• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • "Phòng hòa giải song ngữ" trở thành người bảo vệ biên mậu Trung – Việt

    2014-04-02 16:50:46     CRIonline

    Tiết mục "Ống kính ASEAN", tiền thân là chương trình "Nối vòng tay hữu nghị" sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn những câu chuyện, nhân vật hữu nghị giữa Trung Quốc với Việt Nam, ngoài ra, chúng tôi sẽ tăng thêm nội dung về kinh tế-xã hội, phong tục tập quán cũng như hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

    Hôm nay, xin mời bạn cùng đến thăm hai trụ sở, một là "Phòng hòa giải song ngữ" ở vùng biên giới Trung – Việt, hai là Đặc khu Kinh tế cảng Xi-ha-núc, Cam-pu-chia. Trước hết xin mời các bạn cùng Mẫn Linh đến thăm vùng biên giới Trung – Việt.

    "Trong phòng hòa giải được đặt tại khu vực chợ biên giới ở Tòa án thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc chỉ cách Việt Nam một dòng sông, chị Nguyễn Thị Lan, thương gia Việt Nam đội nón và đeo khẩu trang đã nhận 5.000 Nhân dân tệ từ thương gia Trung Quốc, chị xúc động cảm ơn Thẩm án Ngô Cầm bằng tiếng Việt. Chị Nguyễn Thị Lan bị đối tác từ chối thanh toán tiền hàng với lý do hàng của chị không tươi.

    Đây là một vụ án mới nhất trong các tranh chấp thương mại giữa nhân dân biên giới Trung – Việt mà Tòa án thành phố Đông Hưng tham gia hòa giải. Cùng với thương mại biên giới giữa nhân dân hai nước Trung – Việt ngày càng phát triển, các tranh chấp dân sự và thương mại giữa nhân dân biên giới hai nước cũng dần gia tăng. Trước đây, người dân biên giới lựa chọn một số tổ chức không chính thức để hỗ trợ đòi nợ, do không có sự bảo hộ của pháp luật, đã làm căng thẳng thêm một số mâu thuẫn, dẫn đến xảy ra các vụ án hình sự, ảnh hưởng tới sự ổn định xã hội tại vùng biên giới.

    Thẩm án đang phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân biên giới

    Từ khi thành lập đến nay, hai Thẩm án Ngô Cầm và Lưu Trị Quốc thông thạo tiếng Việt của "Phòng hòa giải khu vực chợ biên giới Đông Hưng", chuyên hòa giải các vụ án dân sự và ngoại thương về những tranh chấp liên quan đến số tiền khá nhỏ, sự thật, quan hệ nghĩa vụ và quyền lợi rõ ràng, v.v. tại khu vực biên giới, giữ gìn trật tự hoạt động giao dịch bình thường tại chợ biên giới.

    Bình thường, chị Ngô Cầm và anh Lưu Trị Quốc thường xuyên đến các điểm biên mậu, trao đổi với người dân biên giới hai nước bằng tiếng Trung và tiếng Việt, phân phát tài liệu. Chị Cầm nói: "Cùng với sự tăng trưởng của thương mại hai nước, các vụ án năm nay có xu hướng tăng lên, trong hai tháng đầu năm nay, chúng tôi đã hòa giải 63 vụ án. Vì vậy, cứ rảnh rỗi là chúng tôi đến đây phổ biến kiến thức pháp luật, tăng cường trao đổi với người dân biên giới".

    Do cách nhau một dòng sông, một số tranh chấp biên mậu không thể hòa giải trực tiếp được, các công cụ nhắn tin tức thời như Wechat, QQ, v.v. đã được các nhân viên xử lý vụ án trẻ của Tòa án thành phố Đông Hưng sử dụng rộng rãi.

    Anh Ngô Kính Cường đến từ Trung Quốc và anh Nguyễn Chí Viễn đến từ Việt Nam lâu nay đã có quan hệ làm ăn về bột mỳ. Trong một đợt giao dịch gần đây, mặt hàng mà anh Cường gửi cho anh Viễn có chút khác với tiêu chuẩn thoả thuận, khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn, vì lý do này mà anh Viễn không chịu thanh toán tiền hàng. Để đòi lại tiền hàng, anh Cường đã tìm đến sự trợ giúp của phòng hòa giải.

    Chị Ngô Cầm đã liên hệ được với anh Viễn ở Việt Nam qua điện thoại, anh Viễn nói rằng sẵn sàng hòa giải với anh Cường, nhưng do bận việc buôn bán, tạm thời không thể rời khỏi Việt Nam. Sau khi tìm hiểu rõ tình hình và trưng cầu ý kiến của hai bên, chị Ngô Cầm đã tiến hành hòa giải giữa hai bên thông qua web cam. Sau khi được thẩm án nhiều lần hòa giải trực tuyến, hai người cuối cùng đã đạt được thoả thuận hòa giải. Anh Viễn cho rằng: "Những vụ kiện cáo như vậy không cần mất công chạy đi chạy lại giữa hai nơi, chi phí ít, cũng không cần lo lắng nhiều".

    Theo thống kê, tính đến cuối năm 2013, "Phòng hòa giải khu vực chợ biên giới Đông Hưng" đã hòa giải thành công 109 vụ tranh chấp biên mậu Trung – Việt, 13 vụ tranh chấp lao động, với số tiền lên đến 6 triệu 327 nghìn Nhân dân tệ.

    Ngày 18/3, Tòa án lưu động đặc biệt xử lý tranh chấp thương mại Trung – Việt của Toà án thành phố Đông Hưng đã gắn biển thành lập tại khu vực chợ biên giới Trung – Việt, phòng hòa giải được nâng cấp thành tòa án lưu động đặc biệt, chuyên hòa giải các tranh chấp thương mại Trung – Việt và ASEAN.

    Đề cập đến việc hòa giải biên mậu, Chánh án Tòa án thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam láng giềng, ông Đinh Quang Nghĩa cho biết, "Phòng hòa giải" của Tòa án thành phố Đông Hưng tại khu vực chợ biên giới đã thu được hiệu quả trong việc xử lý tranh chấp thương mại biên giới Trung – Việt, Việt Nam sẽ trao đổi thẳng thắn, học tập lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn quyền lợi hợp pháp của người dân biên giới hai thành phố.

    Tiếp sau đây mời các bạn đến thăm Đặc khu kinh tế cảng Xi-ha-núc, Cam-pu-chia.

    Đặc khu kinh tế cảng Xi-ha-núc

    N: Các bạn thân mến, xuất phát từ Thủ đô Nông Pênh, Cam-pu-chia, chạy gần 4 tiếng đồng hồ trên đường quốc lộ 4 là có thể đến "thành phố Hồ Chí Minh" của Cam-pu-chia, đó là cảng Xi-ha-núc. Ánh nắng, sóng biển, bãi cát... cảng Xi-ha-núc đẹp diệu kỳ và yên tĩnh khác thường khi ráng chiều buông xuống, đây là bờ biển vàng trong con mắt của du khách phương Đông và phương Tây.

    Điều khiến mọi người cảm thấy ngạc nhiên là, cách thành phố cảng giáp với vịnh Thái Lan này 12km còn có một "đặc khu kinh tế" hợp tác giữa Trung Quốc và Cam-pu-chia. 4 doanh nghiệp tỉnh Giang Tô, Trung Quốc phối hợp các doanh nghiệp Cam-pu-chia cùng xây dựng Đặc khu Kinh tế cảng Xi-ha-núc tại thành phố Xi-ha-núc, Cam-pu-chia, là một trong 6 khu hợp tác kinh tế – thương mại nước ngoài đợt đầu được Bộ Thương mại, Bộ Tài chính Trung Quốc xác nhận. Công ty hữu hạn Đặc khu Kinh tế cảng Xi-ha-núc là chủ thể phát triển và xây dựng Đặc khu này.

    Tổng diện tích quy hoạch của Đặc khu là 11,13 km2, sau khi khánh thành có thể thu hút 300 doanh nghiệp vào hoạt động, tạo việc làm cho 80-100 nghìn người.

    Là dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước Trung Quốc và Cam-pu-chia, Đặc khu Kinh tế Xi-ha-núc đã nhận được sự quan tâm cao độ của nhà lãnh đạo hai nước và cơ quan chính quyền các cấp, ngày 13/12/2010, chính phủ hai nước chính thức ký Hiệp định liên quan, đặt quy chế pháp lý cho Đặc khu Kinh tế cảng Xi-ha-núc.

    Hiện nay, Đặc khu đang ngày càng phồn vinh thịnh vượng, các doanh nghiệp đặt trụ sở tại đây đang ráo riết mở rộng xây dựng nhà máy, đi vào sản xuất. Tuy nhiên, khi nhớ lại những ngày đầu gian khổ khi mới xây dựng Đặc khu, Tổng Giám đốc Công ty hữu hạn Đặc khu Kinh tế Đới Nguyệt Nga, người phụ nữ Giang Nam giỏi giang này không khỏi bồi hồi xúc động. 7 năm trước, khi họ mới đặt chân đến đây, ở đây không có nước cũng không có điện, phải tự mua máy phát điện, đào giếng lấy nước, khai hoang san bằng đất. Do quá bận rộn, chị đã nhiều năm liền không về nhà mà đón Tết ở đây.

    Điều quan trọng hơn là cần có sự thông cảm và ủng hộ của bà con địa phương. Tổng Công trình sư Công ty Đặc khu Thiệu Kiến Minh và các lãnh đạo cấp cao khác dành thời gian rành rỗi vào buổi tối dạy tiếng Trung cho học sinh, sinh viên địa phương trong một ngôi chùa cũ, tự bỏ tiền mua máy phát điện để chiếu sáng. Công ty đã tài trợ thanh niên Cam-pu-chia xuất sắc sang Trung Quốc nghiên cứu và chuyên tu, đào tạo nhân tài Cam-pu-chia bản xứ; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, như viện trợ xây dựng trường học, cầu đường, liên tục bốn năm quyên góp cho Hội Chữ thập Đỏ Cam-pu-chia, triển khai các hoạt động tình thương như khuyến học, giúp đỡ người nghèo, tổ chức liên hoan v.v.

    Các doanh nghiệp đang hoạt động tại Đặc khu kinh tế cảng Xi-ha-núc

    Điều đáng mừng là, từ năm 2008 khởi công xây dựng Đặc khu đến nay, 11,13 km2 đồi núi hoang vu trước đây, hiện đã có 5 km2 khu vực hình thành quy mô xây dựng, thực hiện thông đường, cấp điện, cấp nước, phủ sóng thông tin-viễn thông, có hệ thống thoát nước thải và mặt bằng, bước đầu hiện rõ hình hài một khu công nghiệp quốc tế. Trong thời kỳ đầu xây dựng, thiếu niên trong làng mới là những em nhỏ, thì nay sau khi tham gia đào tạo, họ đã trở thành nhân viên quản lý trung cấp doanh nghiệp trẻ trung với thu nhập khoảng 300 USD/tháng, nhiều gấp 3 lần so với lương tháng bình quân của công nhân địa phương. Năm nay, khu công nghiệp sẽ ráo riết xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất và sinh hoạt, nỗ lực chuyển từ khu công nghiệp sang đặc khu kinh tế.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>