Hoạt động đón mừng Tết cổ truyền của Trung Quốc nói chung bắt đầu từ ngày cúng Ông Công ông Táo , đây là tập tục có ảnh hưởng rất lớn và lưu truyền rộng khắp trong dân gian Trung Quốc . Ngày xưa , hầu như trong bếp của nhà nào nhà nấy đều đặt bàn thờ "Ông Táo", vị thần chuyên trông nom "bếp lửa" của các gia đình ,Ông Táo được sùng bái như vị thần bảo hộ cho gia đình .Kể từ Ba mươi Tết của năm trước , Ông Công Ông Táo đã luôn luôn canh trực trong nhà để bảo vệ và giám sát cho cả gia đình .Đến ngày 23 tháng chạp Ông Táo sẽ trở về trời để báo cáo lại sự ác thiện của người trong gia đình cho vua Ngọc Hoàng , lễ tiễn Ông Táo trong ngày đó được gọi là "Tống Táo " hoặc "Từ Táo " . Căn cứ tình hình báo cáo của Ông Táo , vua Ngọc Hoàng lại nhờ Ông Táo mang những điều tốt lành phúc họa về cho gia đình này . Vì vậy đối với các thành viên trong gia đình mà nói , nội dung báo cáo của Ông Công Ông Táo là điều hết sức quan trọng .
Hoạt động tiễn Ông Công Ông Táo thường hay diễn ra vào lúc chiều tối .Các thành viên trong gia đình đến vào nhà bếp , bày bàn thờ, thắp hương kính mời Ông Công Ông Táo, rồi bày bánh kẹo ra v.v . Có nơi còn lấy mật bôi lên mồm của Ông Táo với ngụ ý là cho Ông Táo ăn nhiều của ngọt , để khỏi nói xấu người trong gia đình . Sau khi bôi mật lên mồm của Ông Táo , rồi đốt thần tượng với giấy để hóa thành khói bay lên trời .
Việc cúng Ông Táo trong ngày 23 tháng chạp có quan hệ mật thiết với hoạt động ăn mừng tết . Bởi vì , trong Đêm giao thừa diễn ra sau một tuần , Ông Táo sẽ mang theo những điều tốt lành phúc họa của các thành viên trong gia đình và đưa các vị thần khác xuống tới trần gian .Ông Táo là vị thần dẫn đường cho các vị thiên thần khác. Các vị thần khác sau những ngày tết lại trở về trời , chỉ có Ông Táo ở lại canh trực trong bếp gia đình . Lễ đón thần được gọi là "rước thần" , đối với ông Táo thì gọi là "rước Ông Táo" .Lễ rước Ông Táo nói chung tổ chức trong Ba mươi Tết , nghi lễ tương đối đơn giản , chỉ cần thay chiếc đèn mới trong bếp , rồi thắp hương trước bàn thờ bếp là được .
Cội nguồn của chuyện Ông Táo đã có từ lâu , theo dân gian Trung Quốc , ông Táo là vị thần lâu đời nhất so với các vị thần khác . Ngay từ Đời Hạ , Ông Táo đã là vị đại thần được cúng trong dân gian . Sau khi hình thành phong tục cúng Ông Táo , kể từ Đời Chu , cung Vua cũng đưa hoạt động cúng Ông Táo vào nghi lễ cúng tế , đưa ra quy định về cúng Ông Táo trong cả nước và đã trở thành nghi lễ cố định .
Sau khi tổ chức lễ cúng Ông Táo , mọi người bèn chính thức chuẩn bị đón mừng tết. Tại Trung Quốc , dân gian gọi quãng thời gian từ ngày 23 tháng chạp đến Đêm giao thừa là"những ngày đón xuân " , cũng gọi là "những ngày quét dọn" , là tập quán truyền thống vốn có của người dân Trung Quốc .
Tập tục bắt đầu quét dọn nhà cửa từ ngày 24 tháng chạp của Trung Quốc đã có từ lâu . Theo ghi chép của cuốn "Lã Thị Xuân Thu", ngay từ Đời Nghiêu Thuấn , Trung Quốc đã có tập tục quét dọn nhà cửa để mừng tết . Theo dân gian , quét dọn nhà cửa nhân dịp mỗi độ xuân về có ngụ ý là quét dọn tất cả " vận nghèo" và "số đen" ra khỏi nhà. Tập tục này với ngụ ý là mọi người gửi gắm hy vọng gặp nhiều may mắn qua tiễn biệt năm cũ đón chào năm mới .
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |