• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Trung Quốc muốn đổi Ngày Nhà giáo đã đón 29 năm

    2013-10-03 15:03:18     CRIonline

    Ngày nhà giáo của 15 triệu nhà giáo Trung Quốc rất có thể sẽ đổi từ ngày 10-9 sang ngày 28-9, tức ngày sinh của Khổng Tử, được tôn vinh là Vạn Thế Sư Biểu, "Bậc thầy muôn đời", có người ủng hộ, có người phản đối. Bên ủng hộ cho rằng, lấy ngày sinh của Khổng Tử làm ngày nhà giáo có ý nghĩa tượng trưng và nội hàm văn hóa lịch sử hơn; bên phản đối thì cho rằng, không cần thiết phải thay đổi thói quen đã hình thành. Không ít giáo viên, vai chính của ngày Nhà giáo cho rằng, "đón bằng hình thức gì" quan trọng hơn "đón vào ngày nào", chỉ có làm thức tỉnh mọi người suy ngẫm về nghĩa gốc thiết lập ngày Nhà giáo, đổi ngày mới thực sự có ý nghĩa.

    Việc đổi ngày Nhà giáo rút cuộc đã được đưa vào trình tự sửa đổi luật pháp sau nhiều năm tranh cãi

    Ngày Nhà giáo Trung Quốc (10-9) đã được đón 29 năm có lẽ sẽ đổi ngày. Văn phòng Pháp ché Quốc Vụ Viện Trung Quốc ngày 5-9 đã công bố "Bản trưng cầu ý kiến về Dự thảo sửa đổi một loạt luật pháp giáo dục", đã tiến hành sửa đổi đối với những điều khoản liên quan trong bốn bộ luật như luật Giáo dục, luật Giáo dục đại học và cao đẳng, luật Giáo viên và luật Xúc tiến giáo dục dân lập. Bản trưng cầu ý kiến quy định, lấy ngày 28-9 hàng năm làm ngày Nhà giáo, đồng thời đã tăng thêm một số điều khoản quan trọng như những điều kiện cần thiết về đảm nhận hiệu trưởng, nâng cao địa vị của các trường dân lập...

    Tôn sự trọng giáo, có nghĩa là tôn trọng nhà giáo, coi trọng giáo dục là truyền thống vẻ vang của Trung Quốc, nhưng dành riêng một ngày lễ cho các nhà giáo lại là việc của thời cận đại. Vào năm 1939, Bộ Giáo dục Chính phủ Quốc Dân Đảng quyết định lấy ngày 27/8 âm lịch, ngày sinh của Khổng Tử làm ngày Nhà giáo. Đến năm 1951 sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, bộ ngành liên quan từng tuyên bố "Ngày Quốc tế Lao động 1-5" đồng thời là "Ngày Nhà giáo", nhưng kết quả thực hiện là ngày Nhà giáo dần dần bị lãng quên. Đến thời Cách mạng văn hóa, giáo viên bị khinh rẻ là "nghề nghiệp thấp hèn nhất trong xã hội", địa vị xã hội cực kỳ thấp hèn, ngày Nhà giáo cũng không ai nhắc đến.

    Sau thời Cách mạng văn hóa, các học giả Trung Quốc Diệp Thánh Đào, Băng Tâm.. đề nghị xác định ngày Nhà giáo cũng như nội dung hoạt động ngày lễ. Đến năm 1985, phiên họp lần thứ 9 Quốc hội Trung Quốc khóa 6 đã đồng ý đề án thiết lập ngày Nhà giáo của Quốc vụ viện, hội nghị quyết định lấy ngày 10-9 hàng năm làm ngày Nhà giáo. Sở dĩ chọn ngày này là xem xét đến vừa bắt đầu cho một năm học mới, các em học sinh vừa vào trường là biết ngay đến việc tôn sự trọng giáo, có thể tạo môi trường tốt đẹp "giáo viện dạy tốt, học sinh học giỏi".

    Kể từ năm 2004, không ngừng có học giả kêu gọi sửa đổi thời gian của ngày Nhà giáo, đồng thời chủ trương lấy ngày sinh của Khổng Tử làm ngày Nhà giáo, về việc đổi ngày Nhà giáo, người dân từng tồn tại nhiều tranh cãi, nhưng mãi chưa được chính thức đưa vào trình tự pháp luật. "Bản trưng cầu ý kiến về dự thảo sửa đổi luật pháp giáo dục" lần này lần đầu tiên đưa việc đổi ngày Nhà giáo vào trình tự pháp luật chính thức.

    Đeo đuổi nội hàm văn hóa hay là tôn trọng tục lệ sẵn có

    Giám đốc Viện Văn hóa Viện Khoa học xã hội tỉnh Sơn Đông Đồ Khả Quốc cho rằng, tiếng nói đổi ngày Nhà giáo hiện nay sang ngày sinh Khổng Tử luôn rất cao, chủ yếu đến từ giới học thuật, đặc biệt là giới Nho học, hiện nay được đưa vào phạm trù chính phủ xem xét, ông lấy làm vui mừng với tư cách là một người nghiên cứu Nho học. Khổng Tử luôn được tôn vinh là "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư", "Vạn Thế Sư Biểu", đã khai sinh ra truyền thống tư thục Trung Quốc, tư tưởng giáo dục "dạy học tương tác, giáo hóa không phân biệt giai cấp"... đến nay vẫn còn giá trị phổ quát. Bởi vậy, lấy ngày sinh của Khổng Tử làm ngày Nhà giáo càng có ý nghĩa tượng trưng và nội hàm văn hóa lịch sử hơn so với ngày 10-9.

    Ông Đồ Khả Quốc cho rằng, tái thiết văn hóa ngày tết, là kênh quan trọng kế thừa văn hóa lịch sử, tăng cường sự đồng thuận văn hóa. Những năm qu, Trung Quốc cho phép nghỉ vào tết Trung Thu, Thanh Minh tức là bày tỏ sự tôn trọng đối với văn hóa truyền thống. Trong khi đó, nếu có thể đổi ngày Nhà giáo hiện nay thành ngày sinh Khổng Tử, sẽ càng có lợi cho tăng cường sự đồng thuận của cả xã hội đối với văn hóa truyền thống, khiến ngày Nhà giáo càng có nội hàm văn hóa lịch sử dày đặc hơn.

    Nhưng cũng có người cho rằng, việc đổi ngày tết càng phải chú trọng thói quen tục lệ. Giáo viên trường Trung học thuộc Đại học Sư phạm Sơn Đông Vương Tuấn Lượng cho biết, ngày Nhà giáo đặt tại ngày 10-9 là có bối cảnh lịch sử và ý nghĩa quan trọng, là ngày tết mang tính ngành nghề được hoan nghênh nhất, ảnh hưởng lớn nhất, qua sự sàng lọc thời gian gần 30 năm, nhân dân cả nước đã hình thành thói quen, không nên vì ngày sinh Khổng Tử mà thay đổi thói quen truyền thống, hơn nữa ngày sinh của Khổng Tử vẫn tồn tại bất đồng ý kiến.

    Còn có người lo ngại, sợ ngày Nhà giáo sau sửa đổi cách ngày Quốc Khánh quá gần, màu sắc của ngày Nhà giáo có khả năng bị tẩy nhạt đi. "Trung Quốc từng đặt ngày Quốc tế Lao động và ngày Nhà giáo cùng chung một ngày, kết quả là ngày Nhà giáo dần dần bị bỏ quên. Hiện nay lại đổi ngày Nhà giáo sang ngày 28/9, chỉ cách Quốc Khánh 2 ngày, ngày Nhà giáo liệu có bị mất dần tính độc lập như trước đây không?" một cư dân mạng nói vậy.

    Quan trọng hơn cả là làm thức tỉnh "tôn sự trọng giáo" thực sự của cả xã hội

    Là vai chính của ngày Nhà giáo, một số giáo viên tuyến đầu không mấy quan tâm đến việc tranh cãi "đổi ngày" của ngày Nhà giáo. Lớp chủ nhiệm lớp 5 trường tiểu học số 1 đường Giải phóng thành phố Tế Nam Ngưu Vĩnh Ba cho rằng, ngày Nhà giáo được đón bằng hình thức gì quan trọng hơn "đón vào ngày nào".

    "Chỉ cần địa vị xã hội của giáo viên thực sự được nâng cao, đón vào ngày nào đều không sao cả". Giáo viên tiểu học Tây Bảo thành phố Tế Nam cho rằng, việc đổi quan niệm quan trọng hơn đổi ngày. Hiện nay trong xã hội có một tâm trạng nông nổi, thường có mục đích tham danh trục lợi, đòi có hiệu quả nhanh đối với giáo dục, không phải là "tôn sư trọng giáo" thực sự. Tôn sư trọng giáo thực sự là tình cảm xuất phát từ đáy lòng, thể hiện trong lời ăn tiếng nói, chứ không phải là nhờ vào tặng tiền, quà cho các thầy cô. Đến khi nào xã hội thực sự coi trọng giáo dục, tôn sư trọng giáo, đến lúc đó địa vị của các nhà giáo mới được nâng cao thực sự.

    Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 Hùng Bính Kỳ cho rằng, vấn đề về ngày Nhà giáo trước mắt quan trọng nhất không phải là đổi ngày, mà là vấn đề làm thế nào nâng cao địa vị giáo viên, để giáo viên cảm nhận sự tôn nghiêm của bậc làm thầy làm cô, để có được niềm vui đón tết. Trong những năm qua, cứ đến ngày Nhà giáo, mọi người đều dành sự quan tâm về vấn đề giáo viên nhận quà, những ngày Nhà giáo như vậy, nhà giáo không còn là chủ nhân của ngày hội, mà đã trở thành đối tượng bị chỉ trích.

    Ông Hùng Bính Kỳ cho biết, trong thời gian dài, xã hội đối xử với cộng đồng giáo viên là đòi hỏi cao về đạo đức nghề nghiệp, nhưng lại dành đãi ngộ thấp về vật chất. Cho dù hiện nay nhà nước đang tăng cường đầu tư vào ngành giáo dục, nhưng nhìn chung, những giáo viên trong ngành giáo dục cơ sở có thu nhập tương đối thấp. Hơn nữa, trong nội bộ cộng đồng giáo viên, khoảng cách giàu nghèo cũng khá trầm trọng. Do thu nhập và đãi ngộ của một số giáo viên tương đối thấp, thậm chí khó có thể duy trì cuộc sống có tôn nghiêm, cho nên cương vị giáo viên này không có sức hấp dẫn đối với thanh niên ưu tú. Trong đó kể cả chính sách miễn phí cho học sinh sư phạm và chương trình giáo viên cương vị đặc biệt nông thôn mà nhà nước đã đưa ra đều vấp phải cảnh khốn quẫn hiện thực về nghề giáo viên thiếu sức hấp dẫn.

    Lớp chủ nhiệm lớp 5 trường tiểu học số 1 đường Giải phóng thành phố Tế Nam Ngưu Vĩnh Ba cho rằng, "Tuy tôi không để ý đến việc đổi ngày hoặc không, nhưng nếu đổi ngày Nhà giáo có thể làm thức tỉnh mọi người suy ngẫm sâu sắc về nghĩa gốc thành lập nhà Nhà giáo, dành nhiều sự quan tâm hơn tới tình trạng sinh tồn, môi trường phát triển của cộng đồng giáo viên, thế thì sự đổi ngày như vậy mới có ý nghĩa".

    Khổng Tử

    Khổng Tử với ngày Nhà giáo

    Khổng Tử là nhà giáo dục đầu tiên của Trung Quốc, là thủy tổ của giáo viên Trung Quốc, được người đời sau công nhận là "Vạn thế sư biểu", lấy Khổng Tử làm đại diện hình ảnh của nhà Nhà giáo có lịch sử lâu đời. Theo nghiên cứu khảo sát của chuyên gia nghiên cứu, chế độ tế tự Khổng Tử của Trung Quốc cơ bản cùng lúc với kỷ niên công nguyên, tức bắt đầu từ năm thứ nhất công nguyên. Năm thứ 4 Trinh Quan Đường Thái Tông, tức năm 630 Công nguyên hạ chiếu các châu, huyện đầu lập Khổng miếu, đánh dấu việc tế tự Khổng Tử mang tính toàn quốc. Sau nhà Đường, trường công lập các cấp từ Trung ương đến địa phương đều lập Khổng miếu dần dần trở thành quy định cố định. Đến đời Tống Huy Tông, Khổng Tử đã trở thành trung tâm của lễ tế tự tiên thánh tiên sư trong trường.

    Vào năm thứ 5 vua Ung Chính đời nhà Thanh, tức năm 1727, theo ghi chép trong "Thanh Sử Cảo", "quy định ngày 27-8 là ngày sinh của tiên sư, quan lại, người dân, quân sĩ đều ăn chay một ngày, lấy đó làm thường lệ". Điều này chứng tỏ, lúc đó đã xác đinh ngày sinh của Khổng Tử là ngày lễ mang tính toàn dân. Bởi tính toàn dân của nó đã đầy đủ đặc trưng cơ bản của ngày lễ. Vào năm thứ 29 vua Quang Tự đời nhà Thanh, tức vào năm 1903, cải cách chế độ nhà trường phát triển học đường, trong các quy tắc quản lý học đường thì quy định rõ lấy "ngày sinh của Chí Thánh Tiên sư Khổng Tử" làm ngày chúc mừng. Năm 1939, chính phủ Dân Quốc giữ gìn và xác định lấy ngày 27-8 âm lịch làm ngày Nhà giáo, về sau chuyển sang dương lịch là ngày 28/9, đến nay, Đài Loan, Hồng Công Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, bang Ca-li-pho-ni-a Mỹ ... đều lấy ngày sinh của Khổng Tử làm ngày Nhà giáo.

    Đóng góp của Khổng Tử đối với thế giới

    Khổng Tử đã trở thành một trong những nhà tư tưởng và giáo dục vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh loài người được cả thế giới công nhận, là một nhà giáo dục đầu tiên kể từ khi có sự ghi chép về lịch sử văn minh loại người. Cuốn niên giám danh nhân do Mỹ xuất bản đã sắp xếp 10 nhà tư tưởng lớn thế giới, lần lượt là Khổng Tử, WebSaru, Aristotle... tháng 1-1988, những người nhận giải Nô-ben đến từ các nước trên thế giới họp tại Pa-ri, tiếng nói truyền từ hội nghị rằng: "Nếu loại người muốn tiếp tục sinh tồn trong thế kỷ 21 thì bắt buộc phải quay trở lại 2500 năm trước, học hỏi và tiếp nhận trí tuệ của Khổng Tử".

    Hiện nay, ngoài Ma-lai-xi-a và bang Ca-li-po-ni-a ở nước ngoài đều lấy ngày sinh Khổng Tử 28-9 làm ngày Nhà giáo ra, các nhà Hán học trên thế giới cũng đồng loạt bày tỏ mong Trung Quốc lấy ngày sinh Khổng Tử làm ngày Nhà giáo. Ngày 28-9-2005, hoạt động tế tự Khổng Tử chung đầu tiên toàn cầu được tiến hành cùng lúc tại hơn 30 Khổng miếu ở các nước trên thế giới. Tổ chức UNESCO đã quyết định trao "Giải giáo dục Khổng Tử". Sự tôn kính đối với Khổng Tử của thế giới đã thể hiện sự tôn trọng đối với nền văn minh Trung Hoa.

    Lời kết

    Ngày Nhà giáo hiện nay, phần lớn là học sinh chúc mừng ngày lễ của giáo viên, nghiêng về tạo dựng sự tôn sư trọng giáo của học sinh. Đây là một mặt của ngày Nhà giáo, nhưng ngày Nhà giáo còn có một nội hàm quan trọng hơn. Ngày Nhà giáo trước hết là ngày lễ của bản thân giáo viên, thông qua ngày lễ có thể khiến giáo viên tạo dựng ý thức nghề nghiệp là nhà giáo phải là gương mẫu, nâng cao tố chất nghề nghiệp của bản thân, tăng cường sự kính trọng đối với nghề nghiệp mình làm. Lấy Khổng Tử làm đại diện hình ảnh có lợi cho làm phong phú thêm nội hàm văn hóa của ngày Nhà giáo.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>