• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thái Lan có khả năng lập pháp công nhận giới tính thứ ba-người chuyển giới kêu gọi sự bao dung của xã hội

    2015-05-04 14:26:00     CRIonline

    Thái Lan, ngoài thu hút du khách các nơi trên thế giới bằng phong cảnh ven biển tươi đẹp, văn hóa tôn giáo độc đáo và người dân nhiệt tình hiếu khách ra, còn nổi tiếng bởi hiện tượng "người chuyển giới" khá phổ biến ở nước này. Tuy nhiên, trong con mắt của người nước ngoài, người chuyển giới ở Thái Lan luôn gắn liền với các "show Pê-đê" và phố quán bar. Thế nhưng, Ủy ban Dự thảo Hiến pháp Thái Lan hiện đang tiến hành thảo luận về một dự luật công nhận giới tính thứ ba và có khả năng được thông qua trong tháng 8 năm nay, đối với người chuyển giới mà nói, đây là một tia hy vọng trên con đường đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi.

    "Tôi có ý thức như vậy ngay từ khi còn rất nhỏ, thích đóng vai nữ, thích chơi với các bạn gái, thích đồ đẹp, như búp-bê, may quần áo, v.v, tính tình rất dịu dàng ít nói, không như các bạn nam khác".

    Bạn Ni U-ma đến từ tỉnh Pát-ta-ni ở miền Nam Thái Lan, năm nay 28 tuổi, cũng như nhiều người chuyển giới khác, Ni U-ma hoài nghi về giới tính con trai của mình ngay từ rất nhỏ. Lúc 4, 5 tuổi, Ni U-ma bắt đầu xuất hiện sở thích của nữ giới, hơn nữa chỉ thích chơi với các bạn gái bằng tuổi, điều này khiến cha mẹ cậu thấy con trai mình hơi khác thường. Là quân nhân, cha Ni U-ma bắt đầu cố ý mua cho con trai những đồ chơi như mô hình ô tô, người lính, v.v., mong có thể uốn nắn các sở thích lệch lạc của con, nhưng lại không thể khiến Ni U-ma chấm dứt việc bài xích giới tính của mình.

    Sau khi lên trung học phổ thông, Ni U-ma càng thêm xác định quyết tâm chuyển đổi giới tính, cô rời quê hương, đến một thành phố khác học tập và bắt đầu để tóc dài. Khác với nhiều người chuyển giới ở Thái Lan, Ni U-ma tính tình ít nói không đi theo "lối mòn" của người chuyển giới Thái Lan, đó là tham gia cuộc thi "hoa hậu" để tiến quân vào làng giải trí, mà lựa chọn nỗ lực học tập, chăm chỉ làm việc, ngoài ra cô còn được hai trường đại học trao hai bằng về quan hệ quốc tế và công trình sinh thái, cô đã xin được việc làm tại một khách sạn 4 sao, hiện đang chuẩn bị theo học thạc sĩ chuyên ngành quản lý khách sạn, những cố gắng của cô đã khiến mọi người trong gia đình mở lòng với cô hơn, dần dần thay đổi quan niệm cũ, cô phần nào được mọi người thông cảm và chấp nhận.

    "Mọi người thấy tôi có thể tự kiếm tiền đi học, có thể làm việc để tự nuôi bản thân, hơn nữa, tôi luôn biểu hiện tốt, không dính ma-tuý, không đi lại với các băng nhóm, như vậy dần dần mọi người bắt đầu chấp nhận tôi, mặc dù hiện nay mọi người đã thông cảm với tôi phần nào, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận".

    Sự chia sẻ và thông cảm của người nhà là nền tảng để người chuyển giới Ni U-ma đứng vững trong xã hội, tuy nhiên, cô rời xa quê hương mới ý thức được rằng, cho dù ở Thái Lan, văn hóa người chuyển giới tương đối phổ biến, nhưng vẫn còn tồn tại sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người chuyển giới. Tại các trường đại học, người chuyển giới đã hoàn toàn trở thành nữ giới về ngoại hình qua phẫu thuật, nhưng vẫn phải mặc đồng phục nam theo quy định của trường, khi tìm việc làm, một số cơ quan chính phủ và công ty doanh nghiệp lớn, trong đó bao gồm cả thi công chức đều hoàn toàn không xem xét việc tuyển dụng người chuyển giới.

    "Một số nơi hoàn toàn không đếm xỉa đến năng lực của chúng tôi, tuyên bố luôn không tuyển dụng người chuyển giới, điều này khiến cộng đồng chúng tôi thấy rất thất vọng và buồn chán, cảm thấy cho dù nỗ lực học tập cũng không có tương lai tốt đẹp, không có cơ quan, doanh nghiệp tốt chấp nhận chúng tôi, rất nhiều người cho rằng chúng tôi chỉ có thể làm nghề chăm sóc da và tóc, thực ra năng lực của chúng tôi không chỉ có vậy, nhưng dư luận xã hội lại 'nhốt' chúng tôi vào trong 'cái lồng' đó".

    Người chuyển giới Thái Lan Ni U-ma

    Đứng trước sức ép và sự kỳ thị của xã hội, rất nhiều người chuyển giới buộc phải hành nghề mại dâm, buôn lậu ma-tuý, trong khi đó, các công ty du lịch còn lấy chiêu xem 'Show Pê-đê' thậm chí xem "Show sexy" của người chuyển giới để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, khiến số phận của những người chuyển giới hầu như chỉ gắn liền với gái nhảy ở quán rượu và những "lao động tình dục". Là một trong những người chuyển giới, Ni U-ma không muốn cộng đồng này bị mang tiếng như vậy, nhưng cô không đủ năng lực thay đổi những điều này.

    Thế nhưng, một nguồn tin từ Ủy ban Khởi thảo Hiến pháp Thái Lan có lẽ sẽ mang lại một số điều mới mẻ. Tin cho biết, Ủy ban Dự thảo Hiến pháp hiện đang khởi thảo một dự luật tăng thêm giới tính thứ 3, điều này có nghĩa là giới tính thứ ba sẽ được Hiến pháp công nhận là một giới tính do luật định, và được trao quyền lợi như các giới tính khác. Nếu phương án này được thông qua, Thái Lan sẽ trở thành nước châu Á thứ tư công nhận giới tính thứ ba tiếp sau Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Nê-pan. Người phát ngôn Ủy ban Dự thảo Hiến pháp Thái Lan Kam-non cho biết:

    "Theo Luật Tự do nhân quyền hiện nay của Thái Lan, mọi người đều được hưởng quyền lợi bình đẳng, tất cả các điều khoản trong Hiến pháp trước đây đã quy định, đối xử với người khác một cách có lựa chọn theo quốc tịch, tôn giáo, diện mạo, v.v. là không đúng, còn hiện nay chúng tôi tăng thêm giới tính thứ 3, cũng có nghĩa là cho dù giới tính họ khác với giới tính khi chào đời, cũng không thể phân biệt đối xử với họ".

    Đối với Kít-cha-da, người mẫu chuyển giới 23 tuổi mà nói, đây là một tin vui, về ngoại hình, Kít-cha-da vẫn mang đặc trưng của nam giới do chưa phẫu thuật chuyển giới, đối với cô mà nói, nếu dự luật này thật sự được thông qua, cô sẽ nghiêng về lựa chọn "giới tính thứ ba", chứ không phải "nữ giới".

    "Tôi lựa chọn làm chính mình, tối thiểu tôi không cần đánh lừa người khác, được là chính mình thật tốt, lựa chọn giới tính thứ ba, dù có người không thích thì tôi cũng không cần để tâm, tôi chỉ cần biết mình là người tốt bụng là được rồi".

    Người chuyển giới Thái Lan Kít-cha-da

    Chủ tịch Hiệp hội Nữ giới chuyển giới Thái Lan Dô-la-đa cũng là một người chuyển giới, từng là một ca sĩ, bà từng dấn thân vào chính trường và luôn dốc sức phấn đấu vì quyền lợi đáng có của người chuyển giới Thái Lan. Bà cho rằng dự luật này, không còn nghi ngờ gì nữa là sự tiến bộ về mặt pháp luật, nhưng nếu chỉ giới hạn về thuộc tính giới tính thì phạm vi thích hợp áp dụng dự luật này vẫn chưa đủ rộng.

    "Theo tôi, đây là một sự tiến bộ xét từ góc độ pháp luật trên chừng mực nhất định. Nhưng tôi cho rằng nếu muốn toàn diện hơn, cần bao gồm cả khuynh hướng các giới tính khác".

    Tuy nhiên, theo bà Xa-ta-ra, người phụ trách tổ chức phi chính phủ "Hội liên hiệp Hành động và Bình đẳng", xây dựng Hiến pháp trong tình trạng chính phủ quân sự hiện nay là không dân chủ và không lâu dài, cho dù dự luật này được thông qua bằng phương thức này cũng sẽ không mang lại sự đổi thay mang tính lâu dài.

    "Thay đổi xã hội thông qua sửa đổi pháp luật bằng phương thức không dân chủ là không thể duy trì tính liên tục và lâu dài. Bên cạnh đó, ở Thái Lan chưa gây dựng ý thức xã hội tôn trọng luật pháp để xây dựng chế độ dân chủ, ban hành một bộ luật không có nghĩa là người thi hành pháp luật có thể hành pháp đúng đắn, nếu người hành pháp không có cái nhìn về bình đẳng giới tính, thì không có tác dụng gì cả. Vì vậy, tôi cho rằng đây chưa phải là sự tiến bộ thật sự, bởi vì chưa giải quyết căn bản các vấn đề" .

    Bất kể dự luật này sẽ gây tranh cãi như thế nào, đối với người chuyển giới Ni U-ma mà nói, việc thông qua dự thảo tối thiểu có thể cung cấp căn cứ pháp lý về công nhận người chuyển giới trên cơ sở khoảng trống của pháp luật trước đây, để họ có thể nhận được sự hỗ trợ của luật pháp khi gặp phải sự đối xử không công bằng trong xã hội. Đương nhiên, cô mong mọi người hiểu rằng, chuyển giới không phải là một căn bệnh, xã hội nên chấp nhận và bao dung cộng đồng này với thái độ cởi mở hơn.

    "Tôi cho rằng dự luật này là có ý nghĩa, chúng tôi có thể làm việc, sinh sống, lập nghiệp như người bình thường, đây là một căn cứ pháp lý, từ nay về sau khi gặp phải trục trặc, chúng tôi có một căn cứ pháp lý để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi. Tôi không coi trọng cách gọi, tôi càng coi trọng mức độ chấp nhận của xã hội, bất kể ở nước châu Á nào cũng đều cho rằng chúng tôi là người kỳ lạ, mắc bệnh tâm lý có thể điều trị, nhưng đây không phải là một căn bệnh".

    Các bạn thân mến, do thời gian có hạn, tiết mục hôm nay xin tạm dừng tại đây, trong tiết mục tuần sau, chúng ta sẽ tiếp tục quan tâm vấn đề người chuyển giới ở Thái Lan, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cuộc sống, tình yêu và quyền lợi của một cặp tình nhân chuyển giới ở Thái Lan.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>