thiện, nhu cầu về phiên dịch sau này sẽ tiếp tục gia tăng".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>