ong kinh ASEAN 2016-03-30
|
Hai Kỳ họp, tức Kỳ họp thứ 4 Chính hiệp Trung Quốc khóa 12 và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa 12 đã khép lại vào ngày 16/3, nhưng các ủy viên và đại biểu vẫn đang mải miết trên con đường tham chính nghị chính của mình. Trong chương trình hôm nay, Mẫn Linh xin mời các bạn đến với câu chuyện tham chính nghị chính của một ủy viên Chính hiệp Trung Quốc.
Một chiếc áo giắc-két bình thường, một cuốn sổ tay luôn mang bên mình, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa xã hội Quảng Tây Lưu Mộ Nhân luôn nở nụ cười trên môi, sự thân thiện và gần gũi này có thể là do ông từng làm việc nhiều năm trong trường. Ông Lưu Mộ Nhân từng đảm nhiệm Hiệu phó Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây. Tiền thân của Đại học Sư phạm Quảng Tây là trường Dục Tài nổi tiếng. Thập niên 50, 60 thế kỷ trước, trường Dục Tài đã đào tạo hàng nghìn học sinh xuất sắc cho Việt Nam, trong đó bao gồm 4 Phó Thủ tướng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví tình hữu nghị Việt – Trung bằng câu thơ "vừa là đồng chí, vừa là anh em", trường Dục Tài chính là một ví dụ sinh động của câu thơ này. Lúc đó, ngoài cung cấp miễn phí trường học và ký túc xá ra, Chính phủ Trung Quốc còn cấp phát tiền lương cho giáo viên Việt Nam và học phí cho học sinh. Ông Lưu Mộ Nhân cho biết, mặc dù năm đó thiếu thốn vật chất, nhưng cuộc sống của các thầy trò Việt Nam lại được đảm bảo, điều này cũng khiến các thầy cô và học sinh Việt Nam ghi nhớ tình cảm của Trung Quốc, tình hữu nghị này cũng được các thế hệ mai sau kế thừa.
"Cha mẹ của một số lưu học sinh từng đến thăm Trung Quốc, có tình cảm sâu đậm đối với Trung Quốc. Lúc chúng tôi đi Việt Nam cũng có liên hệ với các bạn học cũ năm xưa, các bạn đều đến thăm chúng tôi, tình cảm này rất sâu đậm. Chúng tôi cùng đi uống bia, các bạn Việt Nam mang cả đàn Ác-coóc-đi-ông, đàn vi-ô-lông, cùng hát bài hát Trung Quốc".
Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc Lưu Mộ Nhân
Ngày dồn tháng chứa, ông Lưu Mộ Nhân đã cảm nhận được tình cảm nồng thắm "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời cũng ý thức được tầm quan trọng của việc tăng cường tình hữu nghị Trung – Việt. Quảng Tây giáp giới với một số nước ASEAN trên bộ và trên biển, có ưu thế vị trí trong việc sâu sắc quan hệ Trung Quốc – ASEAN, thương mại hai chiều giữa Quảng Tây và các nước ASEAN có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của khu vực biên giới Quảng Tây, tuy nhiên, trong quá trình điều tra và nghiên cứu, không ít doanh nghiệp nói với ông Lưu Mộ Nhân rằng, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới hiện vẫn cần được tăng cường, đôi lúc thời tiết xấu, đường bộ không thông suốt, tác động nghiêm trọng tới việc vận tải hàng hóa, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Ông nói:
"Đường sá tốt và thông suốt mới có thể tạo thuận tiện cho việc lưu thông các tài nguyên. Vì vậy cần xem xét đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN muốn tiếp tục tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa...thì nhất định phải có đường sá thuận tiện. Vì vậy, trong đề án năm 2014, tôi đề nghị nhà nước tăng cường hơn nữa các cuộc thương lượng về kết nối với Việt Nam, có thể xây dựng đường cao tốc từ Quảng Tây đến Hà Nội cũng như xuyên suốt Việt Nam".
Đề án của ông Lưu Mộ Nhân đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng, việc làm đường thông tới khu vực biên giới ở Quảng Tây hiện đã thu được hiệu quả nổi bật. Tất cả các cửa khẩu đều thông với đường cấp 2, kết nối toàn bộ 4 cửa khẩu quốc tế ở Quảng Tây bằng đường cao tốc. Theo tiến độ xây dựng hiện nay, đường cao tốc Hà Nội – Hữu Nghị Quan sẽ thông xe vào trước năm 2020. Đường sắt cao tốc từ Nam Ninh đến Bằng Tường với tốc độ thiết kế đạt 250km/giờ cũng sẽ khởi công xây dựng vào trước năm 2017. Đề cập đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới Trung – Việt từng bước được triển khai, việc xây dựng khu hợp tác kinh tế không ngừng được thúc đẩy, ông Lưu Mộ Nhân mừng như mở cờ trong bụng.
"Tất nhiên là rất vui, chứng tỏ ý tưởng cũng như điều tra và nghiên cứu của chúng tôi phù hợp định hướng phát triển của nhà nước, chứng tỏ việc điều tra và nghiên cứu là có giá trị".
Ông Lưu Mộ Nhân cho rằng, được bầu làm ủy viên Chính hiệp là sự khẳng định của mọi người dành cho công việc của ông, vì vậy, trong quá trình điều tra và nghiên cứu, ông quan tâm nhất là vấn đề dân sinh, đề án của ông năm nay là bắt nguồn từ một thiên tai khắc sâu trong lòng.
"Nam Ninh từng xảy ra một cơn mưa bão, một người phụ nữ không nhìn thấy miệng cống do nước mưa dâng cao, bị dòng nước cuốn vào trong cống...cuối cùng không cứu được. Vụ việc này gây ảnh hưởng rất lớn".
Nói đến đây, nét mặt ông thoáng chốc trầm ngâm. Tai nạn mà ông vừa kể là do cơn mưa lớn ở Nam Ninh năm 2013 gây ra. Lúc đó, mưa như trút khiến nhiều đường phố ở Nam Ninh bị ngập nước nghiêm trọng. Một người phụ nữ 47 tuổi bước đúng vào miệng cống bị mất nắp trong mưa lớn, người biến mất giữa đường. Mặc dù tai nạn này không nằm trong phạm vi công tác của ông Lưu Mộ Nhân, nhưng ông luôn nghĩ đến vụ việc này. Mặc dù sau đó chính quyền thành phố Nam Ninh đã lắp thêm lưới bảo hộ trong các cống thoát nước để phòng ngừa xảy ra các tai nạn tương tự, nhưng ông Lưu Mộ Nhân cho rằng cần trị cả gốc lẫn ngọn.
Trong quá trình điều tra và nghiên cứu, ông còn phát hiện, năm 2015, sau khi bước vào mùa hè, 154 thành phố trong cả nước Trung Quốc xảy ra ngập úng do mưa bão, nhiều nơi còn có mưa rất to, đối mặt với tình trạng "gặp mưa tất úng, gặp úng tất tê liệt". Tại Hai kỳ họp năm nay, đề án của ông là về "Xây dựng thành phố trữ nước, kiến tạo quê nhà thích hợp sinh sống", hưởng ứng bài phát biểu của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị Trung ương về công tác đô thị hóa năm 2013 đề xuất cần ra sức thúc đẩy xây dựng "thành phố trữ nước" tích trữ tự nhiên, thấm nước tự nhiên, làm sạch tự nhiên, dự trữ nước mưa để ứng phó vấn đề hạn hán trong khi giải quyết thiên tai lũ lụt.
"Sau khi đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên, nhiều đường phố được bê tông hóa, nhưng sau các cơn mưa bão lại rất khó thoát nước, dễ gây ngập úng. Việc đô thị hóa đúng như Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nói, phải giống như miếng xốp, lúc mưa có thể dự trữ nước, đến khi hạn hán mới tháo nước ra".
Ông Lưu Mộ Nhân cho biết, Nam Ninh đứng đầu trong các thành phố thí điểm xây dựng thành phố trữ nước trong cả nước Trung Quốc, được nhà nước ủng hộ 500 triệu Nhân dân tệ/năm, các công tác liên quan hiện đã được triển khai một cách có trật tự, tuy nhiên phạm vi hỗ trợ tài chính vẫn thiếu rõ ràng, đề án của ông đã đề xuất kiến nghị về các công tác xây dựng liên quan. Ông đồng thời cho biết, Nam Ninh có khí hậu gần giống các nước ASEAN, việc xây dựng thành phố trữ nước sau khi chín muồi cũng có thể giao lưu và giới thiệu với các nước liên quan. Về điều này, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Ủy viên Ban Học thuật Viện Hàn lâm Khoa học-xã hội Trung Quốc, Chủ nhiệm Ban nghiên cứu quốc tế Trương Uẩn Linh cũng đồng ý cách nói của ông Lưu Mộ Nhân:
"Tôi cho rằng có thể chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thành phố trữ nước của Nam Ninh, đây là một việc tốt, bởi vì khí hậu và điều kiện địa lý của Nam Ninh và Việt Nam gần giống nhau, hợp tác này có thể triển khai trên bình diện quốc gia, cũng có thể trên bình diện thành phố, cũng có thể tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và ASEAN, có lợi cho việc tiếp tục cải thiện quan hệ hai nước".
Qua nhiều năm dạy học và nghiên cứu khoa học tại Quảng Tây, ông Lưu Mộ Nhân luôn quan tâm theo dõi sự giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, năm nay đã là năm thứ 9 ông đảm nhiệm Ủy viên Chính hiệp, trong 9 năm qua, ông đã trình lên Kỳ họp hơn 50 đề án, bao gồm đề nghị xây dựng cơ chế giao lưu và hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa Trung Quốc và ASEAN, xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung – Việt, v.v., đều đóng góp cho việc thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong các lĩnh vực giáo dục khoa học, kinh tế, v.v. Mặc dù mỗi đề án đều cần trải qua nhiều lần điều tra nghiên cứu, thảo luận, nhưng hơn 50 đề án này khiến ông Lưu Mộ Nhân gặt hái được niềm vui và thành công trong công việc:
"Nói nhiều cũng không nhiều, bởi vì đây là chức trách của chúng tôi, nếu có thể thông qua điều tra nghiên cứu của mình, đề xuất một số kiến nghị hợp lý, được nhà nước chấp nhận, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, cảm giác đã đóng góp sức mình, tự nhiên sẽ có cảm giác thành công, sẽ thấy rất vui".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |