ong kinh 2015-03-04
|
Các bạn thân mến, đầu tháng 3 hàng năm là mùa "Hai kỳ họp" của Trung Quốc. Kỳ họp Chính hiệp toàn quốc năm nay đã khai mạc vào ngày 3/3, Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc cũng sắp khai mạc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đọc Báo cáo Công tác Chính phủ năm 2014 trước Quốc hội. Dư luận dự báo, các trọng điểm công tác năm 2015 được đề cập trong Báo cáo Công tác Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ bao gồm việc xây dựng "Một vành đai, một con đường". Vậy, "Một vành đai, một con đường" liên quan gì đến Việt Nam? Việt Nam có thể được lợi gì từ đó?
" 'Một vành đai, một con đường' là cơ hội lớn nhất cho việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam".
Trên đây là lời phát biểu của nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc tại một hội thảo về hợp tác kinh tế thương mại Trung – Việt. Vì sao vị cựu quan chức ngoại giao từng học tập và làm việc tại Việt Nam 17 năm, 4 lần được cử đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam làm việc, hết sức am hiểu tình hình Việt Nam này lại đưa ra phán đoán như vậy? Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội hàm của "Một vành đai, một con đường".
"Một vành đai, một con đường" là cách gọi tắt của "Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa" và "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21". Chiến lược Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa sẽ cấu trúc lại nền kinh tế Đông Nam Á, Đông Bắc Á, và cuối cùng hội nhập với nhau cùng hướng tới châu Âu, hình thành xu thế lớn cấu trúc lại kinh tế lục địa Âu-Á. Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 là chỉ kết nối ba lục địa Âu-Á-Phi trên biển cùng Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa hình thành một vòng khép kín trên biển và trên bộ. Tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng "Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa" trong chuyến thăm Ca-dắc-xtan. Tháng 10 cùng năm, trong thời gian tham dự Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra tại In-đô-nê-xi-a, Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất sáng kiến Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước ASEAN tăng cường hợp tác trên biển, cùng nhau xây dựng "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21". Vậy, Việt Nam có vị trí như thế nào trong "Một vành đai, một con đường"? Quan điểm thông thường cho rằng, Việt Nam chỉ liên quan đến "một con đường". Chúng ta cùng tìm hiểu lướt qua về lộ trình của Con đường Tơ lụa. Con đường Tơ lụa gồm tuyến phía bắc A: Từ vùng đông-bắc Trung Quốc đi qua Mông Cổ – Nga đến châu Âu; tuyến phía bắc B: Bắc Kinh – Nga – Đức – Bắc Âu; tuyến giữa: Bắc Kinh – Tây An – U-rum-xi – Áp-ga-ni-xtan – Ca-dắc-xtan – Hung-ga-ri – Pa-ri; tuyến phía nam: Tuyền Châu(tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) – Phúc Châu – Quảng Châu – Hải Khẩu – Bắc Hải – Hà Nội – Cu-a-la Lăm-pơ – Gia-các-ta – Cô-lôm-bô (Xri-lan-ca) – Cau-cút-ta (Băng-la-đét) – Nai-rô-bi (Kê-ni-a) – A-ten –Venice (I-ta-li-a). Thủ đô Hà Nội của Việt Nam nằm trong tuyến phía nam của Con đường Tơ lụa.
Nhưng ông Tề Kiến Quốc cho rằng, Việt Nam có ưu thế địa lý độc đáo trong chiến lược Con đường Tơ lụa, hơn nữa ưu thế này không chỉ thể hiện trên Con đường Tơ lụa.
(tiếng động 2)
"Việt Nam không chỉ là nơi khởi đầu và quan trọng trên 'một con đường', mà còn có thể thông qua Quảng Tây, Vân Nam kết nối với 'một vành đai'. Vì hiện nay Trung Quốc chủ yếu hợp tác với các nước ASEAN trong chiến lược 'một con đường', 'một vành đai' là theo hướng Tây Á, nhưng tôi cho rằng ưu thế địa lý của Việt Nam liên quan đến cả một vành đai lẫn một con đường".
Giáo sư Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Cốc Nguyên Dương cũng cho rằng, quy mô hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ven Con đường Tơ lụa, năm 2000 chỉ là 100 tỷ đô la Mỹ, hiện nay đã tăng lên đến 1300 tỷ đô la Mỹ, vượt qua cả tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với châu Âu và Mỹ. Việc khởi động xây dựng "Một vành đai, một con đường" cũng như hiệu quả do chiến lược này mang lại sẽ đẩy nhanh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức tại Bắc Kinh năm vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã đề xướng việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ xây dựng Con đường Tơ lụa, dành 40 tỷ USD cho Quỹ này, tăng cường xây dựng "Một vành đai, một con đường", góp phần hỗ trợ về vốn cho việc tăng cường kết nối và hợp tác ngành nghề, xây dựng, kết nối giữa các nước trên dọc tuyến. Điều này chắc chắn sẽ đem lại một cơ hội hiếm có cho Trung Quốc và các nước trên dọc tuyến, trong đó có Việt Nam. Như chúng ta đều biết, Việt Nam rất cần vốn phát triển cơ sở hạ tầng, nếu có thể tham gia vào việc xây dựng "Một vành đai, một con đường", Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội phát triển rộng lớn trong các mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại, v.v.
Tuy nhiên, hiện nay sự phản hồi và đưa tin của Việt Nam về "Một vành đai, một con đường" còn khá khiếm tốn. Tại buổi họp báo diễn ra vào đầu năm 2015, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về "Một vành đai, một con đường", Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ chỉ trả lời ngắn gọn rằng, Việt Nam hoan nghênh mọi sáng kiến có lợi cho sự phát triển của khu vực, sẽ nghiên cứu thêm về ý tưởng chiến lược này. Trong khi đó, từ các thông tin báo chí trước Tết, chúng ta được biết, rất nhiều nước ASEAN, trong đó có Đại sứ Cam-pu-chia tại Trung Quốc Si-sô-đa cho biết, Cam-pu-chia rất ủng hộ chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, mong có càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đến Cam-pu-chia, tham gia toàn diện vào các dự án hợp tác tại Cam-pu-chia. Đại sứ Si-sô-đa đánh giá cao quyết sách chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, cho rằng điều này đã thể hiện tinh thần "hoà bình, giao lưu, hiểu biết, bao dung, hợp tác và cùng thắng". Bên cạnh đó, tại In-đô-nê-xi-a cũng diễn ra cuộc toạ đàm với chủ đề "Cơ hội thương mại Con đường Tơ lụa trên biển, hành lang trên biển và vận tải tiện lợi trên biển". Vậy, tại sao Việt Nam lại tỏ ra khá lạnh nhạt với chiến lược "Một vành đai, một con đường?"
Trong quá trình tiếp xúc với các chuyên gia, học giả Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc phát hiện, các học giả Việt Nam cho biết vẫn chưa nắm được nội dung của "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất là gì?
"Nhân đây, tôi có thể xác nhận rõ ràng rằng, nội dung chính của 'Một vành đai, một con đường' là '5 thông', hơn nữa, Trung Quốc đề xuất một cách rõ ràng là cần cùng nhau xây dựng, Trung Quốc và các nước trên dọc tuyến cùng xây dựng, kết quả là hợp tác cùng thắng".
"5 thông" mà ông Tề Kiến Quốc vừa đề cập là trao đổi chính sách, kết nối đường xá, thương mại thông suốt, lưu thông tiền tệ và gắn kết lòng dân. Tuy nhiên, ông Tề Kiến Quốc cho rằng, về mặt "5 thông" này, Trung Quốc và Việt Nam hiện vẫn đang đứng trước một số khó khăn về mặt "gắn kết lòng dân". Năm 2014, khi quan hệ Trung Quốc – Việt Nam xuất hiện khó khăn, một số quan điểm của Việt Nam cho rằng, kinh tế Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, ông Tề Kiến Quốc cho rằng quan điểm này là không đúng. Ông giải thích thêm rằng, trong thời đại nhất thể hóa kinh tế toàn cầu, nhất thể hóa kinh tế khu vực, kinh tế các nước ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Hơn nữa, Trung Quốc và Việt Nam là núi sông liền một dải, có tính bổ sung lẫn nhau rất mạnh, sẽ càng phụ thuộc vào nhau, đây là quy luật kinh tế khách quan, không bị tác động bởi bất cứ mệnh lệnh hành chính nào. Giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng cho rằng, thương mại Trung Quốc – Việt Nam là lấy lợi thế so sánh và phân công quốc tế làm cơ sở, không phải là kết quả của nhân tố con người. Ông nói:
"Ví dụ, sản phẩm dệt may là mặt hàng xuất khẩu Chủ yếu của Việt Nam, nhưng Việt Nam không sản xuất bông, các nguyên liệu bông và sợi phải nhập khẩu từ Trung Quốc, lại như Việt Nam nhập khẩu lượng lớn linh phụ kiện từ Trung Quốc, ngay cả các doanh nghiệp Nhật Bản hay Hàn Quốc ở Việt Nam cũng cần các linh phụ kiện của Trung Quốc, đây chính là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng thương mại giữa hai nước".
Từ quan điểm của Giáo sư Cốc Nguyên Dương chúng ta có thể suy đoán, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, nếu để cải thiện cán cân thương mại, Việt Nam không nhập khẩu bông mà nước mình không sản xuất được từ Trung Quốc, chuyển sang nhập từ các nước xa hơn, vậy thì đương nhiên giá thành sản xuất sẽ đội lên gấp nhiều lần.
Nguyên cứu viên của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc về vấn đề Việt Nam Phan Kim Nga cho rằng, xét về lâu dài, tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể loại bỏ, điều then chốt là nhìn nhận như thế nào sự mất cân bằng này.
"Chẳng hạn như xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ cũng chủ yếu là xuất siêu, nhưng tình hình xuất siêu này là được Mỹ chấp nhận, bởi vì Mỹ cần các mặt hàng đó, các mặt hàng này cần cho sự phát triển của nước Mỹ. Vì vậy, tôi cho rằng không nên quả quyết rằng tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là không có lợi đối với Việt Nam, cũng không nên quá bài xích kết cấu này nếu kết cấu này có lợi cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam".
Ý tưởng chiến lược "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất là tư duy chiến lược ngoại giao mới, là một cơ hội mới đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các học giả Trung Quốc đều mong Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này, để quan hệ thương mại Trung – Việt "ấm" lên. Vì vậy, ông Tề Kiến Quốc và ông Cốc Nguyên Dương đều đề xuất kiến nghị của mình. Ông Tề Kiến Quốc nói:
"Hai nước Trung Quốc và Việt Nam cần trước tiên cất bước thực chất trong '5 thông', góp phần xứng đáng thúc đẩy việc xây dựng 'Một vành đai, một con đường' sớm thu được thành quả, nâng cấp quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại Trung Quốc – Việt Nam ".
Giáo sư Cốc Nguyên Dương nói:
"Tôi đề nghị, các học giả Trung Quốc và Việt Nam đi trước một bước, tổ chức hội thảo về xây dựng 'Một vành đai, một con đường'".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |