• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Một số thực phẩm dưỡng sinh, phòng chống ung thư và vài món chống rét

    2014-01-10 16:24:49     CRIonline

    Mẫn Linh: "Chung quanh chúng ta, không có chuyện nhỏ", quý vị và các bạn thính giả thân mến, Mẫn Linh xin chào mừng các bạn đến với chương trình "Chung quanh chúng ta" của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.

    Thưa các bạn, trong cuộc sống gấp gáp, bận rộn hiện nay, ăn gì, ăn như thế nào có liên quan chặt chẽ tới sức khoẻ của chúng ta. Trong chương trình về chủ đề dưỡng sinh hôm nay, Mẫn Linh sẽ mời chị Yến Hoa giới thiệu với các bạn một số thực phẩm dưỡng sinh, thức ăn phòng chống ung thư và vài món chống rét. Một lần nữa xin chào mừng chị tham gia chương trình Chung quanh chúng ta.

    Thưa các bạn, thịt gia súc gia cầm vị cam, vị mặn, tính bình hòa. Vị cam và tính bình đều ích khí, vị cam tính ôn có công hiệu trợ dương, vị mặn nhập huyết và nhập âm, có công hiệu bổ ích âm huyết, cho nên có công hiệu bổ âm dương cho khí huyết; ngoài ăn thịt ra, có thể "bổ tạng bằng tạng", "bổ huyết bằng huyết". Cách nói này có đúng không, hả chị?

    Yến Hoa: Mẫn Linh nói rất đúng. Thực phẩm chế biến từ các loại thịt động vật thích hợp cho những người cơ thể bẩm sinh suy yếu, do mắc phải bệnh hoặc cơ thể hư tổn nghiêm trọng, song do thịt gia súc gia cầm là thực phẩm béo ngấy, nhiều mỡ, cho nên không nên ăn quá nhiều.

    Chuyên gia đề nghị ăn thịt nạc là chính, ít ăn thịt béo và nhiều mỡ, mỗi người mỗi ngày ăn từ 20-50 gam thịt gia súc, ăn 50-75 gam thịt gia cầm là vừa. Trường hợp bổ sung dinh dưỡng và điều trị có thể tăng thêm lượng ăn.

    M: Vâng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số thịt gia súc gia cầm.

    Trước hết là thịt viṭ. Người Bắc Kinh cũng hay ăn thịt vịt, như các bạn đã biết, vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng khắp thế giới. Thịt vịt vị cam, vị mặn, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi, tỳ và thận. Thịt vịt có công hiệu tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu sưng. Vậy, theo chị, trường hợp nào thích hợp sử dụng thịt vịt ạ?

    Y: --Trường hợp âm hư bị sốt, họng khô khát nước, có thể nấu thịt vịt với Thiên môn đông, ăn cả cái lẫn nước.

    --Trường hợp tỳ vị hư nhược, thủy thũng kèm theo chứng tiểu tiện không thông, có thể nấu thịt vịt với bí đao và hạt ý dĩ.

    Cách dùng và liều lượng: Mỗi người mỗi ngày dùng từ 50-100 gam, chế biến theo các dạng nấu, hấp hoặc nướng.

    M: Thịt ngỗng vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và phổi, có công hiệu ích khí bổ hư, hòa vị trị khát.

    Y: Vâng. Những người thích hợp sử dụng thịt ngỗng gồm:

    --Tỳ vị hư nhược, gầy guộc đuối sức, giảm lượng ăn, có thể chế biến phối hợp với Phục linh, Đảng sâm và Sơn dược theo dạng nấu.

    --Trường hợp khí âm không đủ, đuối sức, hơi thở ngắn hoặc tiêu khát, có thể chế biến phối hợp với Sơn dược, Sa sâm và Ngọc trúc theo dạng nấu.

    Cách dùng và liều lượng: Mỗi người mỗi ngày dùng từ 50-100 gam, chế biến theo các dạng nấu, hấp hoặc nướng.

    M: Còn các phần phụ ngoài thịt ngỗng như tiết ngỗng vị mặn, tính bình hòa, có công hiệu hoạt huyết, giải độc, trị ợ, trường hợp này có thể uống tiết ngỗng nóng, mỗi lần dùng từ 10-50 mi-li-lít.

    Ngoài ra, có hai loại thịt chim là thịt chim cút và chim bồ câu cũng có thể dùng cho dưỡng sinh và điều trị hàng ngày. Thịt chim cút, vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và gan, có công hiệu: Bổ tỳ ích khí, lợi thủy trừ thấp, cường tráng. Thịt chim bồ câu cũng vị cam, tính bình hòa, nhưng khác ở chỗ thịt bồ câu quy kinh lạc gan và thận với công hiệu bổ gan thận, ích khí huyết. Vậy, những người thích hợp sử dụng hai loại thịt này có khác nhau không, thưa chị?

    Y: Có khác nhau. Thịt chim cút thích hợp sử dụng trong trường hợp như:

    --Tỳ vị hư nhược, ăn ít, đuối sức, có thể chế biến phối hợp với Đảng sâm, Sơn dược theo dạng nấu.

    --Trường hợp tiêu chảy do tỳ hư gây nên, có thể chế biến phối hợp với Đỗ đỏ và Gừng tươi theo dạng nấu.

    --Trường hợp khí huyết gan thận không đủ, mỏi lưng đau khớp, có thể chế biến phối hợp với Đỗ trọng và Kỷ tử theo dạng nấu, ăn cả cái lẫn nước.

    Cách dùng và liều lượng: Mỗi người mỗi ngày dùng từ 50-100 gam, chế biến theo các dạng, nấu canh hoặc xào.

    Còn thịt bồ câu thì thích hợp sử dụng trong trường hợp như:

    --Tiêu khát uống nhiều nước, hơi thở ngắn, đuối sức do âm hư gây nên, có thể chế biến phối hợp với Sơn dược và Sa sâm theo dạng ninh.

    --Trường hợp gan thận âm hư, phụ nữ lượng kinh nguyệt ít, tắc kinh, có thể chế biến phối hợp với củ nưa, thịt rùa, mai rùa theo dạng ninh.

    --Trường hợp trung khí không đủ, hơi thở ngắn, đuối sức, có thể chế biến phối hợp với Hoàng kỳ và Đảng sâm theo dạng nấu canh, ăn cả cái lẫn nước.

    Cách dùng và liều lượng: Mỗi người mỗi ngày dùng từ 50-100 gam, chế biến theo các dạng nấu, hấp, rán hoặc ngâm rượu.

    M: Vâng. Thưa các bạn, các loại thịt nói trên là khá thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nếu chế biến phối hợp với dược liệu khác nhau theo từng trường hợp thì có thể phát huy tối đa tác dụng của chúng.

    M: Sau đây mời các bạn giải lao ít phút, thưởng thức bài hát….

    M: Mời quý vị và các bạn tiếp tục đến với chương trình "Chung quanh chúng ta". Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu với quý vị và các bạn một số loại thịt cũng như cách chế biến các loại thịt đó để dưỡng sinh và điều trị. Tiếp tục chương trình, chị Yến Hoa sẽ giới thiệu với các bạn về cẩm nang phòng chống ung thư bằng thức ăn định lượng.

    Thưa chị, chúng ta đều biết, hoa quả là một loại thực phẩm rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta do chứa nhiều vi-ta-min, vậy, trong cẩm nang của chị có quy định rõ về lượng và cách ăn hoa quả không ạ?

    Y: Vâng. Trước hết, Yến Hoa muốn nhấn mạnh với các bạn là cẩm nang phòng chống ung thư này chỉ là một đề nghị trong việc ăn uống cho các bạn, còn hiệu quả phải phụ thuộc vào thể chất của mỗi người. Đối với lượng hoa quả thì, mỗi người mỗi ngày nên ăn 250 gam hoa quả, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần khoảng 2 quả trái cây nhỏ, ví dụ như quả ky-uy, quả mận, hoặc một quả trái cây vừa phải như táo, cam và xoài. Điều cần lưu ý là phải ăn song song nhiều loại hoa quả, để hấp thu dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tránh ăn một loại hoa quả trong thời gian dài.

    M: Trong thực đơn hàng ngày của mỗi người chúng ta chủ yếu bao gồm hai loại, một là rau-củ-quả và thịt, vậy, chúng ta nên phân chia tỷ lệ của hai loại thực phẩm này như thế nào.

    Y: Rau-củ-quả là thực phẩm cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Mỗi người mỗi ngày cần phải ăn 500 gam rau xanh, trong khi đó không thể thiếu các loại rau lá, cà, các loại khoai, củ quả, v.v, chủng loại rau hàng ngày tốt nhất gồm đủ 5 loại, trong đó cần có một món rau đúng mùa.

    Còn thịt, chủ yếu là cung cấp protein, nên trong cẩm nang này, chúng tôi chỉ đề cập đến lượng protein. Thực ra, rất nhiều thực phẩm đều chứa protein, mỗi người mỗi ngày cần phải hấp thụ sáu suất protein, lần lượt gồm 50 gam protein đến từ các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, 100 gam protein đến từ thịt trắng như tôm, cá, thịt gà, thịt vịt, v.v, 30 gam đậu phụ, 1 quả trứng gà, 25 gam quả khô, 300 gam sữa bò. Trong khi cung cấp protein chất lượng cao, các thực phẩm chứa protein còn có nhiều tác dụng khác nhau bổ ích cho cơ thể con người, ví dụ như thịt đỏ các loại có thể bổ sung chất sắt, thịt trắng có thể cung cấp axít béo, đậu phụ chứa Soybean Isoflavones, trứng gà cung cấp vitamin một cách toàn diện, quả khô giàu axít béo không no, sữa bò có thể bổ sung canxi.

    Ngoài ra, khi chế biến, mỗi người mỗi ngày không ăn dầu thực vật trên 30 gam, tốt nhất hạn chế dưới 25 gam, tức khoảng 3 thìa con. Dầu ăn hàng ngày phải thường xuyên thay đổi.

    M: Vâng. Tất nhiên, những điều trên đây mà chị Yến Hoa đã giới thiệu chỉ là kiến thức khoa học, khi áp dụng vào thực tế vẫn phải tùy theo điều kiện của mỗi người, nếu thực hiện được 100% tất nhiên là rất tốt, nhưng nếu không thực hiện được cũng đừng miễn cưỡng, dù sao, chúng ta giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ là chính. Xin cảm ơn những chia sẻ trên đây của chị Yến Hoa ạ.

    Y: chào…

    M: Kết thúc chương trình, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn vài món cháo chống rét trong mùa đông. Thưa các bạn, ăn uống là chuyện thường ngày, mong rằng nội dung của chương trình hôm nay có thể giúp các bạn vừa gặt hái được niềm vui vừa thu hoạch được sức khoẻ trong việc ăn sống.

    Chống rét trong mùa đông là điều được mọi người quan tâm nhiều nhất, ngoài giữ ấm ra, chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, thường xuyên ăn cháo ôn bổ, không những có thể tăng cường sức khỏe, mà còn có thể nâng cao khả năng chống rét và giảm thiểu xác xuất mắc bệnh.

    Cháo rau hẹ: Gạo lốc 50 gam, vo sạch, nấu cháo, đợi cháo chín, cho rau hẹ dạng cắt khúc vào cháo đun thêm chốc lát, rồi ăn cháo ấm. Rau hẹ vị cay, vị cam, tính ôn, có công hiệu bổ trung ích thận, thường xuyên ăn món cháo này có thể trợ dương ấm bụng dưới, bổ trung thông kinh lạc, tăng cường khả năng chống rét ở người cao tuổi.

    Cháo hạt óc chó: Hạt óc chó 30 gam, giã dạng vụn, gạo lốc 50 gam, lượng nước sạch vừa phải, cùng nấu cháo, mỗi ngày ăn một lần. Hạt óc chó có công hiệu ôn thận kiện tỳ, trị ho, trị hen suyễn, thường xuyên ăn món cháo này có thể trợ dương khí, tăng cường khả năng chống rét.

    Cháo long nhãn khô: Long nhãn khô 10 gam, gạo lốc 50 gam, lượng nước sạch vừa phải, cùng nấu cháo. Long nhãn khô có công hiệu thăng dương bổ khí, an thần, long nhãn khô nấu cháo gạo lốc có thể bổ hư, sinh dương khí, đặc biệt thích hợp người già khí huyết hư nhược dùng trong mùa đông.

    Cháo thịt cừu: Thịt cừu 80 gam, rửa sạch, nấu chín, cắt miếng nhỏ. Gạo lốc 50 gam, vo sạch nấu cháo cho chín, rồi cho thêm thịt cừu, đun sôi một vài lần nữa là được. Món cháo này có tác dụng ích khí bổ hư, ôn trung vị ấm bụng dưới, thích hợp dùng cho các trường hợp sợ lạnh, mỏi lưng, đau khớp do người già suy dương khí, thường xuyên ăn món cháo này có thể tăng cường thể chất và nâng cao khả năng chống rét.

    M: Trên đây là toàn bộ nội dung của chương trình, Mẫn Linh xin kính chào và tạm biệt các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>