• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thắm tình Trung-Việt, giấc mơ ngoại giao

    2014-12-24 14:26:15     CRIonline

    Đối với những người học ngoại ngữ mà nói, hẳn trong lòng mỗi người đều ấp ủ một ước mơ trở thành nhà ngoại giao. Hình ảnh quan chức ngoại giao phong độ, tinh nhanh tháo vát từng khiến nhiều bạn trẻ phải ngưỡng mộ. Đằng sau vẻ nghiêm nghị thường thấy, bạn sẽ phát hiện, điều mà các quan chức ngoại giao gây ấn tượng nhất cho bạn là tình cảm nồng thắm dành cho đất nước mà họ từng công tác.

    Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Bùi Hồng Phúc

    Đối với nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Bùi Hồng Phúc đã quá "tuổi cổ lai hy" mà nói, ông sẽ không bao giờ quên những năm tháng học tập tại Trung Quốc 63 năm trước. Đối với ông mà nói, Trung Quốc không những là trọng tâm công tác sau này, mà còn là điểm đến của sự nghiệp cuộc đời.

    Ngày 1/8/1951, ông Bùi Hồng Phúc, 16 tuổi, lần đầu tiên đặt chân lên đất nước Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời. Ông được cử đến Trường Dục Tài Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc học tập, đây là trường đào tạo cán bộ Việt Nam do Chủ tịch Mao Trạch Đông phê chuẩn xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Bùi Hồng Phúc thời thiếu niên đã cảm nhận được tình hữu nghị sâu sắc của nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam.

    "Lúc đó Việt Nam còn rất khó khăn, nhưng Trung Quốc cũng rất khó khăn. Nhưng khi chúng tôi đến Trung Quốc, đến Nam Ninh, đến Quế Lâm, được người dân Trung Quốc lúc đó còn nghèo lắm, khó khăn lắm, khổ lắm, những vẫn dành cho chúng tôi điều kiện ăn ở học hành rất tốt, đã thể hiện một tấm lòng hết sức thấu đáo của nhân dân Trung Quốc, của Chính phủ Trung Quốc và của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chúng tôi, đó là điều mà chúng tôi không bao giờ quên".

    Năm 1964, ông Bùi Hồng Phúc một lần nữa được cử đến Trung Quốc học tập. Lần này ông được đến Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, theo học chuyên ngành tiếng A-rập, Khoa Ngôn ngữ phương Đông, Đại học Bắc Kinh, trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ở đây, ông Bùi Hồng Phúc một lần nữa chứng kiến sự ủng hộ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.

    "Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ quyết liệt nhất, gay go nhất thì nhân dân Trung Quốc đã tổ chức cuộc biểu tình rất lớn để ủng hộ Việt Nam. Tôi nhớ nhất là cuộc biểu tình với 1 triệu người tham gia tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1965 ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước, đó là một sự động viên rất lớn đối với chúng tôi trong lúc chúng tôi phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn bạo của đế quốc Mỹ lúc đó".

    Chính vì đã từng trải nghiệm sâu sắc tình hữu nghị "vừa là đồng chí vừa là anh em" giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông Bùi Hồng Phúc nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước Trung – Việt phát triển toàn diện sau khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

    Các bạn trẻ thế hệ 9X và 10X ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam hiện đã không còn cơ hội cảm nhận tình hữu nghị hai nước như thời ông Bùi Hồng Phúc 16 tuổi đó nữa. Năm 2008, Mã Duệ Tuấn cũng 16 tuổi, vừa trải qua "giai đoạn bướng bỉnh" của tuổi dậy thì, bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc học hành, nỗ lực chuẩn bị cho cuộc thi đại học 3 năm sau.

    Bạn Mã Duệ Tuấn sinh ra ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, điều khác với ông Bùi Hồng Phúc, bạn sinh ra trong thời bình, từ nhỏ không phải lo về cơm ăn áo mặc, cuộc sống ổn định. Năm 2011, bạn Tuấn thi đỗ Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Ngoại thương Trung Quốc. Trước khi lên đại học, Tuấn chưa bao giờ ra nước ngoài, sự hiểu biết về Việt Nam chỉ giới hạn ở những kiến thức trong sách vở. Thế nhưng, năm 18 tuổi bạn chợt ý thức được rằng, tương lai của mình có thể sẽ gắn chặt với quốc gia này.

    "Tôi rất phấn khởi khi nhận được giấy báo nhập học. Tôi thấy có thể học một thứ tiếng mà người khác không biết là một việc rất thú vị. Có thể là cái duyên đã đưa tôi đến với Việt Nam".

    Nếu nói rằng thi đỗ đại học là bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong cuộc đời bạn Tuấn, thì lời nói của cô giáo cấp 2 khiến bạn càng xác định ước mơ của mình. Trước khi lên đường đến Bắc Kinh, bạn Tuấn đã gặp và chia tay các bạn học cấp 2. Biết được bạn đã thi đỗ chuyên ngành tiếng Việt, một cô giáo cấp 2 đã khích lệ bạn rằng: "Hay quá, sau này em sẽ người đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì".

    "Mặc dù chỉ là câu nói đùa, nhưng khi về đến nhà, tôi lại nghĩ, thực ra mình cũng rất hâm mộ nghề này. Từ đó, tôi có một "ước mơ ngoại giao", mong sau này trở thành một nhà ngoại giao".

    Mặc dù làm công tác ngoại giao chỉ là ước nguyện của bạn Mã Duệ Tuấn, muốn thực hiện được cần phải thông qua nỗ lực của bản thân và dựa vào thời cơ, nhưng trong thời gian 4 năm đại học, bạn Tuấn lại may mắn có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại giao. Do là sinh viên chuyên ngành tiếng Việt, bạn Mã Duệ Tuấn đã tham gia không ít hoạt động do Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức, hình ảnh về các quan chức ngoại giao cũng ngày càng cụ thể.

    "Trước khi tham gia các hoạt động, tôi luôn nghĩ rằng Đại sứ, Tham tán trong sứ quán đều rất khó gần, nhưng khi có cơ hội nói chuyện với họ, thì phát hiện họ rất gần gũi, như các bác các chú mình vậy".

    Bạn Mã Duệ Tuấn

    So với bạn Mã Duệ Tuấn vừa xác định mục tiêu của cuộc đời mình, sự nghiệp ngoại giao của ông Bùi Hồng Phúc lại cụ thể và bận rộn hơn. Trong thời gian ông đảm nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã xác định khuôn khổ quan hệ theo "phương châm 16 chữ vàng" và "tinh thần bốn tốt". Đồng thời còn đã giải quyết hai trong ba vấn đề do lịch sử để lại.

    "Chúng ta đã ký kết được hai hiệp định rất quan trọng, là Hiệp định Phân định biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ vào năm 1999 và năm 2000, giải quyết hai vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc".

    Trong thời gian ông Bùi Hồng Phúc làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các lĩnh vực đều phát triển toàn diện, mức độ chặt chẽ của quan hệ hai nước còn được thể hiện trong mặt giao lưu cấp cao. Trong nhiệm kỳ 5 năm của ông, các nhà lãnh đạo hai nước, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều đi thăm lẫn nhau.

    Nếu có thể vượt thời gian, bạn Mã Duệ Tuấn rất mong có cơ hội trao đổi với Đại sứ Bùi Hồng Phúc. Dù không thể thực hiện được, nhưng may sao, những lời khuyên của ông Bùi Hồng Phúc đối với các bạn trẻ có ý dấn thân vào sự nghiệp ngoại giao chắc sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn Tuấn.

    "Phải trau dồi cho mình một kỹ năng, những kiến thức để phục vụ cho công tác của mình. Làm công tác ngoại giao trước hết phải có ngoại ngữ, ngoại ngữ là một phương tiện hết sức quan trọng, không có ngoại ngữ thì không thể hoạt động được, cho nên càng có nhiều ngoại ngữ càng tốt, và ít nhất phải có một ngoại ngữ. Ngoài ra phải có kiến thức về quốc tế, về lịch sử quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế trong giao dịch, những kiến thức chung không nhất thiết phải đi thật sâu, nhưng phải biết. Điều cuối cùng là, bất cứ người làm công tác ngoại giao nào đến một đất nước nào đó thì phải hiểu biết một cách đầy đủ về đất nước đó từ lịch sử, văn hóa, con người của đất nước đó".

    Những lời gửi gắm của ông Bùi Hồng Phúc là sự tổng kết về kinh nghiệm, thực tế hơn so với các kiến thức trong sách vở. Trong khi đó, bạn Mã Duệ Tuấn cũng đang lặng lẽ phấn đấu thực hiện theo những lời khuyên của ông. Hiện nay, bạn Tuấn đang du học tại Việt Nam. Ngoài học tập nâng cao trình độ ngôn ngữ ra, bạn còn phải nỗ lực tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam. Sang năm, bạn sẽ tốt nghiệp và ra trường tìm việc làm, điều mà bạn mong muốn nhất tất nhiên là có thể xin vào làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

    "Nghe nói, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tuyển sinh viên mới tốt nghiệp. Tôi đã sẵn sàng rồi".

    Bạn Mã Duệ Tuấn trẻ trung đang nỗ lực thực hiện ước mơ của mình, trong khi đó ông Bùi Hồng Phúc đã hiến dâng tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết trên vũ đài ngoại giao lại không cam chịu hưởng thụ "cuộc sống nghỉ hưu". Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện bóng dáng của bậc cao niên này vẫn hết sức sôi nổi trong các hoạt động giao lưu nhân dân Trung – Việt. Sau khi mãn nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, ông đã có một chức vụ mới: Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung, bận rộn với sự nghiệp mà ông đam mê suốt đời cũng như tiếp tục vun đắp tình cảm Việt -Trung.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>