Phóng viên: Năm nay là kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN, xin Thủ tướng đánh giá về những thành tựu mà hai bên đạt được trong 10 năm qua? Sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã mang lại những lợi ích thiết thực gì cho hai bên?
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Năm nay là một năm đáng chúc mừng của Trung Quốc và ASEAN. Cách đây 10 năm, Trung Quốc ̣đi đầu trong việc gia nhập "Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á", cùng với ASEAN thiết lập "Quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh", đó cũng là lần đầu tiên Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược quốc tế với nốt tổ chức khu vực, điều này thể hiện vị thế quan trọng của ASEAN trong nền ngoại giao Trung Quốc. Trong mười năm qua, tình hình quốc tế đầy sóng gió và biến động, kinh tế thế giới đang trong giai đoạn điều chỉnh và phát triển, Trung Quốc và ASEAN đã nắm bắt cơ hội để tiến lên theo xu hướng lớn của hòa bình và phát triển, mở ra "10 năm vàng" trong quan hệ hợp tác.
Trong mười năm qua, Trung Quốc và ASEAN kiên trì đối thoại chiến lược, không ngừng tăng cường sự tin cậy chính trị, tăng cường sự hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau trong rất nhiều công việc quan trọng của quốc tế và khu vực. Mười năm qua, Trung Quốc và ASEAN không ngừng thúc đẩy hợp tác thực chất, hoàn thành xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do của các nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều đã lên tới hơn 400 tỷ USD, tăng gấp 6 lần so với 10 năm trước, tổng vốn đầu tư giữa hai bên vượt 100 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với 10 năm trước. Mười năm qua, giao lưu nhân văn giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng mật thiết, năm ngoái, lượng người qua lại giữa hai bên đạt 15 triệu lượt người, tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước, Trung Quốc đã trở thành nguồn khách du lịch lớn thứ hai của ASEAN, mỗi tuần có hơn 1.000 chuyến chuyến bay qua lại giữa hai bên. Mười năm qua, Trung Quốc và ASEAN luôn luôn đoàn kết hợp tác, cùng nhau khắc phục khó khăn. Hai bên đã ứng phó hiệu quả khủng hoảng tài chính quốc tế trên cơ sở phòng chống thành công khủng hoảng tài chính châu Á, Trung Quốc và ASEAN chung lưng đấu cật, hỗ trợ lẫn nhau trong khắc phục các thiên tai và dịch bệnh nghiêm trọng như sóng thần ở Ấn Độ Dương, dịch SARS, động đất...
Sở dĩ quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN thu được tiến triển đáng mừng, điều mấu chốt là mối quan hệ đó phù hợp lợi ích căn bản của hai bên, thuận theo trào lưu thời đại của khu vực, đó là tìm kiếm hòa bình, mưu cầu phát triển và thúc đẩy hợp tác. Chỉ cần chúng ta tiếp tục kiên trì phương hướng đúng đắn, kiên trì các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, láng giềng hữu nghị, cùng có lợi cùng thắng; chỉ cần chúng ta tiếp tục nỗ lực giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực, cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực, dẫn dắt kinh tế phát triển và cải thiện dân sinh, thì quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN nhất định sẽ phát triển lên tầm cao mới, mang lại hạnh phúc tốt hơn cho nhân dân các nước, khu vực và thế giới.
Phóng viên: Tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 10 diễn ra mới đây, Thủ tướng từng đề xuất cần phải kiến tạo "10 năm kim cương" cho quan hệ Trung Quốc-ASEAN trong tương lai. Thủ tướng cho rằng đâu là trọng tâm và điểm tăng trưởng mới trong tương lai của quan hệ Trung Quốc-ASEAN?
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai, quan hệ Trung Quốc-ASEAN đang đứng trên xuất phát điểm lịch sử mới. Chúng ta cần phải tiếp tục kế thừa truyền thống, mở ra tương lai, tìm kiếm khâu đột phá chiến lược mới, chung tay xây dựng một cộng đồng vận mệnh chung Trung Quốc-ASEAN, tiếp tục kiến tạo "10 năm kim cương" cho quan hệ Trung Quốc-ASEAN trong 10 năm tới trên cơ sở "10 năm vàng" đã qua, mang lại hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân trong khu vực.
Muốn thực hiện mục tiêu chung của quan hệ hợp tác chiến lược "10 năm kim cương", tôi cho rằng hai bên cần phải đặt trọng tâm vào các mặt như sau:
Một là, giữ vững định hướng chủ đạo láng giềng hữu nghị. Trung Q uốc sẵn sàng cùng với các nước ASEAN tích cực thảo luận việc ký kết Hiệp ước Hợp tác láng giềng hữu nghị, đặt nền tảng chính trị vững chắc cho sự tin cậy chiến lược song phương.
Hai là, tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực an ninh, hoàn thiện cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-ASEAN, sâu sắc quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phi truyền thống như phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, an ninh mạng, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, cùng nhau thực thi pháp luật v.v.
Ba là, xây dựng "phiên bản nâng cấp" của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, áp dụng các biện pháp thực tế trong những lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, hợp tác đầu tư ..., tiếp tục nâng cao trình độ tự do hóa và tiện lợi hóa về thương mại và đầu tư, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa tổng kim ngạch thương mại lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2020.
Bốn là, đẩy mạnh liên kết, tăng cường kết nối phần mềm và phần cứng, Trung Quốc đề xướng xây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, ưu tiên hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng của một số nước ASEAN.
Năm là, tăng cường hợp tác tài chính, cùng nhau phòng ngừa những rủi ro mới, mở rộng quy mô và phạm vi trao đổi đồng nội tệ song phương, tăng cường thí điểm thanh toán bằng đồng nội tệ trong hoạt động thương mại xuyên quốc gia, tăng cường hợp tác đa phương trong khuôn khổ Sáng kiến Chiềng-mai.
Sáu là, phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển, thúc đẩy hợp tác thiết thực kinh tế biển, kết nối trên biển, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển v.v, cùng nhau xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" của thế kỷ 21.
Bẩy là, tăng cường giao lưu nhân văn, hai bên cùng nhau xây dựng "Kế hoạch hành động hợp tác văn hoá Trung Quốc-ASEAN" thúc đẩy giao lưu trên các lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, thanh viên, cơ quan nghiên cứu tham vấn và báo chí.
Vài ngày sau, tôi sẽ đến Bru-nây tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan, đây là lần đầu tiên tôi đến thăm các nước ASEAN kể từ khi giữ chức Thủ tướng Trung Quốc, tôi mong chờ trao đổi ý kiến xoay quanh các vấn đề cùng quan tâm với lãnh đạo các nước, đặc biệt sẽ lắng nghe ý kiến của các bên về 7 vấn đề trên, nhằm gắn kết nhận thức chung cho nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN.
Phóng viên: Kinh tế Trung Quốc không ngừng phát triển nhanh chóng, sức mạnh tổng hợp Nhà nước ngày càng lớn mạnh, các nước xung quanh khó tránh nẩy sinh nghi ngờ, lo ngại Trung Quốc hùng mạnh tất sẽ xưng bá, xin Thủ tướng cho biết nội hàm chính trong chính sách ngoại giao với các nước xung quanh của Chính phủ Trung Quốc khóa mới là gì? Thủ tướng có nhận xét gì đối với tiếp tục sâu sắc quan hệ hợp tác ở khu vực Đông Á?
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Tôi cảm thông với những người có thắc mắc như vậy, nhìn lại chặng đường lịch sử quan hệ quốc tế, có không ít câu chuyện về việc xưng bá của các cường quốc, cho bên chúng tôi có thể hiểu được mối lo ngại của các nước xung quanh, vì dù xét từ góc độ nào, Trung Quốc vẫn là một nước lớn ở châu Á.
Thế nhưng, thời đại nay đã khác, thế giới đã bước sang thế kỷ 21, xu thế chung hòa bình và phát triển ngày càng vững chắc. Trung Quốc chính là một quốc gia lớn mạnh trưởng thành trong môi trường hòa bình, cũng là một nước hướng tới sự phục hưng bằng phương thức hòa bình, Trung Quốc không có lý do gì để thay đổi quỹ đạo phát triển hòa bình của mình. Xét về quan niệm giá trị văn hóa, đúng như câu "Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân" nghĩa là "những gì mình không muốn, thì chớ áp đặt cho người khác", Trung Quốc từng nếm trải ách thống trị thực dân và xâm lược của các cường quốc phương Tây như rất nhiều nước ở châu Á khác, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc kiên định thực thi chính sách phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền. Dân tộc Trung Hoa không hề có truyền thống bành trướng và xưng bá, quan niệm thân thiện với láng giềng, hữu nghị với láng giềng, dĩ hòa vi quý, sinh sống thuận hoà mà không kết bè kết đảng được hình thành từ hàng nghìn năm nay, đây cũng là nền tảng lịch sử của phương châm ngoại giao với các nước xung quanh "thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng" của Trung Quốc. Trung Quốc tuyệt đối không đi con đường "nước mạnh tất sẽ xưng bá".
Là một thành viên trong đại gia đình châu Á, vận mệnh của Trung Quốc và các nước châu Á liên quan với nhau. Sự phát triển của Trung Quốc cần có môi trường xung quanh hòa bình và ổn định, Trung Quốc sẽ kiên trì dốc sức phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước xung quanh một cách bền bỉ, kiểm soát thỏa đáng mâu thuẫn và bất đồng. ASEAN là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao với các nước xung quanh của Trung Quốc. Trung Quốc kiên định ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của ASEAN, ủng hộ ASEAN đóng vai trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á. Sự phát triển của hợp tác Đông Á đã mang lại lợi ích thiết thực cho khu vực, bất cứ tình hình biến đổi ra sao, Trung Quốc sẽ luôn luôn kiên trì giữ gìn môi trường lớn hòa bình, ổn định ở Đông Á, kiên trì chú trọng phát triển và cải thiện dân sinh. Đặc biệt là trước mắt cần phải tập trung sức lực ứng phó những tác động sâu sắc của khủng hoảng tài chính quốc tế, duy trì đà phát triển liên tục của khu vực. Về định hướng hợp tác Đông Á, Trung Quốc chủ trương kiên trì "Tinh thần hợp tác Đông Á", kiên trì một số nguyên tắc có hiệu qua như ASEAN đóng vai trò chủ đạo, hiệp thương nhất trí, chiếu cố tới mức độ đồng thuận của các bên, phát huy mô hình hợp tác khu vực đặc sắc Đông Á. Tồn tại song song nhiều khuôn khổ và cơ chế hợp tác khu vực phù hợp với thực tế khách quan đa dạng hóa của khu vực Đông Á, Trung Quốc tích cực ủng hộ và tham gia hợp tác các cơ chế đó, dốc sức kiến tạo bố cục hợp tác bổ sung cho nhau, mở cửa bao dung.
Phóng viên: Xin Thủ tướng cho biết, Thủ tướng có nhìn nhận gì về tác động của vấn đề Nam Hải đối quan hệ Trung Quốc-ASEAN?
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Trên vấn đề Nam Hải, Trung Quốc và các nước ASEAN đã có nhiều cuộc thảo luận sâu sắc và cũng đã đạt được nhận thức chung. Chỉ cần chúng ta kiên trì nhận thức chung này, tuân thủ nguyên tắc mà chúng ta đã đạt được, thì hòa bình và ổn định trên Nam Hải sẽ có thể tiếp tục được gìn giữ.
Điều cốt lõi của vấn đề Nam Hải là xoay quanh tranh chấp chủ quyền về một số biển đảo và bãi cạn trên quần đảo Nam Sa và một số vùng biển trên Nam Hải, đây là vấn đề nan giải do lịch sử để lại, đề cập tới sự bất đồng giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Khu vực Đông Á có lịch sử cận đại phức tạp, nhất là trải qua sự phân tách của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tồn tại không ít tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. Chính phủ Trung Quốc kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hòa bình, ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia không dao động. Chính vì dựa trên cơ sở này, Trung Quốc đã kiên trì đối thoại bền bỉ với những nước liên quan và ASEAN, tìm kiếm biện pháp hữu quả cho giữa gìn ổn định khu vực. Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải". Đây là văn kiện cơ bản cho giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải. "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" đã xác định hàng loạt nguyên tắc quan trọng, trong đó bao gồm giải quyết tranh chấp liên quan bằng phương thức hòa bình, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, đồng thời triển khai hợp tác thiết thực v.v. Những nguyên tắc này đã thể hiện trí tuệ giải quyết mâu thuẫn phức tạp của các nước châu Á, là ước số chung lớn nhất thể hiện lợi ích của các nước, có thể nói đây là điều không dễ có được, đã tạo điều kiện không thể thiếu cho sự hưng thịnh hợp tác và phồn vinh kinh tế của khu vực này. "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" cần được tôn trọng và giữ gìn. Trung Quốc và các nước ASEAN cần phải kiên trì đối thoại và hợp tác, thiết thực giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải.
Bất cứ xuất phát từ nhu cầu phát triển trong nước, hay là xuất phát từ lợi ích của khu vực Đông Á, Trung Quốc đều luôn luôn là người kiên định gìn giữ hòa bình và an ninh. Trung Quốc nhận thức sâu sắc rằng, không có môi trường an ninh, thì không có sự phát triển và phồn vinh của kinh tế. Nam Hải là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, an ninh của tuyến đường biển này liên quan tới toàn cầu, là một nước lớn thương mại trên thế giới, Trung Quốc hết sức coi trọng và tin cậy vào sự thông suốt và an toàn của tuyến đường biển quốc tế, đồng thời gánh vác trách nhiệm về mặt này. Vì vậy, Trung Quốc coi trọng cao độ tự do hàng hải trên Nam Hải, hết sức quan tâm sự đảm bảo an toàn của Nam Hải, trên thực tế, tranh chấp lãnh thổ trên Nam Hải không gây ảnh hưởng gì tới tuyến đường hàng hải quốc tế. Trung Quốc sẽ dành sự quan tâm đặc biệt một khi xảy ra vấn đề. Trung Quốc sẽ tiếp tục đề xướng và tham gia hợp tác trên biển khu vực, trong đó bao gồm hợp tác an ninh trên biển, gìn giữ hòa bình và an ninh của khu vực này.
Phóng viên: Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc thu hút sự quan tâm cao của các nước, Thủ tướng có thể giới thiệu vài nét về thực trạng kinh tế Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng đối với các nước ASEAN và khu vực Đông Á?
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Hiện nay, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và trắc trở trong quá trình phục hồi, kinh tế châu Á cũng tồn tại khá nhiều nhân tố không xác định. Đứng trước tình hình phức tạp và kinh tế suy giảm trong và ngoài nước, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ứng phó bình tĩnh, ổn định và đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, một mặt kiên trì không mở rộng bội chi, không buông lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ, mặt khác, áp dụng hàng loạt chính sách và biện pháp tổng hợp, dốc sức thúc đẩy cải cách, kích hoạt sức sống thị trường, điều chỉnh kết cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ thúc đẩy nâng cấp chuyển đổi mô hình kinh tế. Những biện pháp đó thống nhất với mục tiêu tăng trưởng ổn định, duy trì phát triển ổn định kinh tế một cách hữu hiệu. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, GDP Trung Quốc tăng trưởng 7,6%, tạo việc làm và mặt bằng giá chung duy trì ổn định. Từ tháng 7 đến nay, các số liệu kinh tế chủ yếu tăng trở lại, kinh tế thực sôi động, lòng tin thị trường tăng trở lại, kinh tế Trung Quốc xuất hiện xu hướng chuyển biến tốt trong tăng trưởng ổn định.
Sự phát triển của Trung Quốc gắn kết chặt chẽ với thế giới. Trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều trong cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã đóng góp rất nhiều cho khu vực Đông Á và thế giới, trong thời gian tới, cùng với thúc đẩy công nghiệp hóa, tin học hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc sẽ có điều kiện duy trì kinh tế phát triển liên tục và lành mạnh, đồng thời sẽ không ngừng mang lại hoa hồng từ cải cách, tiềm năng thị trường và sức sống sáng tạo. Dự kiến trong 5 năm tới, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 10 nghìn tỷ USD, đầu tư ra nước ngoài sẽ vượt 500 tỷ USD, số người đi du lịch nước ngoài sẽ vượt 400 triệu lượt người, Trung Quốc sẵn sàng cùng ASEAN và các nước Đông Á chia sẻ cơ hội thương mại to lớn này, đóng góp nhiều hơn cho phát triển của các nước ASEAN, Đông Á và thế giới, mong các nước tích cực tham gia vào sự phát triển đó, kiến tạo môi trường tốt đẹp hơn giữa chúng ta.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |