ong kinh 2015-03-25
|
Trong số các đại biểu Quốc hội toàn quốc Trung Quốc, đại biểu dân tộc thiểu số luôn là đối tượng thu hút ánh mắt của mọi người nhất. Bất kể tại lễ khai mạc và bế mạc hay các cuộc thảo luận tại tổ, các đại biểu dân tộc thiểu số đều là "tiêu điểm" quan tâm của phóng viên. Ngoài trang phục dân tộc đặc sắc ra, là đại biểu của các dân tộc, làm thế nào đại diện cho dân tộc và khu vực mình thi hành tốt quyền lợi quốc gia càng là vấn đề được công chúng quan tâm. Ông Nguyễn Ái Hưng chính là một trong những đại biểu Quốc hội dân tộc thiểu số đó. Là đại biểu Quốc hội dân tộc Kinh duy nhất trong 2.965 đại biểu Quốc hội Trung Quốc khóa 12, người cán bộ thôn bình thường ở Quảng Tây này lại trình lên Kỳ họp 6 đề án trong ba năm đảm nhiệm đại biểu Quốc hội, trong đó có 4 đề án được nhà nước coi trọng và đưa vào thực thi. Người đại biểu "nhỏ" này đang thay đổi diện mạo của quê hương bằng các đề án "lớn".
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc dân tộc Kinh Nguyễn Ái Hưng
Ngày 15/3 là ngày bế mạc Kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khóa 12. Có thể sắp được "xả hơi" sau hàng chục ngày làm việc căng thẳng, cũng có thể vì sắp được đoàn tụ với gia đình sau nhiều ngày xa nhà, tâm trạng ông Nguyễn Ái Hưng có vẻ nhẹ nhõm hơn so với vài ngày trước. Trong bộ trang phục truyền thống chỉnh tề của dân tộc Kinh, ông vừa hát bài Việt Nam mà ông thích nhất vừa bước ra khỏi khách sạn lên đường đi tham dự lễ bế mạc ngày hôm đó. Bài hát này tên là "Qua cầu gió bay". Điều trùng hợp là, đề án đầu tiên của ông Nguyễn Ái Hưng sau khi được bầu làm đại biểu Quốc hội là liên quan đến cầu.
"Năm đầu tiên, tôi đã trình 'Đề nghị của Đông Hưng về dự án xây dựng cầu Bắc LuânⅡgiữa Trung Quốc và Việt Nam', năm ngoái đã bắt đầu khởi công xây dựng cây cầu đó".
Ông Nguyễn Ái Hưng quê ở Đông Hưng, cửa khẩu biên giới ở miền tây-nam Trung Quốc, cách thành phố Móng Cái mở cửa lớn nhất ở miền bắc Việt Nam một dòng sông, sông Bắc Luân uốn khúc đang nuôi dưỡng nhân dân hai nước Trung – Việt dọc hai bờ sông. Tháng 3/2013, ông Nguyễn Ái Hưng lần đầu tiên được bầu làm đại biểu Quốc hội Trung Quốc mang theo "Đề nghị của Đông Hưng về dự án xây dựng cây cầu thứ hai nối liền Trung Quốc và Việt Nam" đến Bắc Kinh tham dự Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tại hội nghị, ông đề xuất nhiều kiến nghị về làm thế nào tái cấu trúc cơ sở hạ tầng xung quanh cây cầu, xây dựng cơ sở phục vụ công cộng tại các nơi tái định cư của người dân biên giới, v.v. trong quá trình xây dựng cầu Bắc LuânⅡTrung – Việt. Chưa đến nửa năm, ông đã nhận được điện thoại của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết đề nghị của ông đã được Khu tự trị Quảng Tây đưa vào danh sách đề án trọng điểm thực thi năm 2013. Tháng 4/2014, dự án cầu Bắc Luân Ⅱ nối liền Trung Quốc và Việt Nam chính thức được khởi công xây dựng, cây cầu dài 618m này nối liền Đông Hưng, Trung Quốc và Móng Cái, Việt Nam, phát huy vai trò to lớn trong việc tăng cường cải thiện điều kiện giao thông tại cửa khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch biên giới và sự phồn thịnh của biên mậu.
"Tôi rất vui khi chứng kiến đề án được thực thi, cây cầu dần dần được dựng lên".
Sau khi đề án về xây dựng cầu Bắc Luân được chấp nhận, ông Nguyễn Ái Hưng lại đề xuất đề án "Xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung - Việt" trong năm thứ 2 đảm nhiệm đại biểu Quốc hội, đóng góp ý kiến, hiến kế cho việc quy hoạch "đặc khu mới" Trung-Việt cũng như việc xây dựng các cơ sở như khu quản lý cửa khẩu, khu tài chính thương mại, khu chế biến, v.v., ông đề nghị việc xây dựng khu hợp tác kinh tế sớm được nâng lên tầm cao chiến lược quốc gia, với ý tưởng chủ động mở cửa, thực hiện người dân đi lại tự do, hàng hóa lưu thông phân phối tự do, tiền tệ được đổi tự do, v.v, và đề nghị thực thi chính sách "miễn thị thực trong 72 tiếng đồng hồ" tại cửa khẩu biên giới Đông Hưng, Quảng Tây. Điều khiến ông vui mừng là, đề án này cũng được nhà nước coi trọng.
"Quy hoạch tổng thể về Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới này hiện đã được xác định, năm ngoái đã khởi công xây dựng".
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc dân tộc Kinh Nguyễn Ái Hưng Do sinh ra và lớn lên tại một làng chài nhỏ dân tộc Kinh ở vùng biên giới Trung – Việt, ông Nguyễn Ái Hưng luôn có tình cảm nồng thắm đối với nông thôn, kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở cơ sở càng khiến ông hiểu sâu sắc về cuộc sống gian khổ của người dân biên giới. Trong năm thứ ba thực hiện chức trách đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Ái Hưng vẫn quan tâm sự phát triển kinh tế và điều kiện sinh hoạt của người dân khu vực biên giới. Năm nay, đề án của ông Nguyễn Ái Hưng là "Tiếp tục tăng cường xây dựng các điểm tập trung sinh sống của người dân biên giới Trung – Việt". Để chuẩn bị đề án năm nay, từ tháng 4 năm ngoái, ông Nguyễn Ái Hưng thường xuyên đi thăm các chợ biên giới Trung – Việt.
Trong quá trình khảo sát, ông Nguyễn Ái Hưng phát hiện bà con địa phương hầu như không hứng thú lắm với chợ biên mậu. Qua tìm hiểu kỹ càng, ông Nguyễn Ái Hưng mới phát hiện, bà con muốn có một chợ biên mậu hẳn hoi, nhưng lại lo sau khi tập trung các chợ biên mậu này lại với nhau, sẽ nảy sinh một số vấn đề như thu thuế, lệ phí hành chính, v.v, tăng gánh nặng cuộc sống. Đây quả thật là một vấn đề. Vì vậy, ông Nguyễn Ái Hưng chủ động tìm đến đại biểu Quốc hội, Bí thư thành ủy thành phố Sùng Tả Hoàng Khắc và Chủ tịch thành phố Bách Sắc Chu Dị Quyết, trao đổi nhiều lần về vấn đề này. Ông Hoàng Khắc nói:
"Trước khi nêu ra đề án, chúng tôi đến tận cơ sở điều tra nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm để cùng thảo luận về việc làm thế nào thúc đẩy công tác phát triển biên giới, làm giàu cho người dân biên giới".
Sau nhiều lần điều tra nghiên cứu, các đại biểu cho rằng, trong quá trình thúc đẩy xây dựng "Một vành đai, một con đường", là một thành phố quan trọng dọc Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Đông Hưng trực tiếp hướng tới ASEAN, nếu báo cáo lên Chính phủ Trung ương, thực thi chính sách ưu đãi trong các mặt như thu thuế, v.v. tại các chợ biên mậu, vấn đề mà người dân lo lắng sẽ được giải quyết dễ dàng. Hoạt động biên mậu trở nên sôi động, mức sống của người dân tự khắc sẽ được nâng cao.
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc dân tộc Kinh Nguyễn Ái Hưng Cho dù đã đến Bắc Kinh, ông Nguyễn Ái Hưng vẫn thường xuyên trao đổi và thảo luận với các đại biểu Quốc hội khác, đã hoàn thiện đề án "Tiếp tục tăng cường xây dựng các điểm tập trung sinh sống của người dân biên giới Trung – Việt". Đại biểu Quốc hội đến từ Ngọc Lâm, Quảng Tây Lương Lệ Na và ông Nguyễn Ái Hưng thường trao đổi và thảo luận với nhau, và đã từng liên danh đệ trình đề án lên Kỳ họp Quốc hội. Bà Lương Lệ Na nói:
"Ông Hưng đề xuất rất nhiều kiến nghị hay trong việc xây dựng nông thôn, ông làm việc rất nghiêm túc, ông cũng rất tích cực tham gia các hoạt động trong quá trình thực hiện chức trách của một đại biểu Quốc hội, hơn nữa, nhằm nâng cao trình độ và năng lực thực hiện chức trách, ông đã tăng cường học tập các kiến thức liên quan, và quả thật trình độ của ông cũng được nâng cao".
Ba năm qua, ông Nguyễn Ái Hưng thực hiện đúng chức trách của một đại biểu Quốc hội, những đề án và kiến nghị trình lên Kỳ họp của ông đều được đưa ra sau các cuộc điều tra, nghiên cứu sâu rộng, thực sự đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Ngồi trên ô tô chở đoàn đại biểu tới Đại lễ đường Nhân dân, nhìn khu phố sầm uất ở Bắc Kinh ngoài cửa sổ xe, ông Nguyễn Ái Hưng nhớ lại thời gian ba năm đảm nhiệm Đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
"Được bầu làm đại biểu Quốc hội là cơ hội và niềm vinh dự của cuộc đời tôi. Từ năm 2013-2015, trong quá trình thực hiện chức trách, tôi tiếp xúc với nhiều bà con và quan chức, tôi đi điều tra, nghiên cứu, viết ý kiến trình lên Kỳ họp, trao đổi với các đại biểu khác...tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm và cách làm từ việc làm thế nào có thể làm được nhiều việc thiết thực cho dân".
Tuy nhiên, cùng với công tác đại biểu Quốc hội dần được triển trai, ông Nguyễn Ái Hưng cũng ngày một bận rộn. Khi được hỏi về gia đình, ông lại nghẹn ngào không nói nên lời, trong lòng trào dâng niềm nhớ nhung cùng sự áy náy đối với vợ con. Ông nói, năm nay, ông thường vắng nhà, hầu như không thời gian ở bên vợ con.
"Vợ và con tôi đều nói rằng, sau khi được bầu làm đại biểu Quốc hội, một năm có bốn tháng bố đi điều tra và họp ở ngoài, thường không ở nhà, không như trước đây, cả nhà hàng ngày đều có thể cùng ăn cơm, xem tivi, nhưng hiện nay hầu như rất ít khi gặp bố... "
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc dân tộc Kinh Nguyễn Ái Hưng và phóng viên CRI Ông Nguyễn Ái Hưng bất giác quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ. Ba năm nay, người nhà từng phàn nàn, không thông cảm, nhưng khi phát hiện công tác của ông đang từng bước thay đổi quê hương, thái độ của người nhà cũng dần dần thay đổi, bắt đầu ủng hộ ông. Quả thực, người đại biểu bận rộn này đã mang lại sự thay đổi thiết thực cho quê nhà: Vườn Đông Hưng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đông Hưng – Móng Cái Trung – Việt hiện đang được triển khai, nhà máy tiêu chuẩn "Một con đường, một khu vực" đã khởi công xây dựng, khu thương mại chợ biên mậu Đông Hưng, dự án giai đoạn một Trung tâm biên mậu Đông Hưng và Trung tâm phân phối du lịch quốc tế Đông Hưng, dự án giai đoạn hai đã khánh thành và đi vào hoạt động, Trung tâm giao dịch hàng nông sản ASEAN, dự án giai đoạn ba cũng sẽ khánh thành và đi vào hoạt động vào năm 2016. Ông Nguyễn Ái Hưng nói:
"Đề án mà tôi đề xuất trong hai năm nay đều được nhà nước coi trọng, hầu như đều đã được thực hiện, thật khó miêu tả sự gian nan của những ngày tháng đi điều tra, nghiên cứu trước khi tham dự 'Hai Kỳ họp' trong ba năm qua, hiện nay, khi được chứng kiến các đề án này được thực hiện, tôi thấy rất ấm lòng!Nhiệm kỳ một khóa của đại biểu Quốc hội chỉ có 5 năm, 2 năm còn lại là rất cấp bách, tôi sẽ ráo riết tiến hành điều tra nghiên cứu, chủ yếu là để làm nhiều việc hơn cho bà con".
Khi ông vừa dứt lời, đoàn ô tô của các đoàn đại biểu cũng vừa vặn dừng lại trước Quảng trường Thiên An Môn, đại biểu Quốc hội đến từ các nơi trong cả nước Trung Quốc rảo bước tiến vào Đại lễ đường Nhân dân, Đại lễ đường có sức chứa hàng chục nghìn người ánh đèn rực rỡ, đã chứng kiến những nỗ lực và thu hoạch của ông Nguyễn Ái Hưng và hơn hai nghìn đại biểu Quốc hội trong những năm qua.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |