Tại "Hai Kỳ họp" Trung Quốc năm 2015 vừa bế mạc tại Bắc Kinh, khi tham gia thảo luận tại Đoàn đại biểu Quảng Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, cùng với việc Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy xây dựng "Một vành đai, một con đường", vị thế của Quảng Tây trong bố cục mới mở cửa đối ngoại của Trung Quốc càng thêm nổi bật, đã chào đón cơ hội phát triển mang tính lịch sử. Làm thế nào để nắm bắt cơ hội phát triển trong tình hình mới trở thành vấn đề thảo luận sôi nổi, rất nhiều đại biểu cho rằng thanh niên là tương lai của đất nước, tăng cường hợp tác giáo dục với các nước ASEAN, đào tạo càng nhiều "hạt giống" cho giao lưu hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN, là điều then chốt sâu sắc hợp tác Trung Quốc – ASEAN.
"Đại học Quảng Tây bắt đầu tiếp nhận đào tạo lưu học sinh khá sớm, từ thập niên 60 thế kỷ trước, nhưng tiếp nhận đào tạo quy mô lớn là sau cuộc cải cách mở cửa, nhất là hơn chục năm trở lại đây. Đa số là lưu học sinh Việt Nam, ngoài ra còn có lưu học sinh Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a, có từ tiến sĩ, thạc sĩ đến cử nhân, chuyên ngành đều liên quan đến kinh tế-thương mại, ngoài ra còn có chuyên ngành kiến trúc và nông nghiệp, đa số tập trung vào chuyên ngành thương mại quốc tế. Các bạn lưu học sinh này đều là 'hạt giống', các bạn học ở đây, sự hiểu biết về đất nước và con người Trung Quốc đều bắt đầu từ những điều dân dã nhất, tình cảm được vun đắp trên bình diện cơ sở nhất, nhiều lưu học sinh ASEAN tốt nghiệp trước đây sau đó đều trở thành nhân tài trụ cột".
Lời giới thiệu trên đây là của Giáo sư Đại học Quảng Tây, Trung Quốc Trần Bảo Thiện.
Quảng Tây và các nước ASEAN núi sông liền một dải, đã có mối liên hệ lịch sử với Việt Nam và Lào trong lĩnh vực giáo dục thông qua Trường Dục Tài Việt Nam, Trường Lục Thất Lào ngay từ thập niên 50 thế kỷ trước, sau khi Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN năm 2004 đặt trụ sở tại Nam Ninh, cùng với việc tổ chức thành công các kỳ Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN và việc xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, Quảng Tây triển khai hợp tác rộng rãi với ASEAN trong lĩnh vực giáo dục, với ưu thế địa lý của Quảng Tây và mục tiêu hướng tới ASEAN và thế giới, ngành giáo dục Quảng Tây đã hình thành cục diện mới mở cửa đối ngoại và hợp tác với nước ngoài, mở ra con đường mới. Giáo sư Trần Bảo Thiện nói:
"Trong các trường hữu nghị ở các nước ASEAN, Đại học Quảng Tây hợp tác với ba trường đại học ở Việt Nam, ở Thái Lan cũng có 3 trường kết nghĩa, ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a cũng có các trường hữu nghị, hiện có hơn 1.100 lưu học sinh ASEAN, ngoài ra còn triển khai một số chương trình trao đổi sinh viên. Trường chúng tôi hiện cũng coi ASEAN là phần quan trọng trên chặng đường quốc tế hóa, chúng tôi có trao đổi sinh viên và giáo viên. Đã thành lập Học viện Khổng Tử ở Thái Lan".
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc Trần Bảo Thiện
Từ năm 2006 đến nay, Quảng Tây cả thảy cử hơn 1.000 tình nguyện viên giáo viên Hán ngữ quốc tế đến các nước Thái Lan, Phi-li-pin, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, v.v. Năm 2005, Đại học Quảng Tây đã thành lập Viện Nghiên cứu Trung Quốc – ASEAN, thiết lập sở nghiên cứu 10 nước như Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, v.v. và sở nghiên cứu 8 chuyên ngành như Sở Nghiên cứu sinh thái Trung Quốc – ASEAN, v.v., nghiên cứu các vấn đề lý luận, chính sách và thực tiễn quan trọng trong thương mại song phương Trung Quốc – ASEAN, có ảnh hưởng quan trọng trong nước Trung Quốc nói riêng và các nước ASEAN nói chung. Giáo sư Trần Bảo Thiện cho biết:
"Chúng tôi cũng hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Chúng tôi phối hợp với Bộ Khoa học-kỹ thuật Trung Quốc thực hiện một chương trình nghiên cứu về trâu giữa Bộ Khoa học-kỹ thuật và Thái Lan, giao lưu giữa trường chúng tôi và ASEAN rất nhiều giống như 'đi thăm họ hàng' vậy. Viện Nghiên cứu ASEAN của Đại học Quảng Tây thiết lập sở nghiên cứu 10 nước ASEAN, tư vấn rất nhiều cho Chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các giáo viên và sinh viên đều thường trú tại các nước ASEAN, vì vậy cũng đang bày mưu hiến kế cho chiến lược 'Một vành đai, một con đường' của Trung Quốc".
Tại "Hai Kỳ họp" Trung Quốc năm nay, hợp tác giáo dục cao đẳng, đại học giữa Trung Quốc – ASEAN trở thành tiêu điểm quan tâm của các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quảng Tây Hoàng Phương Phương đã kiến nghị thành lập Trường Đại học Liên hợp Trung Quốc – ASEAN, Đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy thành phố Khâm Châu Tiêu Oanh Tử cũng đề nghị thành lập Đại học Vịnh Bắc Bộ:
"Chúng tôi mong Bộ Giáo dục Trung Quốc có thể sớm ủng hộ chúng tôi, phê chuẩn xây dựng Đại học Vịnh Bắc Bộ, bởi vì, tại khu vực dân tộc thiểu số như chúng tôi, cũng là khu vực phát triển tụt hậu, nếu theo quy định về xem xét phê chuẩn thành lập đại học trước đây của Bộ Giáo dục Trung Quốc, chúng tôi rất khó đạt được yêu cầu này, trong đó bao gồm số lượng giáo sư, thành quả nghiên cứu khoa học, đào tạo và cấp học vị thạc sĩ, mở các chuyên ngành, v.v. Theo yêu cầu của nhà nước về thành lập trường đại học tổng hợp, chúng tôi vẫn còn khoảng cách, là một khu vực mở cửa, cần phát triển như Quảng Tây, chúng tôi cho rằng cần thiết coi thành phố Khâm Châu là một cơ sở đào tạo hướng tới ASEAN".
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc Tiêu Oanh Tử
Thành phố Khâm Châu nằm ở trung tâm khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ, Quảng Tây, là khu vực trung tâm lưu thông phân phối hàng hóa của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, tháng 5/2011, Chính quyền Quảng Tây đồng ý giao cho thành phố Khâm Châu trù bị thành lập Đại học Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở Học viện Khâm Châu, thời gian trù bị là 5 năm, tháng 7 cùng năm, Ban Chỉ đạo trù bị thành lập Đại học Vịnh Bắc Bộ chính thức gắn biển thành lập tại Học viện Khâm Châu, đi vào hoạt động từ tháng 9/2015. Bà Tiêu Oanh Tử nói:
"Học viện Khâm Châu chúng tôi đã thu hút khá nhiều lưu học sinh ASEAN, trong quá trình trù bị thành lập Đại học Vịnh Bắc Bộ, chúng tôi sẽ mở một số chuyên ngành về khai thác Vịnh Bắc Bộ, chúng tôi sẽ tăng cường thiết kế các chuyên ngành này, thu hút càng nhiều lưu học sinh ASEAN đến trường học tập. Ví dụ như chuyên ngành biển, đào tạo thợ máy, hoa tiêu, đều rất hấp dẫn các lưu học sinh ASEAN".
Năm 2013, Đại học Quảng Tây đã thành lập Viện Nghiên cứu Trung Quốc – ASEAN, khởi động mặt bằng nghiên cứu thảo luận trực tuyến quốc tế Trung Quốc – ASEAN cũng như mặt bằng tư vấn và nghiên cứu số liệu Trung Quốc – ASEAN, tạo hình thức mới áp dụng công nghệ mạng In-tơ-nét thúc đẩy hợp tác giáo dục Trung Quốc – ASEAN. Về điều này, Đại biểu Quốc hội, Tổng Công trình sư Trung tâm thông tin mạng In-tơ-nét Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Viêm Bảo Bình cho biết, thực hiện tức thời hóa, thường xuyên hóa giáo dục từ xa có thể thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và ASEAN.
"Thông qua mạng In-tơ-nét và công nghệ mạng In-tơ-nét, hợp tác giáo dục quốc tế trong những năm gần đây ngày càng sâu sộng. 'Diễn đàn Không gian mạng In-tơ-nét Trung Quốc – ASEAN' tổ chức bên lề Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN năm 2014 là diễn đàn đầu tiên như vậy được tổ chức tại Quảng Tây. Tại Hai Kỳ họp năm nay, tôi đã nêu ra một kiến nghị, là mong diễn đàn lần này có thể tiếp tục được tổ chức, tăng cường đào tạo và giáo dục sinh viên, tăng cường trao đổi và giao lưu giữa các nhân viên, mở rộng hợp tác giáo dục trên diện rộng hơn, tăng cường trao đổi và truyền bá kiến thức qua mạng In-tơ-nét".
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc Viêm Bảo Bình