• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tình trạng "ép duyên"

    2014-03-06 17:32:51     CRIonline


    Trong dịp Tết vừa qua, một đoạn quảng cáo của Trang web "giao duyên" ở Trung Quốc đã bị đông đảo cư dân mạng tẩy chay. Trong đoạn quảng cáo này, vai nữ chính là một cô gái có trình độ văn hoá đại học, bà ngoại cô luôn quan tâm việc chồng con của cháu, năm nào bà cũng hỏi "Cháu sắp lấy chồng chưa"? Khổ một nỗi, cô gái vẫn chưa tìm được đối tượng kết hôn, cho đến một ngày bà ngoài bị ốm phải nằm viện. Hôm đó, cô gái trong đoạn quảng cáo quyết định không kén chọn nữa, "Năm nay nhất định phải lấy chồng, cho dù là vì bà ngoại". Trong đoạn kết, cô gái mặc váy cưới cầm tay một chàng trai, đứng bên cạnh giường bệnh của bà ngoại, mắt ngấn lệ nói, "Bà ngoại ơi, cháu lấy chồng rồi". Rất nhiều người chỉ trích nội dung đoạn quảng cáo này cho rằng, không nên lấy lòng hiếu thảo trói buộc hôn nhân. Bạn có nhận xét gì về đoạn quảng cáo này cũng như sự bất mãn của đông đảo cư dân mạng? Hoan nghênh quý vị và các bạn đón nghe chương trình "Lăng kính cuộc sống" và chia sẻ quan điểm của bạn với chúng tôi qua địa chỉ e-mail: vie@cri.com.cn

    A: Trong tiết mục này hôm nay, chúng ta cùng thảo luận xoay quanh một đoạn quảng cáo trên trang mạng tìm bạn đời. Đoạn quảng cáo này có tên là "Vì tình yêu, không chờ đợi". Sau đây, chúng ta cùng nghe đoạn quảng cáo này.

    B: Sau khi nghe đoạn quảng cáo này, các bạn có cảm nhận như thế nào nhỉ? Rất nhiều cư dân mạng cho biết, đoạn quảng cáo này được phát liên tục tại các nhà ga, quảng trường ở các thành phố lớn, khiến mọi người về nhà ăn Tết cũng cảm thấy không yên lòng, đặc biệt là những bạn còn "độc thân", mỗi lần xem đoạn quảng cáo này đều sẽ nhớ lại tình huống bố mẹ nhiều lần thúc giục "sao vẫn chưa tìm bạn trai/bạn gái". Vậy, quan điểm cụ thể của các bạn như thế nào? Chúng ta hãy cùng nghe đoạn ghi âm phỏng vấn của phóng viên Đài chúng tôi nhé.

    "Chắc là vì đã đến tuổi thành lập gia đình rồi, nên bố mẹ khá sốt ruột, nhưng thế hệ 8X chúng tôi phổ biến cho rằng, tình cảm là quan trọng nhất, nếu không hợp, thì có ép cũng bằng không".

    "Nhà tôi ở nông thôn Nam Thông, có tuổi rồi bị bố mẹ "ép duyên" cũng là việc bình thường, các bạn trẻ tất nhiên cho rằng cách làm này không hợp lý, nhưng phần lớn các bậc phụ huynh đều khá sốt ruột nên đã sắp xếp cho con cái đi 'gặp mặt' tìm bạn đời, xuất phát điểm khác nhau, sẽ có cách nhìn khác nhau, chúng tôi cũng hiểu lòng bố mẹ".

    A: Sau khi nghe đoạn quảng cáo này và cách nhìn nhận khác nhau của các cư dân mạng LT có đánh giá như thế nào về việc này ?

    C: Rất nhiều người đều chỉ trích đoạn quảng cáo dùng đạo hiếu để ép duyên này. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Bản thân đoạn quảng cáo này có thể khiến hai bên nam nữ đều cảm thấy bị "xỉ nhục". Có cư dân mạng nữ căm phẫn chỉ trích rằng, đoạn quảng cáo này đã chuyển tải một giá trị quan: "làm việc tốt không bằng lấy chồng tốt" . "Bạn xinh đẹp, giỏi giang, học lực cao, làm việc xuất sắc ra sao, nhưng nếu như chưa lập gia đình sẽ bằng không". Thực ra, đoạn quảng cáo này cũng thể hiện sự "không công bằng" đối với nam giới, tức buộc phải kêt hôn vì người thân, cũng có ẩn ý là người chồng chỉ là công cụ để toại nguyện nhà vợ, chứ không có tình yêu.

    B: Nói chung, mọi người phàn nàn về đoạn quảng cáo này cũng có lý. Sau khi đoạn quảng cáo này được phát trên truyền hình và dấy lên nhiều ý kiến phản đối, phóng viên đã phỏng vấn người thiết kế đoạn quảng cáo này, ông cho biết, quảng cáo này do một trang web tìm bạn đời cải biên từ một trường hợp có thật trong cuộc sống. Thật vậy, điều phản ánh trong quảng cáo là hiện thực, cũng chính vì nó là hiện thực nên lại càng khiến mọi người phản ứng mạnh mẽ hơn. Trong dịp Tết năm nay, "những người sợ kết hôn" vẫn tiếp tục bị đưa tin. Điều mà các bạn "độc thân" sợ nhất chính là sự "quấy nhiễu" của họ hàng thân thích trong bữa cơm đoàn tụ gia đình. Một cô gái 27 tuổi cho biết cảm nhận sau khi xem đoạn quảng cáo này: "Sau khi xem đoạn quảng cáo này, tôi ngồi ngây ra. Vì bên mâm cơm lúc đó còn có bà ngoại, ngoài tôi ra, hai chị họ chưa lấy chồng cũng cảm thấy vô cùng khó xử. Thế là, được dịp, bà ngoại và bố mẹ bắt đầu "giảng bài" về hôn nhân đại sự các cô cháu gái "chưa chịu" lấy chồng trong gia đình".

    A: Bị cha mẹ thúc giục thành lập gia đình, thậm chí "ép duyên", khiến các bạn trẻ cảm thấy rất khó xử, đây là vấn đề mà những bạn đã khá "cứng tuổi" nhưng vẫn chưa tìm được "nửa còn lại" đều gặp phải. Ngày Tết là dịp để đoàn tụ với người thân, thế nhưng đoạn quảng cáo như vậy cứ phát đi phát lại trên truyền hình, thì tất nhiên sẽ khiến những người làm cha làm mẹ và các bạn trẻ còn "độc thân" không khỏi cảm thấy phiền lòng.

    C: La Thành còn nhớ, tạp chí của "Báo Bưu điện Oa-sinh-tơn" số ra năm 2012 từng đăng một bài dài, trao đổi về hiện tượng "độc thân không dễ dàng" ở Mỹ. Mở đầu bài viết đã giới thiệu cảnh ngộ của một phụ nữ độc thân hơn 50 tuổi. Năm 1993 lúc đó, cô gái 39 tuổi sau khi nhận tin người mẹ mắc bệnh đột quỵ, đã từ California bay đến Niu-oóc để chăm sóc mẹ. Người mẹ tuy đã mê sảng nhưng lặp đi lặp lại câu hỏi con gái: "Bạn trai của con có khỏe không"? làm cô gái đó rất lúng túng.

    Một câu chuyện khác của Hàn Quốc, tình hình ép duyên ở Hàn Quốc đến mức độ nào? Cuộc điều tra của Công ty Lum, một công ty kết hôn Hàn Quốc cho thấy, 29,9% nam giới được hỏi và 27,3% nữ giới bày tỏ muốn tránh những ngày lễ tết bởi bị người nhà và người thân giục giã việc kết hôn.

    Vì vậy, hiện tượng ép duyên không chỉ có ở Trung Quốc, coi "ép duyên" như cặn bã của tư tưởng phong kiến là không ổn. Trong thực tế, có hiện tượng phụ huynh gây sức ép cho con trẻ vì sợ mất mặt hoặc quan niệm "không sinh con là tội bất hiếu", nhưng không đại diện tất cả, mà phụ huynh phần lớn dùng phương thức "giục giã", chứ không phải bắt buộc. Đương nhiên, tình hình "ép duyên" ở Trung Quốc cũng rất nghiêm trọng, việc này liên quan đến các nguyên nhân như nữ giới độc thân rất được quan tâm.

    B: Nhưng quan niệm gia đình phổ biến là, hôn nhân có thể khiến hạnh phúc của chúng ta được trọn vẹn hơn. Không thể phủ nhận, nguyên nhân chính của việc "ép duyên" là từ xưa đến nay, đa số mọi người trong xã hội đều "đến tuổi thì phải kết hôn", đây là "con đường hạnh phúc" chính thống nhất. Cho dù các bạn đều hiểu hôn nhân không có nghĩa là hạnh phúc, độc thân cũng không có nghĩa là bất hạnh, nhưng sự trải nghiệm đã chứng minh kết hôn sẽ dễ mang lại hạnh phúc hơn so với sống độc thân.

    A: Vì vậy, đoạn kết của những câu chuyện cổ tích đều viết: "Từ đó hoàng tử và công chúa sống đầm ấm, hạnh phúc bên nhau". Thế nhưng, trong cuộc sống hiện thực có phải đều được như vậy không? Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Rồi anh cũng đã đợi được em, một bài hát chủ đề trong bộ phim truyền hình nhiều tập chiếu trong dịp Tết vừa qua rất được người xem yêu thích, bài hát cũng phản ánh phần nào tình trạng các bạn trẻ đã "có tuổi" nhưng vẫn chưa tìm được bạn đời.

    Lời ca có đoạn: Đến một độ tuổi nào đó bạn sẽ biết, cuộc sống lẻ loi thật tẻ nhạt, để rồi cảm thấy nỗi cô đơn, thời gian nhắc bạn đừng làm cao.

    B: Hoan nghênh quý vị và các bạn quay trở lại chương trình, chúng ta hãy tiếp tục đề tài thảo luận hôm nay. Hai vai nam và nữ chính trong bộ phim truyền hình "Chúng mình kết hôn nhé" là Quả Nhiên và Dương Đào cũng từng bị bố mẹ "ép duyên", tất nhiên cuối bộ phim là một kết thúc rất có hậu. Nhưng hôn nhân trong cuộc sống hiện thực như thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích nhé.

    A: Quả thực là bất kể qua điều tra khách quan, hay cảm nhận một cách chủ quan, LQ đều ủng hộ kết luận hôn nhân khiến chúng ta càng thêm hạnh phúc. Trước tiên, được biết kết quả điều tra đối với hơn 10 nghìn người của 24 nước trong đó có Trung Quốc của một công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thực hiện năm 2011cho thấy, cảm nhận chủ quan về hạnh phúc của những người đã thành lập gia đình cao hơn nhiều so với những nhóm người khác. Ngoài ra, qua cảm nhận chủ quan về hạnh phúc, chúng ta có thể tìm thấy nhân tố định lượng.

    C: Tạp chí "Dịch tễ học" của Mỹ đăng bài nghiên cứu mới nhất cho thấy, cuộc sống độc thân có thể dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, rủi ro chết sớm cũng rất lớn. Nhân viên nghiên cứu của Trường Đại học Louisville Mỹ đã phân tích 90 bài nghiên cứu liên quan trong 60 năm qua, đề cập khoảng 500 triệu người. Theo phân tích, hiện tượng này liên quan đến việc các cặp vợ chồng nhận được hỗ trợ xung quanh gồm gia đình và xã hội nhiều hơn so với những người độc thân. Chẳng hạn như, sau khi lập gia đình, hai vợ chồng sẽ đôn đốc nhau trong chăm sóc sức khỏe và ăn uống, nhắc nhở nhau có bệnh đi khám bác sĩ. Điều này sẽ khiến cuộc sống hôn nhân lành mạnh hơn, không coi thường sức khỏe. Một ví dụ rõ rệt là, sau khi xảy ra trận động đất mạnh ở Nhật Bản, đã dấy lên cơn sốt kết hôn, căn bản vẫn là những người độc thân thiếu "cảm giác an toàn" đối với tương lai, nhất là sau cơn thảm họa, càng khao khát sự nương tựa với nhau.

    B: Giá thành sinh hoạt của người độc thân có thể cao hơn. Hai là, do điều này có nhận thức chung phổ biến, cho nên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều chính sách hoặc hiện tượng nghiêng về những người đã thành lập gia đình, điều này lại tăng sức ép cuộc sống cho những người độc thân cũng như người thân của họ. Tờ "Nguyệt san Đại Tây Dương" của Mỹ và tờ "Guardian" Anh thực hiện điều tra trong vòng 1 năm, phát hiện những người độc thân mới là "quý tộc" thật sự, họ chi tiêu nhiều hơn so với những người đã kết hôn. Trung Quốc cũng có tình trạng tương tự, những người độc thân chịu nhiều sức ép như trả góp mua nhà, chi tiêu xã giao như "tiền hiếu tiền hỉ", v.v, nếu muốn duy trì mức sống như những người đã thành lập gia đình, thì những người độc thân có thể sẽ phải trả giá nhiều hơn.

    C: Thứ ba, các nguyên nhân khách quan này lại củng cố quan niệm "kết hôn càng hạnh phúc" của mọi người, và sẽ gây sức ép lớn hơn cho người độc thân bất kể từ người thân, bạn bè hay là phương tiện truyền thông. Thậm chí ở nước ngoài, nhiều học giả và phương tiện truyền thông đưa ra khái niệm "kỳ thị người độc thân". Chằng hạn như đến cuối cùng, những người độc thân không dám tham gia các cuộc gặp mặt với bạn học và bạn bè, một là thiếu tiếng nói chung, hai cũng cảm thấy một sức ép vô hình. Cách gọi như "Ngày ế vợ", "Trai thừa gái ế" cũng bị một số người độc thân coi là "Bạo lực ngôn ngữ".

    B: Vì vậy, nếu không bị "ép duyên", xuất phát từ khát vọng theo đuổi hạnh phúc, phần lớn mọi người đều muốn kết hôn. Tại Trung Quốc, một kết quả điều tra công bố vào ngày 11/11 năm ngoái cũng cho thấy, những người độc thân không hề "sợ kết hôn", mà tràn đầy hy vọng về cuộc sống hôn nhân chất lượng cao. Trong xã hội Trung Quốc hiện nay, người dân dễ coi kết hôn làm mục đích tìm kiếm hạnh phúc, chứ không phải một biện pháp và quá trình.

    A: Ở trên LQ đã giới thiệu với quý vị và các bạn về kết quả điều tra của một công ty nghiên cứu thị trường, ở Trung Quốc có đến 71% số người được hỏi lấy vật chất làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công, đứng đầu trong số 24 nước được điều tra. Trong vài năm gần đây, quan điểm "vật chất hóa" hay chủ nghĩa sùng bái tiền bạc của người Trung Quốc luôn là chủ đề nóng, đặc biệt là trong một chương trình truyền hình tìm bạn đời, có bạn gái từng nói rằng: "Thà ngồi khóc trong chiếc xe BMW, còn hơn…", thì càng khiến chúng ta thấy được sự trói buộc giữa vật chất với hôn nhân.

    Do sức ép của quan niệm truyền thống "Thành gia lập nghiệp", môi trường xã hội, cách nghĩ của gia đình quá nặng nề, nên bất kể là nam hay nữ, yêu cầu phải thành lập gia đình rất cao, thậm chí, đôi lúc yêu cầu này đã khiến họ mất đi sự suy nghĩ tỉnh táo đối với hôn nhân. Đứng trước sự thúc giục của cha mẹ, anh em họ hàng cũng như quan niệm xã hội "Không kết hôn tức là quá kén chọn", một số bạn trẻ đã dễ dàng từ bỏ ước mơ kiên trì theo đuổi hạnh phúc thực sự của mình. Vì vậy, kết hôn là thông điệp chính mà đoạn quảng cáo này muốn dành cho các bạn trẻ.

    C: Do vậy, xuất hiện hiện tượng kỳ lạ một bên là cơn sốt kết hôn, một bên là cơn sốt ly hôn. Các chương trình tìm bạn đời và trang web gây cơn sốt trong nhiều năm qua, quan hệ nhà ở và "mẹ vợ" được quảng bá rộng, thông tin "trai thừa gái ế" trở nên bình thường v.v đã khiến mọi người cảm thấy những đứa trẻ độc thân ngày càng nhiều. Cũng có người đưa ra cách nói "cao điểm độc thân lần thứ 4" ở Trung Quốc.

    Thế nhưng, cách nói trên lại trái với con số thống kê. Theo số liệu của Bộ Dân chính Trung Quốc, tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc bắt đầu tăng liên tục từ 6,3‰ năm 2002, năm 2012 là 9,8‰, là cao điểm thứ hai từ năm 1978 đến nay, chỉ đứng sau 10,4‰ năm 1981. 7-8 năm trước, có phương tiện truyền thông đưa tin, từ thập niên 80 thế kỷ trước đến nay, tỷ lệ kết hôn có đà trượt dốc, cho rằng, sau 20 năm cải cách mở cửa đã khiến giới trẻ hiểu rõ đòi hỏi của họ, khi lựa chọn vợ hoặc chồng sẽ càng thận trọng. Không ngờ mấy năm sau ngược lại. So với các nước khác trong những năm qua, tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc cũng là mức độ rất cao, Nhật Bản ổn định ở 5,5‰, Hàn Quốc là 6‰-7‰, và xét về tổng thể có xu thế giảm xuống. Mỹ được gọi là "coi trọng quan niệm gia đình" ở khoảng 7‰, cũng có xu thế giảm xuống.

    B: Mặt khác, tỷ lệ ly hôn tại Trung Quốc cũng ngày càng tăng, thậm chí mức tăng đã vượt tỷ lệ kết hôn. Tháng 6 năm ngoái, con số do Bộ Dân chính Trung Quốc công bố cho thấy, trong vòng 10 năm kể từ năm 2003 đến năm 2012, mức tăng tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc lần đầu tiên vượt mức tăng tỷ lệ kết hôn.

    Kết hôn nhiều, ly hôn cũng không ít, đây là hiện trạng hôn nhân của Trung Quốc hiện nay. Trong đó cũng thể hiện sự hấp tấp vội vàng. Chẳng hạn như "Kết hôn và ly hôn chớp nhoáng" đã trở thành một danh từ mà ai cũng biết. Trong một số điều tra cũng phát hiện, mọi người thường quyết định "ly hôn" chỉ vì thường xuyên cãi nhau, có thể nói, kết quả này là do hai người chưa tìm hiểu kỹ, chưa có sự chuẩn bị kỹ về tâm lý và tinh thần trước khi đi đến hôn nhân. Vết thương lòng do ly hôn mang lại, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội cũng là điều dễ hiểu.

    A: Nói tóm lại, hôn nhân không phải là "từ đó hoàng tử và công chúa sống hạnh phúc bên nhau", mà là trở thành người trong một nhà, rồi cùng quan tâm chăm sóc lẫn nhau, cùng vun đắp cho hạnh phúc của gia đình. Vì hạnh phúc lứa đôi, cha mẹ không nên thúc giục, ép buộc mà nên thông cảm, đóng góp ý kiến để con cái mình tìm được một người tâm đầu ý hợp. Cuối cùng chúng ta cùng thưởng thức bài hát: Chúng mình hình như đã gặp nhau ở đâu, một bài hát trong phần cuối của bộ phim truyền hình nhiều tập: Chúng mình kết hôn nhé, chúc các bạn trẻ sớm tìm được người bạn đời tâm đầu ý hợp

    Lời ca có đoạn: Chúng mình hình như đã gặp nhau ở đâu rồi, em còn nhớ không. Khi sinh ra chúng ta mỗi người mỗi ngả, chân trời góc biển kiếp này sao biết sẽ gặp ai, còn gặp được nhau, thật như một giấc mộng.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>