ong kinh 16-7-2014
|
Bạn Trần Văn Đường học chuyên ngành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng tại Đại học Dân tộc Quảng Tây theo suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc. Sau ba năm học tập, bạn đã nói được tiếng Trung lưu loát, hơn nữa còn thi lấy bằng trình độ tiếng Hán tương ứng. Bạn có ý tưởng làm buôn bán xuyên quốc gia là do từng tham gia Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN và Hội chợ triển lãm Sản phẩm lâm nghiệp và Đồ gỗ Trung Quốc – ASEAN diễn ra tại Nam Ninh, Quảng Tây.
Cũng giống như bạn Trần Văn Đường, bạn Bùi Thị Thủy cũng chào đón mùa tốt nghiệp vào cuối tháng 6, bạn là sinh viên trao đổi giữa Đại học Hải phòng, Việt Nam và Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc. Khi hỏi đến bố mẹ đã lâu lắm không gặp, cô gái có mái tóc dài, khuôn mặt tươi tắn đến từ miền Bắc Việt Nam này bỗng rưng rưng nước mắt. Bạn Thủy nói: "Mấy năm lưu học ở đây rất ít về nhà, không có nhiều thời gian ở bên cha mẹ", may mà khí hậu và thói quen ăn uống ở Nam Ninh rất giống với quê mình, các thầy cô và bạn học cũng rất nhiệt tình hiếu khách, vì vậy cũng khá thích nghi cuộc sống du học ở đây.
Bạn Thủy đã làm xong thủ tục tốt nghiệp dưới sự giúp đỡ của các bạn Trung Quốc, dự định trở về Việt Nam thi công chức hoặc xin việc tại doanh nghiệp vốn Trung Quốc ở Việt Nam. Bạn cho biết, tốt nghiệp về nước, xin việc tại các doanh nghiệp vốn Trung Quốc là suy nghĩ của đại đa số lưu học sinh. Từng trải du học tại Trung Quốc khiến các bạn sẽ có ưu thế hơn, do quan hệ đối tác chiến lược đặc thù giữa Trung Quốc và ASEAN, Trung Quốc và các nước ASEAN đều cần tìm hiểu tình hình trong nước, văn hóa của nhau và đòi hỏi nhân tài có ý thức cạnh tranh và hợp tác quốc tế.
Những năm qua, Quảng Tây giáp ranh với Việt Nam đã chào đón một lượng lớn lưu học sinh đến từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, v.v., các chuyên ngành "hot" có văn hoá và ngôn ngữ tiếng Hán, thương mại quốc tế, quản lý du lịch, máy vi tính, Trung y... Số lưu học sinh ASEAN tại Quảng Tây đã vượt quá hàng trăm nghìn người, trở thành một trong những địa phương Trung Quốc thu hút lưu học sinh các nước ASEAN đông nhất.
Cô gái Cam-pu-chia Quách Thụ Na là người vui tính, nước da ngăm đen và mái tóc ngắn đen nhánh khiến bạn trông rất hoạt bát. Bạn Na kết duyên với tiếng Trung ngay từ hồi còn nhỏ, do yêu thích nên từng học ba năm tiếng Trung hồi học tiểu học. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn xin được việc làm tại một ngân hàng vốn Đài Loan, Trung Quốc. Để nâng cao trình độ tiếng Trung, bạn xin được học bổng của Chính phủ Trung Quốc, đi lên con đường du học.
Chúng tôi rất dễ phát hiện những "dấu ấn" Trung Quốc sâu sắc ở bạn Na sau ba năm học tại Trung Quốc, bạn không những nói được tiếng Trung lưu loát, mà còn sử dụng rất thông thạo các công cụ xã hội như QQ, Wechat, v.v. Giống như rất nhiều sinh viên Trung Quốc, bạn Na cũng rất thích mua hàng trực tuyến. Mặc dù chỉ còn hơn chục ngày là về nước, vẫn có các công ty chuyển phát nhanh gọi điện đến gọi bạn đi lấy hàng. Bạn cho biết: "Kinh tế Trung Quốc phát triển hơn Cam-pu-chia, nhất là dịch vụ mua sắm trực tuyến và lưu thông phân phối hàng hóa, mình thường xuyên mua quần áo và giầy dép trực tuyến". Bạn Na cho biết thêm, sau khi về nước có thể sẽ làm về nguồn nhân lực, chắc chắn sẽ xin việc tại công ty Trung Quốc, hiện có rất nhiều người Trung Quốc đến Cam-pu-chia đầu tư, họ cần người Cam-pu-chia biết tiếng Trung.
Lưu học sinh Thái Lan Dương Thành Phong dáng người cao to, nhưng lại hay xấu hổ. Sau khi học xong đại học tại Đại học Sư phạm Vân Nam, bạn lựa chọn tiếp tục ở lại Trung Quốc theo học thạc sĩ, năm nay đã là năm thứ bảy bạn sống và học tập tại Trung Quốc. Bạn đã vượt qua cuộc thi HSK, và được cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Hán cấp sáu, tự nhận mình là "người thích ngồi lỳ trong nhà" và cho biết "sau khi tốt nghiệp muốn ở lại Trung Quốc làm việc".
Cùng với hợp tác và giao lưu trong nhiều lĩnh vực như kinh tế-thương mại, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, thể thao, v.v. giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng mật thiết và việc thúc đẩy dự án "Kế hoạch trao đổi hai trăm nghìn sinh viên" giữa Trung Quốc và ASEAN, số lưu học sinh đến từ các nước ASEAN tăng từng năm, các nước ASEAN như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, v.v. cũng thu hút lưu học sinh Trung Quốc với ưu thế "bàn đạp" đến các nước châu Âu, Mỹ, v.v., và ngày càng được hoan nghênh. Theo kế hoạch, hai bên sẽ trao đổi 100 nghìn lưu học sinh vào trước năm 2020.
Là "tiền tuyến" hợp tác và giao lưu nhân văn giữa Trung Quốc và ASEAN, kể từ năm 2011 đến nay, tổng kinh phí các suất học bổng Quảng Tây cấp cho lưu học sinh ASEAN lên tới 15 triệu Nhân dân tệ, hiện đã có hơn 200 lưu học sinh ASEAN được trao học bổng. Các trường đại học, cao đẳng ở Quảng Tây đã mở lớp dạy tiếng 10 nước ASEAN và xây dựng cơ chế hợp tác với trường đại học nhiều nước ASEAN.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |