"Con gái không có tài ấy là đức", khi câu này được Giáo sư Tạ Khiêm của khoa Trung văn trường Đại học Tứ Xuyên đưa lên tiểu blog thì đã ngay lập tức chạm đến dây thần kinh của cộng đồng mạng Trung Quốc. "Chủ nghĩa nam quyền", "kỳ thị giới tính"... cư dân mạng đã "gắn các loại mác" cho Giáo sư Tạ. Chỉ trong một đêm, tiểu blog của giáo sư đã trở thành nơi diễn ra cuộc "bút chiến". Tại sao giáo sư lại phát biểu những câu nói "khác thường" như vậy? Bạn nhìn nhận thế nào về hiện tượng phái đẹp ngày càng "mạnh mẽ" trong xã hội hiện nay? Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc....
Câu chuyện hôm nay bắt đầu từ câu nói của một giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên Trung Quốc. Câu nói của ông đã dấy nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng, chắc các bạn hơi thắc mắc ông đã nói những gì?
Tối 21/1, Giáo sư Tạ Khiêm đã viết vài dòng trên tiểu blog của mình: "Học sinh tốt nghiệp tiến sĩ cách đây 4 năm của tôi nói, cô ấy năm ngoái đã xin chức danh Phó Giáo sư, nhưng do suốt ngày bận chồng con, chẳng còn sức để viết luận văn, chẳng hy vọng có thể xin được chức danh Phó Giáo sư. Tôi nói sao cứ phải làm giáo sư? Làm giáo viên trước hết là làm tốt công việc dạy học, thứ hai làm thân con gái là phải làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ, thứ ba là sống sao cho thật vui vẻ..."
Một bài khác viết rằng: "Có một nữ nghiên cứu sinh tiến sĩ có vẻ "tôn thờ" chủ nghĩa nữ quyền, bạn trai tốt nghiệp trên tiến sĩ toán học từ một trường đại học nổi tiếng ở Thượng Hải và được giữ lại trường làm giáo viên, đã đến lúc phải bàn chuyện cưới xin rồi, nhưng cô lại không muốn rời khỏi Thành Đô... Tôi mới nói với cô ấy rằng, "thuyền theo lái, gái theo chồng" , hơn nữa cậu ấy còn là nhà toán học tương lai; hạnh phúc của một người phụ nữ không phải do một mình phấn đấu, mà có thể cùng chia sẻ, thành công của chồng cũng là thành công của mình; con gái không có tài ấy là có đức, phải coi cậu ấy làm trung tâm thì mới có hạnh phúc".
Chỉ cách nhau 24 phút, hai bài trên tiểu blog về làm thế nào để nữ tiến sỹ đưa ra lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình của thầy Tạ Khiêm đã dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng. Đối với câu "Nữ tử vô tài tiện thị đức", nghĩa là "Con gái có không tài ấy là đức". (Chữ tài ở đây là chỉ khả năng làm thơ, viết văn, chơi đàn, thư pháp, ...). Phần lớn cư dân mạng cho rằng, đây là quan niệm lạc hậu thời phong kiến, coi nhẹ phụ nữ, là chủ nghĩa nam quyền, hoàn toàn không phù hợp với quan niệm "nam nữ bình đẳng" của xã hội hiện nay, các bạn nhận xét thế nào?