• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Học giả Trung Quốc: Tăng nhanh kết nối kinh tế để nâng cao chất lượng hợp tác giữa hai nước Trung – Việt

    2015-09-10 14:00:44     CRIonline

    Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức Cuộc hội thảo về kinh tế-thương mại-đầu tư-du lịch Việt Nam – Trung Quốc năm 2015 tại Bắc Kinh. Các học giả Trung Quốc được mời tham dự Hội thảo đã bày mưu hiến kế cho việc làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, trong đó, nhiều học giả không hẹn mà nhất trí cho rằng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường kết nối, để hợp tác kinh tế-thương mại hai nước bước vào giai đoạn nâng cao chất lượng.

    Cuộc hội thảo về kinh tế-thương mại-đầu tư-du lịch Việt Nam – Trung Quốc năm 2015 diễn ra tại Bắc Kinh

    Những năm gần đây, thương mại hai chiều Trung Quốc – Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2013, hai nước thực hiện trước hai năm mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ đô la Mỹ do nhà lãnh đạo hai nước đề xuất. Năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 83,6 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 11 lần so với 10 năm trước, Việt Nam trước đây là đối tác thương mại lớn thứ 5 trong các nước ASEAN của Trung Quốc, hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 trong các nước ASEAN, trong khi đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam trong 11 năm liền. Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước duy trì xu hướng tăng trưởng vững chắc, nửa đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 42 tỷ 290 triệu đô la Mỹ, tăng 16,6% so với cùng kỳ.

    Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng. Nửa đầu năm 2015, GDP Việt Nam tăng 6,28%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia hợp tác quốc tế. Việt Nam hiện đang tham gia đàm phán về các hiệp định thương mại tự do khu vực, trong đó có "Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực" (RCEP) và "Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương" (TPP), v.v. Từ đầu năm 2015 đến nay, Việt Nam đã lần lượt chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu và Hàn Quốc, kết thúc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ chính thức ký kết vào cuối năm nay. Ngoài ra, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ khánh thành vào năm 2015 và càng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết trong thời gian tới sẽ mang lại cơ hội phát triển to lớn cho Việt Nam.

    Mặc dù vậy, Trưởng Ban Nghiên cứu hợp tác Viện Nghiên cứu Tài chính-tiền tệ Trùng Dương Đại học Nhân dân Trung Quốc Lưu Anh cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế cao tốc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ ngày càng trở thành thắt nút cổ chai kiềm chế sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tận dụng tài nguyên, trang thiết bị, tiền vốn, kinh nghiệm vận hành và kinh doanh của Trung Quốc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế.

    Nghiên cứu viên Viện Khoa học-xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga đề nghị Việt Nam tận dụng sự tiện lợi của cơ chế hợp tác trong khuôn khổ "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất để tránh bị kiềm chế bởi cơ sở hạ tầng lạc hậu và thiếu vốn. Bà Phan Kim Nga nói:

    "Đề nghị Việt Nam kết hợp chiến lược 'Một vành đai, một con đường', có thể đề xuất quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, tận dụng điều kiện tiện lợi của Quỹ Con đường Tơ lụa và các quỹ khác để tiến hành hợp tác".

    Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" là tên gọi tắt của "Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa" và "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21", phương án quy hoạch liên quan đến 65 nước và 4,4 tỷ dân số trên dọc tuyến. Cơ chế hợp tác của "Một vành đai, một con đường" bao gồm tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển của các nước dọc truyến với nhau. Giáo sư Viện Khoa học-xã hội Trung Quốc Cốc Nguyên Dương cho biết, Trung Quốc đề xuất khái niệm "hợp tác kết nối" để thúc đẩy sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước trên dọc Con đường Tơ lụa. Giáo sư Cốc Nguyên Dương cho biết:

    "Phương thức hợp tác kết nối không phải đơn nhất, mà là đa dạng, có thể hợp tác kết nối đa phương, cũng có thể hợp tác kết nối song phương. Các phương thức kết nối chủ yếu bao gồm: Một là, kết nối việc xây dựng 'Một vành đai, một con đường' với 'chiến lược phát triển' của các nước trên dọc tuyến. Ví dụ, Mông Cổ thực thi chiến lược phát triển 'Con đường Thảo nguyên', vì vậy, Trung Quốc và Mông Cổ kết nối Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa với chiến lược phát triển 'Con đường Thảo nguyên'; hai là, xây dựng 'Con đường Tơ lụa' có thể kết nối với 'cơ chế hợp tác' hiện nay của các nước trên dọc tuyến".

    Bà Lưu Anh, Trưởng Ban Nghiên cứu hợp tác Viện Nghiên cứu Tài chính-tiền tệ Trùng Dương Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, "Một vành đai, một con đường" coi việc thúc đẩy kết nối là trọng điểm hợp tác, đề xuất trước tiên thực hiện kết nối hạ tầng. Ngay từ 10 năm trước, Trung Quốc và Việt Nam đã ra thông cáo chung, cho biết hai bên xác định định hướng hợp tác xây dựng "Hai hành lang, một vành đai", đây là quy hoạch chung cho hợp tác kinh tế trung dài hạn giữa hai nước. Theo ý tưởng của Việt Nam, năm 2020, quy hoạch phát triển "Hai hành lang, một vành đai" sẽ đóng góp 200 tỷ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam. Trong tình hình kinh tế thế giới phức tạp và có nhiều thay đổi cũng như đứng trước sức ép đi xuống, cần gấp rút kết nối sáng kiến hợp tác "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc với quy hoạch phát triển "Hai hành lang, một vành đai", cùng nhau thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực trên biển, trên bộ, tài chính-tiền tệ, v.v., thúc đẩy kết nối để tăng cường giao lưu thương mại.

    Ngày 20/5/2004, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam lúc đó Phan Văn Khải đã đề xuất sáng kiến cùng xây dựng "Một vành đai, một con đường" với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Ngày 6 và ngày 7/10/2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm chính thức hữu nghị Việt Nam, trong thời gian ở thăm, Chính phủ hai nước đã ra "Thông cáo chung Trung – Việt". Thông cáo đã trọng điểm đề cập hai bên đồng ý thành lập nhóm chuyên gia trong khuôn khổ Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại của Chính phủ hai nước, tích cực tìm kiếm và thảo luận tính khả thi của hành lang kinh tế "Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh", "Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh" và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Như vậy, "Hai hành lang, một vành đai" trở thành ý tưởng hợp tác của chính phủ hai nước. Thông qua việc xây dựng "Hai hành lang, một vành đai", Trung Quốc và Việt Nam sẽ bổ sung cho nhau trong quá trình hợp tác, thực hiện cùng thắng, chiến lược phát triển vùng miền Tây của Trung Quốc và chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi ở miền Bắc Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều. Tháng 7 năm nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc đương nhiệm Trương Cao Lệ khi thăm Việt Nam đã đề xuất kết nối "Một vành đai, một con đường" với "Hai hành lang, một vành đai".

    Nghiên cứu viên Viện Khoa học-xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cho rằng, ngoài "Hai hành lang, một vành đai" ra, quy hoạch xây dựng hành lang kinh tế Nam-Bắc của Việt Nam cũng có thể kết nối với chiến lược "Một vành đai, một con đường". Giáo sư Cốc Nguyên Dương thì cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới, Trung Quốc và Việt Nam có thể xem xét và nghiên cứu các phương thức kết nối sau đây:

    "Là nước thành viên ASEAN, Việt Nam tích cực tham gia hợp tác kết nối việc xây dựng 'Một vành đai, một con đường' với 'Lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN' và 'Quy hoạch tổng thể về kết nối ASEAN', đồng thời thúc đẩy đàm phán về phiên bản nâng cấp Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN sớm đi đến thỏa thuận. Khi tham dự và thúc đẩy các công tác này, liệu có thể xem xét và nghiên cứu tiến hành hợp tác kết hối hai mục tiêu chiến lược quan trọng là xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020 của Trung Quốc và cơ bản thực hiện xã hội công nghiệp hóa của Việt Nam cũng như chiến lược phát triển kinh tế biển của hai nước, v.v.".

    Các bạn thân mến, thực hiện kết nối kinh tế hiệu quả sẽ khiến sự hợp tác giữa hai nước rộng hơn và nhanh hơn. Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, bao gồm kết nối đường bộ, đường sắt, sân bay và bến cảng có thể tiết kiệm đáng kể giá thành vận chuyển, tăng cường giao lưu nhân viên, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch; thương mại thông suốt có thể đẩy nhanh tiến trình tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại, mở rộng quy mô trao đổi thương mại, v.v. Hiện nay, sự hiểu biết và chấp nhận của các nước trên dọc tuyến đối với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" không ngừng được nâng cao. Trung Quốc liên tục ký các thỏa thuận và dự án hợp tác với Nga, Ca-dắc-xtan, Tát-ghi-ki-xtan và Pa-ki-xtan, trong đó các dự án hợp tác ký với Pa-ki-xtan trị giá lên tới 46 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Bà Phan Kim Nga cho rằng, Việt Nam chưa chính thức cho biết liệu có sẵn sàng tham gia xây dựng "Một vành đai, một con đường" hay không là điều khiến mọi người lấy làm đáng tiếc. Đương nhiên, thực hiện hợp tác kết nối xây dựng "Một vành đai, một con đường" với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng chắc chắn sẽ liên quan đến đòi hỏi về lợi ích khác nhau của các nước liên quan, thậm chí xuất hiện một số bất đồng và hiểu lầm. Giáo sư Cốc Nguyên Dương cho rằng, điều then chốt là hai bên đều có niềm tin thực hiện cùng thắng.

    "Trong quá trình hợp tác kết nối, xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn là điều bình thường. Nhưng tồn tại vấn đề và mâu thuẫn không có nghĩa là việc xây dựng 'Một vành đai, một con đường' không thể thực hiện kết nối với ASEAN và Việt Nam, miễn là các bên kiên trì các nguyên tắc cùng hiệp thương, cùng xây dựng, cùng chia sẻ, các nước bất kể nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng và được hưởng cơ hội như nhau, v.v., có tinh thần và niềm tin cùng thắng, thì có thể hóa giải bất đồng, loại bỏ hiểu lầm, phá vỡ sự quấy nhiễu và phân hóa từ bên ngoài, cuối cùng thực hiện sứ mệnh hợp tác kết nối, mang lại hạnh phúc cho đất nước và nhân dân".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>