ong kinh 2014-12-03
|
M: Mẫn Linh xin chào mừng quý vị và các bạn đến với tiết mục Ống kính ASEAN hàng tuần. Các bạn thân mến, như dự báo tuần trước, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn câu chuyện lưu học của một chàng trai Việt Nam. Chia sẻ câu chuyện hôm nay cùng Mẫn Linh còn có Thành Trung từng lưu học tại Bắc Kinh. Xin chào Trung.
TT: Thành Trung xin chào quý vị và các bạn.
M: Trước hết xin mời các bạn đến với câu chuyện của nhân vật hôm nay.
"Bạn Phùng Chí Hùng đang lưu học tại Trường Hoa Kiều Quảng Tây, Trung Quốc, là lưu học sinh lớn tuổi nhất trong lớp. Bạn đến từ Hà Nội, năm nay 23 tuổi, là lớp trưởng. Bạn thường giúp giáo viên chủ nhiệm truyền đạt thông tin, bạn thấy làm như vậy rất có ý nghĩa.
Tính tình bạn Hùng hay xấu hổ, ít nói chuyện. Bạn đến Quảng Tây du học là do sự khích lệ của mẹ một người bạn. Bạn mong trở thành một hướng dẫn viên du lịch hoặc làm buôn bán thông qua học tiếng Trung. Bạn cho biết, bạn mong đợi có thể ở lại Trung Quốc, bạn cũng không lo chuyện nhớ nhà, bởi vì xa nhà 3 năm, bạn đã quen cuộc sống một mình. "Ở nhà dựa vào bản thân, ở ngoài thì phải dựa vào bạn bè", bạn tự tin cũng có thể sống tại Trung Quốc. Bạn đi qua Quảng Đông, Phúc Kiến, bạn thấy Quảng Đông, Trung Quốc rất sầm uất, bạn mong muốn có một cuộc sống hoặc điều kiện vật chất như người dân nơi đó. Kết thúc việc học tại Quảng Tây, bạn sẽ đến Quảng Đông xông pha".
M: Xin cảm ơn bạn Hùng đã đánh giá cao về Quảng Đông, vì bản thân Mẫn Linh là người Quảng Đông. Trung đánh giá thế nào về tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc?
TT: Ôi, Quảng Đông là một tỉnh rất sầm uất, và là một trong những tỉnh phát triển của Trung Quốc, dĩ nhiên là Thành Trung cũng rất thích, và cũng mong có dịp nào đó được đến một số thành phố ở tỉnh Quảng Đông du lịch, như thành phố Quảng Châu, Phật Sơn, Trung Sơn,... Thành Trung cũng được biết là người Quảng Đông rất giỏi trong lĩnh vực làm ăn buôn bán. Các cửa hàng trực tuyến trên mạng như hệ thống cửa hàng trên taobao, jingdong, chiếm phần lớn là các cửa hàng của tỉnh Quảng Đông.
M: Vâng.Nếu được chọn nơi làm việc, ngoài Bắc Kinh ra, Trung hướng về tỉnh thành Trung Quốc nào hơn?
TT: Ngoài Bắc Kinh ra, Trung sẽ chọn một số thành phố ở miền Bắc Trung Quốc như thành phố Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh chẳng hạn. Vì dù sao cũng sống ở Bắc Kinh gần 6 năm rồi, cho nên có lẽ quen và phù hợp với cuộc sống ở phương Bắc hơn.
M: Vâng. Mời các bạn tiếp tục đến với câu chuyện bạn Hùng.
"Nói đến những thứ khác biệt nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, bạn Hùng cho rằng là món ăn và giao thông. Mặc dù đã đến Trung Quốc du học một năm, nhưng bạn vẫn không quen ăn các món ăn Trung Quốc. Còn về mặt giao thông, bạn thấy rằng các tài xế tắc-xi Trung Quốc rất có chữ tín.
Nhớ có một lần đi tắc-xi, sau hành trình ô tô từ Bằng Tường đến Nam Ninh, bạn muốn đi tắc-xi về trường, tài xế tắc-xi nói với bạn rằng đến Trường Hoa kiều mà bạn đang theo học phải mất 70 Nhân dân tệ, sau khi mặc cả, hai bên nhất trí về giá 60 Nhân dân tệ. Lên tắc-xi, bạn Hùng luôn nhìn giá tiền trên máy tính giá và lo sẽ vượt quá 60 Nhân dân tệ. Cuối cùng giá tiền hiển thị trên máy tính giá đã vượt quá 60 Nhân dân tệ, bạn thấp tha thấp thỏm trong suốt đoạn đường còn lại, trong lòng chỉ có một suy nghĩ: "Liệu tài xế có tăng giá hay không"?
Sau khi đến trường, tài xế tắc-xi vẫn tính 60 Nhân dân tệ. Bạn Hùng tâm đắc, tài xế Trung Quốc rất thật thà, không tính bừa. Tuy nhiên tắc-xi Trung Quốc có chút "kiêu căng", không phải cứ vẫy tay là ngừng, bạn thấy "gọi tắc-xi" rất khó".
M: Vậy Trung thấy điều khác biệt nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam là gì? Có lẽ cảm nhận của Trung sẽ có khác vì thành phố du học của Trung và Hùng là khác nhau.
TT: Đúng vậy, vì bạn Hùng học ở miền Nam Trung Quốc, còn Trung thì lại học ở miền Bắc Trung Quốc, cho nên cũng có cảm nhận khác nhau. Trung thấy sự khác biệt lớn nhất trong thời gian sinh sống tại Bắc Kinh so với Hà Nội, chính là vấn đề giao thông. Mặc dù cũng có những lúc tắc đường, nhưng phải công nhận rằng, hệ thống giao thông công cộng như xe buýt hay tàu điện ngầm ở Bắc Kinh rất tuyệt vời..
M: Mẫn Linh rất đồng ý cách nói của bạn Hùng về "gọi tắc-xi rất khó và tài xế tắc-xi rất thành thực", ở Bắc Kinh cũng vậy, hơn nữa tài xế tắc-xi còn giỏi nói nữa.
TT: Trung cũng gặp nhiều trường hợp như vậy, khi lên taxi, các bác tài xế rất nhiệt tình và cởi mở, và thường hay khơi chuyện, và bắt đầu cùng với người khách đi xe tán gẫu hết chuyện này sang chuyện khác rất là rôm rả. Được biết, năm ngoái, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã tổ chức nhiều cuộc họp để giải quyết vấn đề bắt taxi khó, và chính quyền thành phố đã banh hành một lệnh cấm các tài xế taxi không được phép bỏ rơi khách, một khi xe đã chạy trên đường và có khách vẫy xe thì tài xế đó phải đón khách..
M: Bạn Hùng còn cho biết thêm một số điều khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mời bạn tiếp tục đón nghe.
"Văn hóa Trung Quốc và Việt Nam rất tương đồng, về mặt cuộc sống lại có sự khác biệt rất lớn. Bạn Hùng nêu ví dụ như uống bia, cốc bia ở Việt Nam rất to, trong khi đó ở Trung Quốc lại hơi "nhỏ ". Bạn Hùng thích đá bóng, ở Việt Nam, các sân bóng đá cần thu phí, vì vậy bạn hàng tuần chỉ đá bóng một lần. Chính vì vậy, hồi mới đến Trung Quốc, bạn thấy rất khoái vì được đá bóng miễn phí.
Nhưng vấn đề mới lại xuất hiện, trong trường, số bạn đá bóng khá đông, nhưng lại không thích thi đấu, cách chơi bóng đá này khác với Việt Nam. Sau đó, bạn cũng được tham gia nhiều cuộc thi đấu bóng đá giao hữu giữa trường bạn với trường khác".
M: Về những điều mà bạn Hùng vừa nói, Mẫn Linh thực sự không dám lên tiếng, và cũng không biết nói thế nào vì Mẫn Linh không uống bia cũng không đá bóng.
TT: Haha, có gì đâu, Mẫn Linh vẫn có thể lên tiếng mà, không sao đâu... những điều bạn Hùng nói đều rất đúng. Hồi mới sang Bắc Kinh Trung cũng thấy mọi người ở đây thường dùng cốc hơi "nhỏ" đế uống bia, sau này nhìn dần cũng thấy quen. Còn cách đá bóng của các bạn ở đây chủ yếu là tập luyện "chơi bóng" với nhau, chứ không phải là thường xuyên thi đấu với đội khác, nên tính cạnh tranh không có nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, thường tổ chức theo kiểu lập một đội bóng và hàng tuần đá thi đấu với đội khác, do vậy phần nào có tính cạnh tranh quyết liệt hơn.
M: Ở Bắc Kinh, các sân bóng đá có thu phí không, hả Trung?
TT: Các sân bóng ở Bắc Kinh có thu phí chứ. Ở một số trường đại học, có trường thì thu phí, nhưng cũng có trường không thu phí. Nhưng phần lớn các trường đại học ở Bắc Kinh đều có hệ thống sân đá bóng tương đối tốt, và đa phần đều dành cho sinh viên của trường tham gia đá bóng miễn phí ...
M: Trung thấy các hoạt động thể thao của sinh viên Trung Quốc và Việt Nam có khác nhau nhiều không?
TT: Về cơ bản là các hoạt động thể thao đều tương đồng, tuy nhiên các bạn sinh viên Trung Quốc có điều kiện tập luyện hơn các bạn sinh viên Việt Nam, vì các trường đại học ở Việt Nam rất hạn chế, rất ít trường có được hệ thống sân vận động và các nhà thi đấu đa năng như ở Trung Quốc.
M: Cảm ơn sự chia sẻ của Trung. Tiết mục hôm nay đến đây là hết, tuần sau chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn câu chuyện một anh em họ Việt Nam đến Trung Quốc du học nhằm thực hiện nguyện vọng của ông đã mất. Mời các bạn chú ý đón nghe. Mẫn Linh và Thành Trung xin thân ái chào các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |