• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tây Giang của Trung Quốc - Tây Giang của thế giới

    2013-11-06 17:03:14     CRIonline

    LQ – Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san văn hóa". Đến với tiết mục này hôm nay, ngoài LQ ra còn có anh HA. Xin chào anh HA.

    HA – Xin chào LQ, xin chào quý vị và các bạn.

    LQ – Các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san văn hóa" hôm nay, HA và LQ xin giới thiệu với quý vị bài: Tây Giang của Trung Quốc – Tây Giang của thế giới

    HA – Qua đó quý vị và các bạn có thể tìm hiểu được một bản dân tộc Mẹo lớn nhất trên thế giới ở tỉnh Quý Châu Trung Quốc.

    LQ – Thưa quý vị và các bạn, những dẫy núi trùng điệp tiêu biểu cho phong cảnh của tỉnh Quý Châu ở miền Trung Trung Quốc.

    HA - Ở đây, núi non bao bọc hết dẫy núi này đến dẫy núi khác, trèo lên đỉnh núi nhìn về nơi xa chỉ toàn là núi non trùng trùng, điệp điệp,

    LQ – Vì vậy, khiến người ta không không thể nghĩ đến khi còn chưa mở đường quốc lộ Người dân sinh sống ở nơi núi non bao bọc muốn tiếp xúc với bên ngoài, phá vỡ những trướng ngại của núi non thiên nhiên để đi lên con đừng khá giả là một việc rất khó khăn biết nhường nào.

    HA – Bản làng dân tộc Mẹo ở một nơi có tên là Tây Giang nằm trong những dẫy núi trùng điệp như vậy, tuy bản làng người Mẹo này được gọi là bản người Mẹo lớn nhất trên thế giới, Thế nhưng, ngày nay Tây Giang đã khác xưa không còn là nơi giao thông bất tiện như trước.

    LQ - Chưa đến cổng bản làng, đã nghe thấy tiếng hát nhiệt tình đón khách của các trai gái dân tộc Mẹo, mang lại cho du khách bốn phương trèo đèo lội suối đến nơi đây một bầu không khí đầm ấm.

    HA - Du khách đến thăm bản làng là gia đình chị Vương tất cả có 13 người. Do vừa mới đến, để kịp đi xem biểu diễn ở bản, nên chị Vương chỉ nói vài lời:

    LQ – "Đây là bản người Mẹo gồm hàng nghìn gia đình, rất nổi tiếng, chúng tôi chưa từng đến thăm nơi này".

    HA – Một chàng trai người Hà Lan lấy vợ người Quý Châu, anh đã từng sinh sống ở Trung Quốc nhiều năm.

    LQ - Lần này cha mẹ và chị của anh đến Trung Quốc thăm vợ chồng anh, sau khi nghe bố mẹ vợ giới thiệu, anh đưa bố mẹ và chị gái đến thăm Tây Giang. Anh cho phóng viên biết:

    HA – "Bố mẹ tôi đến chơi 2 tuần, nên tôi cùng bố mẹ đến đây du lịch. Hôm nay, gia đình tôi đến thăm Tây Giang, danh thắng nổi tiếng của Quý Châu. Phong cảnh ở đây rất đẹp. Phong cảnh và những ngôi nhà, những dẫy núi, rồi thành phố nhỏ ở nơi đây đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc".

    LQ – Theo con số thống kê của huyện Lôi Sơn châu Tự trị dân tộc Mẹo và dân tộc Động tỉnh Quý Châu, chỉ từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013, tổng số du khách đến Tây Giang du lịch lên đến 1 triệu 62 nghìn 300 người, tăng 46, 32 % so với cùng kỳ

    HA – Thế nhưng, năm 2000, số người đến đây du lịch chỉ có 7 nghìn 500 người. Có thể nói, mở rộng việc khai thác ngành du lịch khiến cho Tây Giang trở thành bản làng dân tộc Mẹo nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới.

    LQ – Từ một bản làng bé nhỏ, nằm trong vùng núi trở thành một thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, từ đó có thể tràn đầy lòng tin đi khai thác thị trường thế giới.

    HA - Năm 2008, Tây Giang tổ chức Hội nghị phát triển ngành du lịch lần thứ ba của tỉnh Quý Châu, đây là một bước ngoặt rất quan trọng.

    LQ - Ông Vĩ Thông Hiền, Trưởng phòng tuyên truyền huyện ủy huyện Lôi Sơn cho phóng viên biết:

    HA – "Khi ngành du lịch còn chưa phát triển, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào việc đi nơi khác tìm việc làm và trồng lương thực, phần lớn các thanh niên trai tráng trong bản đều đến vùng duyên hải kinh tế phát triển làm việc, ở lại Tây Giang hầu như chỉ còn người già và trẻ em. Hiện nay, ngành du lịch phát triển, chúng tôi đã giải quyết việc làm cho 1200 người, có rất nhiều người trước đây đi nơi khác làm việc, hiện nay lại trở về, mở nhà nghỉ nông dân, làm ăn buôn bán và những dịch vụ có liên quan đến dịch vụ du lịch thành thị".

    LQ – Tây Giang, một bản làng dân tộc Mẹo gồm 1300 hộ với khoảng 6000 dân, đã thay đổi bộ mặt trước đây, nổi tiếng gần xa, du khách đến đây du lịch ngày một đông. Ông Vĩ Thông Hiền, Trưởng phòng tuyên truyền huyện ủy huyện Lôi Sơn cho phóng viên biết:

    HA – "Sau khi tổ chức Hội nghị phát triển ngành du lịch lần thứ ba tại Tây Giang, những cơ sở đồng bộ đã được cải thiện, rất nhiều du khách thi nhau đến Tây Giang du lịch, mang lại một cơ hội rất tốt cho sự phát triển của Tây Giang. Hiện nay, tốc độ phát triển của Tây Giang tăng từ 6 đến 9 lần so với năm 2007, cũng tức là trước khi tổ chức Hội nghị phát triển ngành du lịch, vì vậy, năm 2007, bình quân thu nhập ròng tính theo đầu người của bà con trong thôn chỉ có 1700 Nhân dân tệ, đến năm ngoái, thu nhập bình quân của nông dân ở Tây Giang đạt 8520 Nhân dân tệ".

    LQ – Ở địa phương, chị Nồng là một trong những người có quyền phát ngôn nhất.

    HA - Năm 1995, chị Nồng từ thôn bên cạnh lấy chồng ở Tây Giang, để duy trì cuộc sống, chị đành phải để đứa con chưa đầy 2 tuổi cho cha mẹ chăm nom, cùng chồng đến thành phố duyên hải tìm việc làm.

    LQ - Sau nhiều năm phiêu bạt, hai vợ chồng chị về quê lập nghiệp, nhờ vào làn sóng phát triển du lịch, hiện nay, chị Nồng đã trở thành bà chủ của "Quán trọ Nhà nông" hàng năm chỉ riêng khoản trả tiền lương cho người làm công cũng phải mất hàng triệu Nhân dân tệ.

    HA – Là người được chứng kiến từng bước thay đổi của Tây Giang, chị Nồng cho phóng viên biết, Tây Giang ngày nay có thể trở thành Tây Giang của Trung Quốc, thậm chí là của thế giới cũng là do tác dụng của bên ngoài và của cả Tây Giang. Chị cho phóng viên biết :

    LQ – "Quan trọng nhất là do tác dụng từ bên ngoài, thứ nhất là được sự dẫn dắt của chính quyền, khai thác Tây Giang, thì chúng tôi mới có cơ hội để đi lên con đường khá giả. Tác dụng của bản thân Tây Giang là ông cha bao đời của chúng tôi để lại bản làng xinh đẹp này, cộng thêm lòng nhiệt tình mến khách và làn điệu sơn ca, trang phục dân tộc của người Mẹo, đây đều là những nét đặc sắc, nên tác dụng của bên ngoài và tác dụng của bản thân Tây Giang đã giúp cho Tây Giang có sự thay đổi lớn lao".

    HA – Thế nhưng, nhớ lại chặng đường từ Thượng Hải trở về quê năm đó, thì sự chênh lệch, và so sánh khiến chị Nồng lúc ấy cảm thấy rất chạnh lòng. Chị nói với phóng viên:  

    LQ – "Khi ngồi trên xe về quê tôi suy nghĩ, thôn xóm của mình, một bản làng miền núi bao giờ mới có được con đường nhựa rộng như ở thành phố thế này, vì dù sao mình cũng đã từng ra thành phố làm công, về quê có sự chênh lệnh rất lớn so với bên ngoài. Ai ngờ mấy năm nay quê hương phát triển nhanh chóng, sau đó bắt đầu mở dịch vụ du lịch, con đường quốc lộ cũng được xây dựng đến tận bản làng, đã rút ngắn khoảng cách giữa chúng tôi với bên ngoài".

    HA – Đường đã đến tận bản, khiến những người địa phương trước đây đi nơi khác tìm việc làm nay lại trở về, và chào đón những người ở nơi khác đến Tây Giang tìm cơ hội làm ăn, mở ra con đường để Tây Giang ra khỏi vùng núi, đi đến khắp mọi nơi trong toàn quốc, đi đến với con đường rộng mở của thế giới.

    LQ – Anh Lưu Bân quê ở Sơn Đông dáng người vạm vỡ trước khi đến Tây Giang mở nhà trọ anh làm việc ở một công ty nước ngoài nổi tiếng ở Thượng Hải. Năm 2002, trong chuyến du lịch khi tốt nghiệp anh lần đầu tiên "Đi qua" Tây Giang, năm 2003, do công tác, anh lại một lần nữa đến Tây Giang, chuyến thăm Tây Giang lần này khiến anh quyết định mua hai tòa lầu nhỏ có khu vườn ở giữa, thực hiện mong muốn mở một nhà trọ của mình. Giới thiệu với phóng viên về quyết định năm đó, anh Bân vẫn cho rằng đây là lần đâu tư rất mạo hiểm:

    HA – "Đến lần thứ hai khiến tôi càng tìm hiểu rõ hơn về Tây Giang, đúng vào lúc ngôi nhà này đang bán đấu giá, cũng vừa với túi tiền của mình, nên tôi quyết định mua. Lúc đó, với giá này, có thể nói là khoản tiền khổng lồ, bởi vì, sau khi tôi mua, bà con địa phương đều bàn tán là, một người ngốc nghếch ở nơi khác đến đây bỏ ra hơn một trăm nghìn Nhân dân tệ mua ngôi nhà rách. Ngày nay, ai nấy đều nói phát tài rồi".

    LQ – Anh Bân nói một cách tự hào, nhà trọ của anh mùa nào cũng đông khách, bởi vì, thông qua sự giới thiệu của một số trang mạng du lịch nổi tiếng của TQ, như: trang mạng Đồng Hành, Nghệ Long v.v, tỷ lệ khách ở trọ thường duy trì từ 80% trở lên. Nhà trọ của anh như tấm gương phản ánh khách du lịch đến Tây Giang ngày một đông, bởi vì, anh Bân cũng từng có thời gian ngày nào cũng trông chờ khách đến trọ. Anh nói:

    HA – "Mở nhà trọ năm đầu tiên, khi năm 2005, thời gian dài nhất là hàng 52 ngày không có một người nào đến trọ, lúc đó, tôi hàng ngày ngồi ở cửa nhìn hai chuyến xe khách ở ngoài vào, tôi nghĩ, đến nhà trọ của tôi nghỉ, tôi không lấy tiền, cùng tôi chuyện trò cũng được; Hội nghị phát triển du lịch năm 2008 là là một bước ngoặt, trước năm 2008 là một quá trình tích lũy".

    LQ – Thị trường đang tích lũy, đồng thời đã dần dần chín muồi, rất nhiều dịch vụ đồng bộ cũng cần phải theo kịp. Đối với việc bồi dưỡng bà con địa phương làm dịch vụ du lịch cũng là một việc quan trọng trong công tác chuẩn bị cho thị trường du lịch của chính quyền địa phương. Ông Vĩ Thông Hiền, Trưởng phòng tuyên truyền huyện ủy huyện Lôi Sơn cho phóng viên biết:

    HA – "Ngành du lịch của chúng tôi phát triển rất nhanh, du khách đến phải đón tiếp như thế nào, làm thế nào phục vụ cho tốt, rất nhiều bà con không biết dịch vụ này. Đơn vị du lịch của huyện phụ trách tiến hành bồi dưỡng cho những bà con chuyên làm dịch vụ du lịch, hướng dẫn bà con những kiến thức về lễ nghi và lễ phép để bà con nâng cao chất lượng trong khi phục vụ , khiến du khách hài lòng".

    LQ - Các mặt đều đã được cải thiện, bà con địa phương tràn đầy lòng nhiệt tình làm dịch vụ du lịch, lại được bồi dưỡng chuyên môn, chỉ còn thiếu một điểm là làm thế nào để giới thiệu Tây Giang với bên ngoài, giới thiệu Tây Giang với nhân dân trong Trung Quốc và nhân dân thế giới, đến với bản làng dân tộc Mẹo có môi trường nguyên sinh này. Ông Vĩ Thông Hiền, Trưởng phòng tuyên truyền huyện ủy huyện Lôi Sơn cho phóng viên biết:

    HA – "Trong một thời gian ngắn Tây Giang đã thu hút sự chú ý của mọi người, có thể trở thành một danh thắng nổi tiếng của tỉnh Quý Châu có liên quan chặt chẽ với công tác tuyên truyền của chúng tôi. Một mặt chúng tôi đăng rất nhiều bài giới thiệu về Tây Giang trên báo, trên mạng và trên chương trình truyền hình; Thứ hai là tổ chức đội biểu diễn đến các tỉnh lân cận tuyên truyền giới thiệu; Thứ ba là thông qua các công ty du lịch tiến hành tuyên truyền, việc này rất có tác dụng, chúng tôi trích một phần nhỏ trong khoản tiền vé vào cửa cho công ty du lịch, thông qua sự giúp đỡ của công ty du lịch, chúng tôi làm rất nhiều công tác tuyên truyền; Thứ tư là chúng tôi sáng tác một số bài hát, như: "Có một nơi tên gọi Tây Giang", "Vầng trăng Tây Giang", thông qua mọi người truyền miệng hát đã không ngừng nâng cao tiếng tăm của Tây Giang".

    LQ - Ông Vĩ Thông Hiền còn giới thiệu với phóng viên, để thông qua ấn tượng tốt của du khách nước ngoài, khiến càng nhiều bạn bè quốc tế biết đến Tây Giang, tiến thêm một bước khai thác thị trường quốc tế, Tây Giang đang dàn dựng một vở kịch sân khấu mang đặc sắc của dân tộc Mẹo, mục đích là để đưa vở kịch này đi biểu diễn ở nước ngoài, thông qua vở kịch này giới thiệu Tây Giang với thế giới. Ông Vĩ Thông Hiền, Trưởng phòng tuyên truyền huyện ủy huyện Lôi Sơn cho phóng viên biết:

    HA – "Tây Giang là Tây Giang của Lôi Sơn chúng tôi, là Tây Giang của Quý Châu, Tây Giang của Trung Quốc, thậm chí là Tây Giang của thế giới, nên cả thể giới cùng chia sẻ tài nguyên của Tây Giang".

    LQ – Hiện nay, Tây Giang không còn là bản làng ở vùng núi xa xôi hẻo lánh không mấy ai biết đến, Tây Giang với hàng nghìn hộ bà con dân tộc Mẹo đã trở thành thị trường du lịch của toàn quốc cũng như cả thế giới. Điều càng quan trọng hơn là, bà con địa phương đã được lợi do sự phát triển nhanh chóng của Tây Giang, đúng như câu nói của chị Nồng, "Bởi vì, tôi tin rằng sau này sẽ càng tươi đẹp hơn".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>