mongba1.m4a
|
mongba2.m4a
|
mongba3.m4a
|
Hùng Anh: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với Chương trình đặc biệt mừng Xuân Giáp Ngọ của chương trình Học tiếng Phổ thông Trung Quốc hôm nay. Tôi là Hùng Anh, cùng dẫn chương trình với Hùng Anh hôm nay còn có Thu Nguyệt.
Thu Nguyệt: Vâng, Thu Nguyệt xin chào qúy vị và các bạn.
Hùng Anh: Hôm nay là ngày mùng ba Tết, cũng là ngày gia đình đoàn tụ, mọi người đi thăm viếng bạn bè thân thích. Nhân dịp này Hùng Anh và Thu Nguyệt xin thay mặt toàn thể anh chị em trong Ban Việt ngữ Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc xin gửi tới quý vị và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Thu Nguyệt: Chúc các bạn năm mới vui vẻ, gia đình hạnh phúc Hùng Anh: Vừa rồi, Thu Nguyệt-cô giáo trẻ xinh đẹp của Ban Việt ngữ đã chúc quý vị và các bạn: Năm mới vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
Thu Nguyệt: Vâng, Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, lý tưởng tương đồng, văn hoá tương thông, Tết Nguyên đán lại là ngày tết quan trọng nhất của nhân dân hai nước. Nhân dịp này Thu Nguyệt xin chuyển tới quý vị và các bạn lời chúc phúc của một vị khách mời đặc biệt, anh là "người của công chúng", ở Trung Quốc từ già đến trẻ ai cũng yêu mến anh, những vai diễn của anh đến nay vẫn chưa có ai có thể sánh kịp, tuy không biết nói tiếng Việt nhưng anh rất nặng lòng với đất nước-con người Việt Nam, anh cũng được đông đảo khán thính giả Việt Nam yêu mến.
Hùng Anh: Thôi Thu Nguyệt đừng vòng vo gì nữa, khiến Hùng Anh và các bạn thính giả hồi hộp suy đoán anh là ai, Thu Nguyệt hãy nói cho mọi người vị khách mời nặng ký này là ai đi?
Hùng Anh: Tây Du Ký là một tác phẩm kinh điển được đông đảo khán thính giả Trung Quốc và nước ngoài yêu thích, anh Lục Tiểu Linh Đồng cũng mong hình nghệ nghệ thuật của Tôn Ngộ Không có thể trở thành nhịp cầu hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt. Anh Lục Tiểu Linh Đồng từng hai lần thăm Việt Nam vào năm 1998 và năm 2010, những nơi mà anh đến thăm đều dấy lên "cơn sốt" Tôn Ngộ Không.
Thu Nguyệt: Vâng, đúng vậy. Lục Tiểu Linh Đồng khi trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã bày tỏ nguyện vọng làm đại sứ thiện chí về văn hoá, thể thao và du lịch của Việt Nam tại Trung Quốc. Anh cho rằng Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, mong nhân dân hai nước mãi mãi là láng giềng hữu nghị, chung sống hoà bình. Nhân dân hai nước đặc biệt là thanh thiếu niên hai nước giao lưu, trao đổi nhiều hơn, hiểu biết và học tập lẫn nhau.
Hùng Anh: Vâng, nói đến bộ phim truyền hình "Tây Du Ký" mọi người không thể không nhớ đến Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, Đường Tăng và Sa Tăng, sẽ không bao giờ quên những câu chuyện kỳ diệu và đầy trắc trở trên còn đường đến Tây Thiên thỉnh kinh của thầy trò Tôn Ngộ Không. Dưới đây mời quý vị và các bạn hãy cùng thưởng thức những bài hát kinh điển trong bộ phim Tây Du Ký.
Hùng Anh: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, các bạn đang nghe là "Chương trình đặc biệt mừng Xuân Giáp Ngọ" của Chương trình Học tiếng Phổ thông Trung Quốc Ban Việt ngữ Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Vừa rồi chúng ta đã thưởng thức những bài hát trong bộ phim "Tây Du Ký". Ở Trung Quốc, ngoài những tác phẩm kinh điển như "Tây Du Ký" ăn sâu trong lòng mọi người ra, còn có rất nhiều những phong tục tập quán được lưu truyền qua bao đời nay. Là ngày tết cổ truyền của nhân dân hai nước Trung-Việt, rất nhiều những phong tục tập quán tốt đẹp của Tết Nguyên đán đã được nhân dân hai nước kế thừa và tôn vinh cho đến ngày nay. Dưới đây Thu Nguyệt sẽ giới thiệu với các bạn một số từ vựng mới trong ngày Tết Nguyên đán.
Thu Nguyệt: Hùng Anh : Dán câu đối.
Thu Nguyệt : <đọc lại lần nữa>
Hùng Anh : Tập tục dán câu đối Tết bắt đầu thịnh hành từ đời Nhà Tống Trung Quốc, mối khi Tết đến Xuân về, nhà nào nhà nấy đều dán câu đối Tết. Câu đối Tết theo cách nói nôm na trong dân gian còn gọi là "Đối Môn" hay "Xuân Thiếp", là một hình thức của câu đối, do thường dán vào dịp Tết nên mới gọi là câu đối Tết. Câu đối Tết chính thức được phổ biến từ đời Nhà Minh Trung Quốc, có liên quan mật thiết với đề xướng của Chu Nguyên Chương. Theo sử sách ghi lại, có một năm vào dịp trước Tết, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh mỗi nhà đều phải dán một câu đối trên hai cánh cửa để bày tỏ sự chúc mừng. Hồi ban đầu, câu đối Tết được viết trên tấm ván gỗ đào, sau mới đổi thành viết trên giấy. Gỗ đào có màu đỏ, màu đỏ biểu tượng cho tốt lành và trừ tà, vì vậy câu đối Tết đều viết trên giấy đỏ.
Thu Nguyệt: Tiền mừng tuổi Hùng Anh: Tiền mừng tuổi Thu Nguyệt: đọc lại....
Hùng Anh: Trong đêm đón Giao thừa, cha mẹ và những người bậc trên thường cho tiền mừng tuổi những người bậc dưới. Do chữ "Tuế" tức tuổi và chữ "Tụy" tức ám chỉ chỉ quỷ quái có phát âm na ná nhau, nên các bậc trên mong tiền mừng tuổi có thể xua tà đuổi hoạ, bảo vệ bình an cho con cái, tiền mừng tuổi đã chứa đựng điềm hy vọng và tình sâu nghĩa nặng của cha mẹ đối với con cái.
Thu Nguyệt: Hùng Anh: Đốt pháo
Thu Nguyệt: <đọc lại>
Hùng Anh: Trong dân gian Trung Quốc còn có cách nói "Mở cửa pháo rền". Ý nói mỗi độ Tết đến Xuân về, việc đầu tiên khi mở cửa của mỗi nhà là đốt pháo, tiếng pháo ròn tan sẽ tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới. Đốt pháo là một hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Tết ở Trung Quốc, có thể mang lại niềm vui và những điều tốt lành cho mọi người.
Thu Nguyệt: Hùng Anh: Đón Giao thừa
Thu Nguyệt: <đọc lại...>
Hùng Anh: Trong dân gian Trung Quốc có phong tục đón Giao thừa, hay còn gọi là "Ngao Niên". Đón Giao thừa được bắt đầu từ sau bữa cơm Tất niên. Trong bữa cơm Tất niên, cả nhà thư thả nhâm nhi, bữa cơm bắt đầu từ khi lên đèn khi man đêm bung xuống, có gia đình bữa cơm này ăn cho đến nửa đêm. Phong tục đón Giao thừa vừa là để chia tay với những năm tháng như thoi đưa, vừa là để tỏ lòng mong ước đối với một năm mới tràn đầy hứa hẹn.
Thu Nguyệt: Hùng Anh: Dán chữc "Phúc" ngược.
Thu Nguyệt: <đọc lại...>
Hùng Anh: Chữ "Phúc" tượng trưng cho hạnh phúc, tuy nhiên trong thời cổ xưa chữa "Phúc" là chỉ "may mắn", "vận may". Dán chữ "Phúc" trong ngày Tết bất kể là hiện nay hay quá khứ đều là sự gửi gắm đối với cuộc sống hạnh phúc của mọi người, cũng là sự cầu nguyện đối với tương lai tươi đẹp. Để thể hiện sự mong ước đối với tương lai tươi đẹp này, trong dân gian cũng có có cách dán chữ "Phúc" đảo ngược, trong tiếng Trung chữc "Đảo" và chữ "Đáo" phát âm gần giống nhau, ý nói "hạnh phúc đã đến", "vận may đã đến". Cứ vào dịp Tết, nhà nào nhà ấy đều dán chữ "Phúc" lớn hay nhỏ trên cánh cửa, trên tường, trên khung cửa. Dán chữ "Phúc" trong dịp Tết Nguyên đán là phong tục có từ thời xa xưa.
Thu Nguyệt: Hùng Anh: Trẩy hội Xuân
Thu Nguyệt: <đọc lại....>
Hùng Anh: Hội Xuân hay còn gọi là Hội Chùa là một hoạt động vui chơi giải trí trong dân gian được quy tụ nhiều mặt từ ăn, uống đến vui chơi giải trí. Do bắt nguồn từ vùng chung quanh các chùa chiền miếu mạo nên gọi là "Hội Chùa". Hội Chùa tương tự như họp chợ, hội chùa do một số chùa chiền tổ chức thường mang bối cảnh văn hoá tôn giáo. Hội Chùa ngày nay phần lớn được tổ chức trong các công viên hay các cơ sở thoáng đãng rộng lớn với những ki-ốt tạm thời, chuyên bán những mặt hàng Tết đặc sắc, đồ thủ công mỹ nghệ và còn tổ chức các chương trình biểu diện cũng như hoạt động vui chơi giải trí, v.v.
Thu Nguyệt: Hùng Anh: Chúc Tết.
Thu Nguyệt: <đọc lại....>
Hùng Anh: Chúc Tết là một hoạt động quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán, cũng như bữa cơm đoàn viên trong đêm Giao thừa vậy, chúc Tết là một phong tục đậm đà hương vị nhất của "ngày Tết". Thông thương trong ngày mùng một Tết, bậc dưới chúc Tết bậc trên, chúc cha, mạ cô bác "Phúc như Đông Hải, thọ như Nam Sơn", ý nói hạnh phúc trường thọ. Sau đó mọi người đi chúc Tết họ hàng thân thích, thông thường mùng một Tết chúc Tết người nhà, mùng hai Tết chúc Tết bên ngoại, mùng ba Tết chúc Tết họ hàng thân thích. Bạn bẹ, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng cũng chúc Tết lẫn nhau. Tuy chỉ một lời chúc quá đỗi quen thuộc những đã khiến mọi người gần gũi nhau hơn, tình cảm giữa mọi người cũng gắn bó hơn.
Thu Nguyệt: Người dân miền Bắc Trung Quốc khi gặp nhau trong ngày Tết thường nói: Hùng Anh: "Chào năm mới". "Tôi chúc anh năm mới".
Thu Nguyệt: Trước khi khép lại chương trình đặc biệt hôm nay, Hùng Anh và Thu Nguyệt xin gửi tới quý vị và các bạn lời chúc mừng năm mới chân thành nhất qua những bài hát mừng năm mới, chúc các bạn gia đình an khang thịnh vượng, công tác thuận lợi, các em nhỏ học hành thành đạt, gia đình hạnh phúc trong năm mới này.
Hùng Anh: Nhân dịp này Thu Nguyệt và Hùng Anh cũng xin cảm ơn sự ủng hộ và khích lệ của quý vị và các bạn đối với Chương trình Học tiếng Phổ thông Trung Quốc trong nhiều năm qua. Trong năm mới này, Thu Nguyệt và Hùng Anh sẽ tiếp tục dẫn chương trình Học tiếng Phổ thông Trung Quốc, mong nhận được sự quan tâm và khích lệ của quý vị và các bạn. Các bạn có thể truy cập trang web tại địa chỉ: vietnamese.cri.cn, hay hòm thư điện tử: vie@cri.com.cn, hoan nghênh quý vị và các bạn đóng góp ý kiến và kiến nghị quý báu cho chúng tôi.
Thu Nguyệt: Chúc Quý vị và các bạn: Hùng Anh: Quý vị và các bạn thính giả thân mên, Chương trình đặc biệt mừng Xuân Giáp Ngọ của Chường trình Học tiếng Phổ thông Trung Quốc hôm nay xin khép lại tại đây.
Thu Nguyệt: Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong các chương trình tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |