![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Nhận lời mời của Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam đã dẫn đoàn gồm 7 người sang thăm Trung Quốc vào hạ tuần tháng 10, tiến hành khảo sát tại các nơi Trung Quốc như Bắc Kinh, Thành Đô, Thâm Quyến, v.v.
Sảnh Hoa rất hân hạnh có buổi phỏng vấn riêng với ông Sơn Phước Hoan, ông cho biết, Trung Quốc không ngừng sáng tạo đổi mới công tác dân tộc, đã làm rất nhiều công tác thiết thực và hiệu quả trong các mặt thành lập các trường học dân tộc thiểu số, xây dựng bầu không khí đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, v.v, đã cung cấp kinh nghiệm rất quý báu cho phát triển công tác dân tộc của Việt Nam.
Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe cuộc phỏng vấn giữa Sảnh Hoa và ông Sơn Phước Hoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam:
Sảnh Hoa: Xin chào ông, xin ông cho biết nhận xét chung đối với chuyến thăm Trung Quốc lần này.
Ông Sơn Phước Hoan: Tôi là Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam. Trong quá trình công tác tại Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, tôi cũng được thăm, học tập, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với phía Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, theo thỏa thuận giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, hàng năm chúng tôi cử trao đổi hai ủy ban một lần, phía Việt Nam sang Trung Quốc một lần, phía Trung Quốc sang Việt Nam một lần. Trong những năm qua, Ủy ban Dân tộc Việt Nam cũng như Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc đều có phối hợp tốt để trao đổi đoàn như nhau, chúng tôi thấy hai ủy ban đều tạo được quan hệ thân thiện tốt đẹp và trao đổi được những kinh nghiệm rất thiết thực.
Trong chuyến thăm lần này, hai ủy ban đã đưa ra một số nội dung có tính chất trọng tâm để nghiên cứu, trong đó có các vấn đề các trường đại học do Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc đang quản lý chỉ đạo. Chúng tôi đã đến thăm Trường Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, trong trường đại học này, chúng tôi đã thấy được nhiều kinh nghiệm tốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, chúng tôi thấy được Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc trực tiếp quản lý theo dõi chỉ đạo 6 trường đại học. Các trường này đều đào tạo nguồn nhân lực, trong đó là dân tộc thiểu số trên 60%, đây là những kinh nghiệm quý, góp phần rất tốt trong việc chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bảo dân tộc thiểu số. Trong quá trình trao đổi tại trường cũng như trao đổi với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc và trao đổi tại các địa phương, từ Tứ Xuyên đến Thâm Quyến, chúng tôi đều chú ý và tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, và thấy những điều chia sẻ tại Trường Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc và những điểm mà chúng tôi đến đều thể hiện rất rõ sự quan tâm của Nhà nước Trung Quốc trong việc đào tạo nguồn nhân lực đối với các dân tộc thiểu số, điều này rất có ý nghĩa góp phần nâng cao đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi nghĩ rằng, đây là những kinh nghiệm quý để sau này chúng tôi có thể tham khảo trong việc Chính phủ Việt Nam sẽ thành lập Học viện dân tộc sau này.
Điểm thứ hai là thành lập bộ "Luật Khu tự trị dân tộc", đối với Việt Nam mà nói, chúng tôi chưa có "Luật Dân tộc", chúng tôi cũng đi tìm hiểu khu tự trị dân tộc ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Chúng tôi đã đi một khu bị thiên tai, bị động đất rất nghiêm trọng xảy ra vào năm 2008.
Đây là một sự thảm họa rất nghiêm trọng. Nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Trung Quốc cũng như sự góp sức của toàn quốc Trung Quốc, kể cả sự hỗ trợ của bên ngoài, thì đã khắc phục được thảm họa, khôi phục rất nhanh, Châu tự trị dân tộc đã làm cho người dân có sức sống và vươn lên rất nhanh chóng. Hiện nay, thảm họa không những được khắc phục, mà còn được xây dựng một bảo tàng để giúp cho người dân tìm hiểu trận động đất diễn ra như thế nào, cách khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời đã rút ra những kinh nghiệm bài học mà chúng ta có thể giúp cho người khác có thể dự phòng trong tình huống gặp thiên tai. Chúng tôi cho rằng đây là một bài học rất quý, được chia sẻ của cộng đồng, của nhà nước, kể cả quốc tế.
Điểm thứ ba, chúng tôi đã đến thành phố Thâm Quyến, một thành phố công nghiệp phát triển rất nhanh. Với cơ chế đặc khu, đây là một thành phố phát triển khó có những thành phố khác có thể sánh kịp, đặc biệt trong việc phát triển công nghệ cao. Một thành phố có hơn 20 triệu dân, trong đó có 1 triệu người dân tộc thiểu số. Đây là một thành phố công nghiệp, nhưng các đồng bào dân tộc thiểu số đều là người di dân đến từ những nơi khác, mà họ có thể hoà nhập cuộc sống ở thành phố, chúng tôi thấy đây là một sự quản lý chỉ đạo rất chặt chẽ của thành phố. Làm thế nào để những người dân tộc thiểu số có thể thích nghi được cuộc sống ở thành phố, để họ tham gia vào cộng đồng và sự phát triển trong thành phố. Chúng tôi thấy rất khâm phục một thành phố phát triển nhanh như thế, nhưng môi trường ở đây vẫn là xanh, sạch, đẹp. Công tác quản lý trong thành phố Thâm Quyến rất chặt chẽ. Chúng tôi đã đến thăm một khu chung cư có nhiều người dân tộc thiểu sống sinh sống, chúng tôi thấy quy chế và các hoạt động thực tế trong khu chung cư đã thể hiện sự quan tâm rất bao quát của các cấp chính quyền thành phố, giúp cho người dân không bị cô độc và không bị tách rời khỏi cộng đồng các dân tộc, dù đó là đa số là thiểu số, người ta đều được chia sẻ. Chúng tôi thấy đây là một bài học quý. Chúng tôi còn được biết các trường đại học ở đây cũng có hàng nghìn sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học và được tạo điều kiện rất tích cực, được nhận vào các doanh nghiệp, công ty lớn ở tại thành phố này, đây là một cơ hội chuyển nghiệp lao động, giúp cho người dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác có thể có phong tục tập quán khác nhau và trình độ văn hoá khác nhau, nhưng với sự quan tâm của các chính quyền ở đây, để họ có thể phát triển được và hoà nhập được cuộc sống ở thành phố và cũng tạo nhiều điện kiện tốt để họ có thể sinh sống ổn định và lâu dài."
Ông Sơn Phước Hoan còn cho biết, trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, những thành tựu và kinh nghiệm tích lũy được trong lĩnh vực dân tộc của Trung Quốc rất đáng để Việt Nam học tập và tham khảo. Ông mong đi sâu học tập và khảo sát những ý tưởng và cách làm sáng tạo trong công tác dân tộc, an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, mở trường và giảng dạy của các học viện dân tộc cũng như công tác dân tộc thiểu số ở cơ sở của các nơi Trung Quốc.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |