Mục tiêu chính của Sáng kiến Chiềng Mai là: Giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn trong khu vực, bổ sung cho các thoả thuận tài chính quốc hiện có.
Năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã gây phá hoại to lớn cho kinh tế các nước châu Á. Các nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc v.v bị thiệt hại nghiêm trọng. Lúc đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nêu ra điều kiện hỗ trợ khắt khe. Sau cuộc khủng hoảng, các nước Đông Á rút bài học, cùng dốc sức cho việc thành lập một cơ chế hỗ trợ tài chính trong khu vực, để khắc phục vấn đề khó khăn huy động vốn, cứu trợ không kịp thời khi xảy ra khủng hoảng.
Cơ chế 10+3 vì thế đã ra đời. Tháng 5 năm 2000, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, tức 10+3 diễn ra tại Chiềng Mai Thái Lan, đã thông qua Sáng kiến Chiềng Mai với nội dung chính là hoán đổi tiền tệ song phương. Theo Sáng kiến Chiềng Mai, các nước hữu quan có thể lần lượt đóng góp một số vốn dự trữ ngoại hối nhất định vào Quỹ Dự trữ Ngoại hối chung. Như vậy, khi một nước nào đó gặp phải khó khăn thiếu vốn ngoại hối, các nước khác có thể giúp họ làm dịu khủng hoảng.
-Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai
Để sâu sắc sự hợp tác tài chính Đông Á, tăng cường năng lực tự cứu khủng hoảng trong khu vực, Thủ tướng Trung Quốc Ôn gia Bảo lần đầu tiên đề xuất thúc đẩy Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai tại Hội nghị Cấp cao 10+3 lần thứ 7 diễn ra tháng 10 năm 2003, kiến nghị thúc đẩy cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương khá lỏng lẻo dưới Sáng kiến Chiềng Mai thành cơ chế hỗ trợ vốn đa phương, được lãnh đạo các nước đến dự hội nghị tích cực hưởng ứng.
Tổng giá trị của Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai là 120 tỉ USD, với mục tiêu chính là giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán và những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn trong khu vực, bổ sung cho các thoả thuận tài chính quốc tế hiện có. Ngày 3 tháng 5 năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN và Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc tức 10+3 lần thứ 15 diễn ra tại Ma-mi-la. Các bên đồng ý nâng tổng giá trị của Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai từ 120 tỉ USD lên tới 240 tỉ USD, ngoài ra còn kéo dài thời hạn sử dụng vốn vay sau khủng hoảng và tăng thêm chức năng đề phòng khủng hoảng ./.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |